Muốn biết một người có phúc hậu hay không, xem 3 điểm này là rõ Người phúc hậu, có thể khống chế mình, có thể giống như biển chứa cả trăm sông, lấy đức thu phục người. 🔻 1. Người phúc hậu, trong lòng nhất định có thiện niệm Phúc hậu không liên quan gì đến tài năng, học thức, nó là một loại mỹ đức trong tính cách của con người. Tư Mã Quang đã viết trong cuốn ‘Tư trị thông giám’ rằng: “Người có tài mà thiện, thì cái thiện sẽ lớn vô cùng; người có tài mà ác, cái ác cũng lớn vô cùng”. Xã hội rất nhiều người chỉ biết mình, không biết người khác, tấm lòng eo hẹp không thể bao dung, còn người phúc hậu mọi lúc mọi nơi đều suy nghĩ cho người khác. Người sống vì người khác, chính là hy vọng người khác có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, không phải chịu cực khổ khốn đốn. Loại người này cơ bản đều có thể làm được đổi vị trí suy nghĩ, luôn biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy xét vấn đề. Lòng mang thiện niệm chính là gốc rễ của phúc hậu. Tương trợ, giúp đỡ người khác là tiểu thi
Dựa thế ỷ mạnh sẽ gặp tai ương, khiêm tốn cẩn thận sẽ vượt qua khổ nạn Người thông minh biết lượng sức mình, dù ở hoàn cảnh nào cũng biết đối nhân xử thế một cách khiêm tốn thận trọng. Ngược lại, nếu lúc nào cũng tự cao tự đại và khoe khoang thì ắt sẽ chuốc lấy rắc rối. Kỷ Hiểu Lam là một học giả nổi tiếng thời nhà Thanh, ông làm quan tới chức Lễ bộ Thượng thư, kiêm Đại học sĩ, từng nhậm chức quan chủ biên bộ sách “Tứ khố toàn thư”. Khi sinh thời, ông có viết một cuốn sách lấy tên là “Duyệt vi thảo đường bút ký”, trong đó kể lại một câu chuyện như sau: Quê nhà ông có một người tên là Đinh Nhất Sĩ. Người này rất cường tráng nhanh nhẹn, lại còn luyện tập quyền thuật và khinh công. Nơi cao đến 2 hoặc 3 trượng, anh ta phi thân một cái là có thể nhảy lên trên, khoảng đất rộng mấy trượng anh ta cũng nhảy một cái là qua được. Kỷ Hiểu Lam kể rằng bản thân ông từ lúc còn bé đã từng được chứng kiến công phu của người này. Lúc ấy ông đang đứng ở trong sảnh, nhìn về phía trước cửa thì thấy Đinh N