Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2024

Tuân Tử: Ngựa dù kém cũng lập được công nhờ đi mãi không dừng

 Tuân Tử: Ngựa dù kém cũng lập được công nhờ đi mãi không dừng Sách “Tuân Tử. Khuyến học” viết rằng: “Nô mã thập giá, công tại bất xá”, tức là ngựa kém kéo xe đi trong mười ngày cũng lập công được nhờ vào chỗ đi mãi không từ bỏ. Câu nói này khuyên con người rằng cần cù có thể bù đắp được một số điểm yếu về năng lực. Cho dù một người có kém một chút về năng lực nhưng mỗi ngày đều chăm chỉ cố gắng không ngừng thì vẫn có thể đạt được mục tiêu của mình. Thời xưa, cổ nhân thường dùng “lương mã”, “tuấn mã” đến ví với những người có tài hoa xuất chúng. Trong “Trang Tử. Thu thủy” viết rằng: “Kỳ kí hoa lưu, nhất nhật nhi trì thiên lý“, tức là lương mã, tuấn mã một ngày chạy ngàn dặm. Còn “nô mã” (ngựa kém) là con ngựa không thể chạy nhanh, thường gọi là “liệt mã” (ngựa tồi), được ví với những người kém cỏi về năng lực. Ngựa kéo xe một ngày gọi là nhất giá, thập giá tức là lộ trình kéo xe trong mười ngày. Ngựa tốt một ngày có thể chạy ngàn dặm, ngựa kém tuy rằng chạy chậm, nhưng cố gắng tích lũy

Nghệ thuật nói chuyện chân thành, thiện tâm của cổ nhân

 Nghệ thuật nói chuyện chân thành, thiện tâm của cổ nhân Nói chuyện là một môn nghệ thuật, giao tiếp giữa người với người đều cần chia sẻ bằng lời nói. Làm thế nào để biểu đạt quan điểm của bản thân một cách rõ ràng mà không khiến người khác cảm thấy bị tổn thương là điều đáng để chúng ta suy ngẫm. Mạnh Tử nói: “Dùng lời người khác có thể hiểu để kể về những đạo lý sâu xa, là giỏi ăn nói vậy”. Thế nào là những lời dễ hiểu? Sách “Đại học” có viết “Dùng những việc quanh mình làm ví dụ mà nói rõ đạo lý, có thể giúp người khác dễ hiểu và tiếp nhận hơn.” Về điều này, có một câu chuyện giản dị giữa Mạnh Tử và Tề Tuyên Vương như vậy. Một hôm, Mạnh Tử tới yết kiến Tề Tuyên Vương. Tề Tuyên Vương hỏi Mạnh Tử: “Người như ta có thể hành vương đạo không?” Mạnh Tử nói: “Đương nhiên là có thể! Chỉ cần ngài có thể khiến bách tính trong thiên hạ được an lạc, vậy thì ai là người không muốn tôn ngài làm vương được đây?” Tuyên Vương hỏi: “Vậy ta có thể khiến bách tính trong thiên hạ được an lạc hay không?

Biển rộng vì biển có thể khoan dung

 Biển rộng vì biển có thể khoan dung Khoan dung là phẩm chất cao quý, là cảnh giới cao thượng, là sự trưởng thành về tinh thần. Một tâm hồn tràn đầy lòng bao dung như những vầng hào quang nhân ái, là phúc phận vô thượng, là sự rộng mở với người khác, cũng là thiện đãi chính bản thân mình. Tâm rộng rãi trời đất cũng rộng mở, chẳng ai có thể trở thành kẻ thù của bạn. Tâm an thì thân dẫu ở nơi nào cũng an, ở nơi nào mà chẳng tự tại. Thân trong sạch thì tâm mới trong sạch, tâm trong sạch thì vạn sự mới minh bạch. Lòng người càng thanh đạm thì tổn thương càng ít, tâm rộng bao nhiêu thì hạnh phúc bấy nhiêu. Đời người đâu thể lúc nào cũng thuận lòng như ý, chỗ nào cũng hoàn mỹ, không tì vết. Đôi khi giải thích tranh biện chỉ nhọc lòng, chi bằng mỉm cười bao dung? Trước kia có một tiểu hoà thượng vô cùng ham chơi, tâm tư của cậu cũng không đặt vào chuyện tu hành. Cậu thường tìm cớ trốn ra ngoài chơi. Vị hoà thượng cai quản trong chùa cũng biết chuyện nhưng vẫn chỉ lẳng lặng chứ chưa phê bình c

Vật cực tất phản: Mọi việc đều không nên quá độ

  Vật cực tất phản: Mọi việc đều không nên quá độ Một người khi đã thành tựu được công danh sự nghiệp đến đỉnh điểm rồi mà không hiểu quy luật vật cực tất phản, thì cuộc đời người ấy sẽ bắt đầu xoay chuyển theo hướng đối ngược lại. Nếu người ấy vẫn còn tâm tranh danh đoạt lợi thì chắc chắn sẽ gặp phải những phiền toái không đáng có. 1. Phàm mọi việc đều có giới hạn Có câu nói: “Nhạc cực sinh bi”, tức là vui quá thì hóa buồn. Khoái hoạt và bi thương vốn là hai loại trạng thái tâm lý hoàn toàn bất đồng, nhưng nếu trạng thái tâm lý của một người mà đạt đến cùng cực, hơn nữa còn bảo trì trong một thời gian lâu dài, thì kết quả chính là phát sinh biến hóa. Khi một người đã rót nước đầy cốc mà vẫn tiếp tục rót thì kết quả là nước sẽ tràn ra ngoài. Hiển nhiên, kết quả này là điều không ai muốn chứng kiến. Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử giảng: “Vật tráng tắc lão”, tức là vật lớn mạnh thì ắt già. Lớn mạnh quá mức là trái Đạo, trái Đạo sẽ mất sớm. Cho nên, việc gì cũng vậy, quá độ thì không bằng p

Trí tuệ cổ nhân: Chí hướng của một người nên đặt ở Đạo

 Trí tuệ cổ nhân: Chí hướng của một người nên đặt ở Đạo Người xưa có câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, sống chết là do số mệnh, phú quý là do Trời đất an bài. Mạnh Tử nói rằng: “Nghèo khó không thể khiến thay đổi chí hướng thì mới là bậc đại trượng phu”. Khi giàu sang phú quý thì không quên tu dưỡng và lễ tiết. Khi đối mặt với nghèo khó có thể làm được sống trong cảnh rau cháo qua ngày vẫn có thể an bần lạc Đạo. Đó đều là bậc quân tử. Khổng Tử nói rằng: “Người có chí hướng, tâm đã ở trong Đạo, thì không tham cầu hưởng thụ, nếu vẫn coi việc áo quần rách rưới và đồ ăn đạm bạc là đáng xấu hổ, thì không đáng để đàm luận”. Một người cân đo đong đếm những điều vụn vặt trong cuộc sống thì sẽ không có chí hướng sâu rộng. Người ta dù ở hoàn cảnh nào đều cần tu dưỡng đạo đức với tinh thần vui với Đạo. Trong “Luận ngữ” có viết rằng: Khổng Tử và các đệ tử ở một địa phương nọ của nước Trần, bị người nơi đó vây hãm, cắt nguồn lương thực, những người đi theo đều rất đói, không thể gượng dậy

Trí tuệ cổ nhân: Người sáng suốt không đứng dưới tường nguy

 Trí tuệ cổ nhân: Người sáng suốt không đứng dưới tường nguy Trăng có tối sáng tròn khuyết, người có sớm tối phúc họa. Trên con đường nhân sinh, khó khăn trắc trở là không ai có thể tránh được. Khi ở vào lúc mưa thuận gió hòa thì người sáng suốt sẽ có một chút chuẩn bị cho những biến cố có thể xảy ra trong tương lai, như vậy sẽ có thể khiến cho những khó khăn lớn hóa nhỏ, thậm chí là biến nguy thành an.  Người xưa có câu: “Vị vũ trù mâu”, buộc chặt nhà trước khi có mưa gió. Trước khi trời mưa bão, người ta phải chuẩn bị kỹ càng để đón nhận, có như vậy mới tránh được những tổn thất không đáng có xảy đến. Đây chính là “sống yên ổn nghĩ tới ngày gian nguy”. Một người biết phòng ngừa chu đáo, biết sớm lo liệu thì mới có thể đi được xa hơn, gặp ít rủi ro hơn. Ngay cả khi gặp rủi ro họ cũng đã có được tâm thế sẵn sàng nên có thể bình tâm xử lý mà không kinh hoảng. Trong “Luận Ngữ. Vệ Linh Công” có chép một chuyện đại ý thế này: Thời Xuân Thu, Khổng Tử đưa các học trò của ông chu du tới nước

Đạo của nước: tự tại, khiêm nhường

 Đạo của nước: tự tại, khiêm nhường 🔻 1. Đạo của nước – Đạo dung dưỡng sự sống Diện tích bề mặt của hành tinh chúng đang sống chứa ba phần tư là nước. Trong cơ thể người cũng mang khối lượng nước tương tự như thế. Tạo hóa đã mang điều kỳ diệu đó đến với vạn vật, bởi ngoài không khí ra thì nước là nguồn nuôi dưỡng sự sống. Thiếu nước trong một ngày, chúng ta coi như đã sinh hoạt một cách cằn cỗi và héo khô. Tất cả các nền văn minh từ cổ chí kim, cổ đại hay trung đại và cho đến tận bây giờ, đều cần đến nguồn nước từ thiên nhiên mà tạo nên sự thịnh vượng. Nhờ có sông hồ, biển cả mà con người mới có “con đường tơ lụa”, giao thương giữa các quốc gia, châu lục với nhau. Cho nên trong các tôn giáo ngày xưa, người ta vẫn thường thờ cúng vị thần Nước, thần Sông, thần Biển… như một lời khẩn cầu về một năm mưa thuận gió hòa và cảm ơn đến tạo háo cho vụ mùa bội thu. 🔻 2. Đạo của triết lý “thuận theo tự nhiên” Nước dường như trường tồn và bất tử. Nhưng thực tế nó tuần hoàn mãi theo thời gian chứ

Chúng ta không được định giá bởi tiền bạc và kiến thức

 Chúng ta không được định giá bởi tiền bạc và kiến thức Khi chúng ta có thể đạt được khả năng nhận biết con người mình gồm hai phần riêng biệt nhưng gắn kết là thân và tâm, ta sẽ thấy cả tiền bạc lẫn kiến thức đều chỉ là hai loại công cụ (có thể hữu ích hoặc vô ích) phục vụ cho những mục đích và nhu cầu của con người.  Tiền bạc là vật chất, là thứ công cụ chúng ta sử dụng hằng ngày để tạo nên một cuộc sống đủ đầy tiện nghi, giúp ta bớt đi những nỗi căng thẳng, lo âu thường trực về những bấp bênh mà cuộc sống đầy rẫy khó khăn này mang lại. Một vài trường hợp, tiền cũng được sử dụng để đổi lấy kiến thức, chẳng hạn như việc dùng tiền để mua sách hay mua các khóa học. Nhưng bên cạnh đó, kiến thức cũng không khác tiền bạc là mấy. Thứ công cụ mang tên kiến thức này nếu không được sử dụng đúng phương pháp, để nó rơi vào tầm kiểm soát của một con người độc địa, nham hiểm thì nó không khác gì một thứ vũ khí mang tính sát thương rất cao có thể hủy hoại cả cuộc đời của hàng ngàn người. 🔻 Không n

5 câu nói cô đọng nghệ thuật ứng đối của Quỷ Cốc Tử

 5 câu nói cô đọng nghệ thuật ứng đối của Quỷ Cốc Tử Nói chuyện là một môn nghệ thuật. Dẫu rằng không phải ai cũng đều dựa vào giọng nói để mưu sinh nhưng nói năng thể hiện bản lĩnh đối nhân xử thế mà con người cần phải học. Cổ ngữ có câu: “Miệng như thanh gươm sắc, kết oán 300 năm”, hay “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Trong cuộc sống hiện thực, cùng một chuyện, những người khác nhau lại nói theo cách khác nhau, và thường có được những kết quả khác nhau. Một câu nói không chỉ có thể khiến người khác cảm thấy ấm lòng, cũng có thể khiến họ nổi giận. Quỷ Cốc Tử thời cổ đại đã lưu lại cho người đời sau hai môn nghệ thuật, một là phép mưu lược thể hiện qua các bậc thầy quân sư như Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Trương Nghi, Tô Tần. Còn hai chính là đạo xử thế. 🔻 Nhân ngôn giả, động dã; Kỷ mặc giả, tĩnh dã Người khác nói là động, bản thân lắng nghe chính là tĩnh, phải học cách lắng nghe, phân tích lời nói của người khác. Học cách lắng nghe người khác vô cùng then chốt,

Quá nhiều dục vọng đem đến 5 nguy hại to lớn

 Quá nhiều dục vọng đem đến 5 nguy hại to lớn Con người sống trên đời, ai cũng có rất nhiều ham muốn về công danh sự nghiệp, tình cảm, gia đình… Người xưa gọi chung những ham muốn ấy là dục vọng. Cho dù là dục vọng nào đi nữa, người ta một khi không chú ý thì liền dễ dàng bị chúng thao túng, khống chế, khó thoát ra được.  Mạnh Tử giảng rằng: “Dưỡng tâm mạc thiện vu quả dục”, ý tứ là tu dưỡng tâm tính không có gì tốt hơn là kiềm chế dục vọng bản thân. Kiềm chế dục vọng bản thân chính là “thanh tâm quả dục”, xem nhẹ, không chấp nhất vào một thứ nào đó. Đây là đạo dưỡng tâm dưỡng thân của cổ nhân. Một người có thể giảm bớt được dục vọng thì sẽ có rất nhiều cái lợi, trái lại một người có quá nhiều dục vọng thì sẽ có rất nhiều cái hại. Dưới đây là 5 cái hại to lớn mà dục vọng gây ra. 🔻 Đối với nội tâm: Dục vọng nhiều thì lòng dạ chật hẹp Khi một người ham muốn quá nhiều, điều này cũng lo lắng, điều kia cũng bận tâm, thì tâm của người đó không thể thoái mái được. Lòng dạ người ấy sẽ giống n

Đạo đức thăng hoa đưa con người trở về với giá trị thiện lành

 Đạo đức thăng hoa đưa con người trở về với giá trị thiện lành Trong giới triết học người ta vẫn luôn tìm hiểu mối liên hệ giữa vật chất và tinh thần, và vẫn luôn phân tách rằng “Vật chất có trước hay tinh thần có trước?”. Nhưng cũng như sự ảnh hưởng của tâm thức lên thân thể con người, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm thấy mối lên hệ giữa vật chất và ý thức. Đạo đức rất được người xưa xem trọng. Lịch sử qua sự thịnh suy của các triều đại đã cho thấy khi triều đại nào đó suy vong thì vấn đề đạo đức của nó cũng đã đến giai đoạn xuống dốc trầm trọng. Tại sao? Bởi vì đạo đức thật sự có thể giúp con người thuận theo sự phát triển hài hòa với tự nhiên và hợp với đạo trời, khiến lòng người ổn định, xã hội cũng ổn định. Nó thật sự là thước đo của sự phát triển văn minh và sự an định của xã hội. 🔻 Khi các giá trị tinh thần nâng cao lên thì thân thể cũng biến đổi Cổ nhân thường nói: “Tướng do tâm sinh”. Phương Đông thời xưa xuất hiện nhiều môn nghiên cứu về tướng số, căn cứ vào tướng mạo, khí s

Trong mệnh có một thước, khó cầu được một trượng

 Trong mệnh có một thước, khó cầu được một trượng Con người sống trên đời, ai cũng đều mong muốn có một cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh, giàu sang phú quý và thông thuận. Nhưng có không ít người vì cầu những điều này không được mà rơi vào thống khổ, oán trách trời đất. Đó là bởi vì họ không biết được rằng “trong mệnh chỉ có một thước thì khó cầu được một trượng”, biết sống thuận theo vận mệnh thì đời người mới được thong dong tự tại, tâm người mới được bình an. Có không ít người đi chùa cầu vận mệnh thông thuận, địa vị cao, cầu công danh sự nghiệp, hôn nhân, con cái được như ý mình. Nhưng những điều này có phải cầu mà được không? Bởi vì người đi chùa chính là đã bước vào ngưỡng cửa của tôn giáo rồi, nên chúng ta hãy thử xem tôn giáo tín ngưỡng thời xưa nói những gì… 🔻 Tiền bạc của cải Chúng ta vẫn thường nghe, Phật gia giảng rằng tiền bạc của cải là vật ngoài thân, khi sinh không mang theo đến, khi chết không mang theo đi. Người xưa quan niệm rằng chỉ cần có cái ăn, có cái mặc là đủ rồi.

Cổ nhân: 2 chữ giúp xu cát tị hung trong đối nhân xử thế

 Cổ nhân: 2 chữ giúp xu cát tị hung trong đối nhân xử thế Theo kinh nghiệm đúc kết của cổ nhân, trong đối nhân xử thế, chỉ cần chúng ta có thể nhớ kỹ và làm được hai chữ dưới đây thì cuộc đời sẽ có thể xu cát tị hung, đắc được phúc báo, đảm bảo được sự bình an. Trong “Vi lô dạ thoại”, văn học gia cuối đời nhà Thanh là Vương Vĩnh Bân viết rằng: Làm việc thiện thì có vô cùng vô tận phương pháp nhưng chỉ cần có thể làm được chữ “nhường”, đạo lý xử thế cũng có trăm ngàn phương cách nhưng chỉ cần làm được chữ “kính” thì có thể giải quyết được hết thảy sự tình. 🔻 Nhường Chữ “nhường” ở đây bao hàm hai tầng ý nghĩa. Thứ nhất, “nhường” là không tranh. Thứ hai, “nhường” còn có ý nghĩa cao hơn, tức là xả bỏ. Còn trong “Tự hối” khái quát lại rằng: “Người trước, mình sau thì được gọi là nhường”. Trong công việc, trong cuộc sống, nếu một người có thể làm được “không tranh”, mọi sự đều tùy duyên, thì tự nhiên người ấy sẽ không còn tâm tính toán so đo với người khác. Khi ấy, họ lại càng không làm ra

4 nỗi khổ khiến con người ngộ ra nhiều ý nghĩa nhân sinh

 4 nỗi khổ khiến con người ngộ ra nhiều ý nghĩa nhân sinh 🔻 1. Nỗi khổ bệnh tật Có câu nói rằng, bệnh tật vừa vô hình lại vừa vô tình. Dẫu cho một người có thân phận, địa vị như thế nào, người ấy giàu hay nghèo, thì đứng trước bệnh tật cũng đều chỉ có một thân phận như nhau, chính là “bệnh nhân”. Nhà Phật có câu rằng, trời có mưa gió bất ngờ, người có họa phúc sớm tối, không thể dự liệu. Bệnh tật là nỗi khổ của đời người, ai ai cũng sẽ phải trải qua. Cho dù là ngày hôm nay khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhưng ngày mai cũng khó có thể biết trước được. Cho nên, bệnh tật cũng là nỗi khổ lớn trong đời. Dẫu rằng một người có ý chí kiên định, mạnh mẽ đến đâu đi nữa thì bệnh tật cũng vẫn không từ. Thậm chí nó còn có thể tàn phá cơ thể và tinh thần của người ấy hết lần này tới lần khác. Bệnh tật khiến con người trở nên yếu nhược, khiến con người trở nên bất lực, nhưng cũng khiến con người hiểu ra rằng cuộc sống là vô thường. Một người khi có thể vượt qua được nỗi khổ này thì sẽ càng trân quý sinh mệnh

Cẩn ngôn là sự hàm dưỡng hiếm có

 Cẩn ngôn là sự hàm dưỡng hiếm có Ngôn luận của một người thể hiện sự hàm dưỡng của bản thân người ấy. Cẩn ngôn nghĩa là nói năng phải cẩn trọng, lời quan trọng phải nghĩ thật kỹ ngẫm thật sâu mới nói ra miệng. Không nói lời làm tổn thương tới người khác, không nói chuyện chẳng thể với tới. Lời nói ắt phải có chữ tín, phải làm được mới hay, nếu không thà rằng đừng nói. Cách bạn đối đãi với người khác thể hiện sự hàm dưỡng của bạn. Những lời đàm luận không có trách nhiệm hay những lời khen ngợi tán dương tuỳ tiện sẽ khiến bạn thất tín, hại mình hại người. Trong “Luận Ngữ – Vi Chính” có chép rằng: Tử Cống hỏi Khổng Tử làm thế nào mới có thể trở thành một người quân tử. Khổng Tử bảo rằng: “Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tòng chi”, nghĩa là hãy thực hiện trước khi nói, khi công việc hoàn tất rồi hãy nói. Làm người cần cố gắng giữ được ngôn hành đồng nhất, tâm khẩu như một. Người có thể quản được cái miệng của mình ắt là bậc trí huệ. Bệnh từ miệng mà vào, hoạ từ miệng mà ra, lời đã nói ra như m

Trí tuệ cổ nhân: Không cùng chí hướng không thể cùng mưu sự

 Trí tuệ cổ nhân: Không cùng chí hướng không thể cùng mưu sự Trong “Luận Ngữ. Vệ Linh Công” viết: “Đạo bất đồng bất tương vi mưu”, tức là những người không cùng con đường, không cùng chí hướng thì không thể cùng nhau mưu tính sự nghiệp được, miễn cưỡng thì sự cũng không thành, thậm chí còn đem đến thương tổn cho nhau. Thời Đông Hán, Quản Ninh và Hoa Hâm là bạn học thân thiết của nhau. Một hôm, hai người đang cuốc đất trồng rau, thì cuốc được một thỏi vàng. Quản Ninh nhìn thấy thỏi vàng liền coi nó cũng giống như hòn gạch hòn đá, cứ tiếp tục cuốc và đẩy thỏi vàng sang một bên. Hoa Hâm không đành lòng, nên cầm thỏi vàng lên xem một chút rồi mới ném xuống đất. Mấy ngày sau, khi hai người đang ở trong phòng đọc sách thì ngoài đường có tiếng tiền hô hậu ủng vang dậy, tiếng chiêng trống quả thực náo nhiệt. Quản Ninh “mắt điếc tai ngơ”, tiếp tục chăm chú đọc sách. Nhưng Hoa Hâm lại đứng ngồi không yên, cuối cùng bỏ sách chạy ra xem. Quản Ninh thấy Hoa Hâm không phải người có cùng chí hướng vớ

Trí tuệ cổ nhân: So với trên không đủ, so với dưới có dư

 Trí tuệ cổ nhân: So với trên không đủ, so với dưới có dư Nói về đạo xử thế, cổ ngữ có câu: “Bỉ thượng bất túc, bỉ hạ hữu dư”, so với trên thì không đủ nhưng so với dưới thì có dư. Những lời này vừa là để khuyên răn con người trong việc tu tâm dưỡng tính, đồng thời cũng là cách để một người đối mặt với những nghịch cảnh và thuận cảnh trong cuộc đời. 🔻 “Bỉ thượng bất túc” Trong cuộc sống, có những phương diện cần phải biết đủ nhưng cũng có những phương diện nên thấy không đủ. Sách “Vi lô dạ thoại” viết: “Thường nghĩ đến phẩm đức của một người nào đó cao thượng hơn mình, học vấn của một người nào đó uyên bác hơn mình, thì mình có thể tự biết mình chưa đủ, tự biết hổ thẹn mà tu dưỡng nhiều hơn nữa tâm tính của bản thân”. Đối với đạo đức và học vấn, con người cần phải có thái độ “không biết đủ”. Phẩm đức và học vấn không giống như tài phú của cải vật chất, những thứ chỉ có thể thỏa mãn dục vọng của con người trong nhất thời. Đạo đức cao, học vấn sâu rộng có thể thoả mãn sự vui thích của t

Cuộc đời, nhiều việc khó buông bỏ chẳng qua “cũng chỉ là một bát cơm”

 Cuộc đời, nhiều việc khó buông bỏ chẳng qua “cũng chỉ là một bát cơm” Trong cuộc đời, rất nhiều khi người ta thống khổ là bởi vì quá chấp nhất vào một suy nghĩ nào đó hay trong lòng có một nút thắt không mở ra được. Một khi mở ra được, buông bỏ được chấp nhất ấy, thay đổi một ý niệm, một chút suy nghĩ thì thống khổ lại biến mất, thậm chí có thể chuyển thành động lực của thành công và hạnh phúc.  Có một câu chuyện kể rằng, một ngày nọ, có hai người thanh niên trẻ tuổi cảm thấy rất không hài lòng với nơi làm việc của mình. Họ không biết nên nghỉ việc hay ở lại tiếp tục công việc, vì thế họ đã quyết định cùng nhau đi tới một ngôi chùa tìm một vị đại sư xin khai mở giúp. Khi gặp được vị đại sư, một trong hai người nói: “Thưa đại sư, chúng con ở nơi làm việc hay bị ức hiếp, cảm thấy quá thống khổ, cầu xin ngài chỉ bảo, chúng con có nên xin nghỉ việc ở đó hay không?” Vị đại sư từ từ khẽ nhắm hai mắt lại, giống như đang trầm ngâm suy nghĩ. Rất lâu sau, vị đại sư cuối cùng cũng mở lời, nhưng

Mọi việc muốn thành cần phải dụng tâm chuyên nhất

 Mọi việc muốn thành cần phải dụng tâm chuyên nhất Từ xưa đến nay, vô luận là bậc hiền nhân hay là nông phu, khi làm việc đều cần phải dụng tâm chuyên nhất mới mong có được thành công. Người ôm chí lớn lại càng phải dụng tâm chuyên nhất, một lòng một dạ, kiên trì với mục tiêu của mình. Trong “Hàn Phi Tử. Dụ Lão” có ghi chép một câu chuyện về khả năng điều khiển xe ngựa như sau. Triệu Tương Tử tức Triệu Tương Chủ, là vị quân chủ của nước Triệu vào thời kỳ Chiến Quốc. Một lần ông nhờ Vương Lương dạy cho mình kỹ thuật lái xe ngựa. Sau một thời gian, Triệu Tương Tử đã có thể nắm bắt được hết kỹ thuật lái xe, nên đề nghị cùng Vương Lương đua xe. Kết quả là Triệu Tương Tử dù thay đổi ngựa đến ba lần nhưng vẫn không theo kịp được Vương Lương. Triệu Tương Tử không hài lòng, nói với Vương Lương rằng: “Ngài không đem toàn bộ kỹ thuật lái xe dạy lại cho ta phải không?” Vương Lương trả lời: “Kỹ thuật lái xe ta đã đem toàn bộ giao cấp lại cho ngài hết rồi, chỉ là ngài khi sử dụng đã có sai sót mà t

Người có tâm lượng quảng đại mới làm được việc lớn

 Người có tâm lượng quảng đại mới làm được việc lớn Nhà văn Victor Hugo của Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn đại dương lại là bầu trời. Mà thứ rộng lớn hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” Lâm Tắc Từ, một vị quan và vị tướng nhà Thanh, cũng nói: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại; bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương”, biển vì có thể dung nạp trăm nghìn con sông mà trở nên rộng lớn, vách núi nghìn trượng sừng sững vì không mang dục vọng mới có thể giữ mình cương trực. Đây cũng là nói đến trí huệ của lòng bao dung và tâm lượng quảng đại. Sở dĩ biển rộng mênh mông không bờ không bến, không có giới hạn là bởi vì nó không cự tuyệt bất kỳ một giọt nước nào. Núi sở dĩ có thể đứng cao sừng sững vạn trượng là bởi vì nó không cự tuyệt bất luận một hòn đá nhỏ nào. Lẽ trời cũng là lẽ của con người, chính bởi vì có thể bao dung mới có thể thành tựu được biển rộng, núi cao, cũng cải thiện được mối quan hệ giữa con người và con người, thàn

Muốn học đạo đối nhân xử thế, bốn loại tâm lý sau cần phải bỏ

 Muốn học đạo đối nhân xử thế, bốn loại tâm lý sau cần phải bỏ Khi đối nhân xử thế, nếu luôn mang tâm ngạo mạn, dối trá, đố kị, hoài nghi, thì tự mình sẽ làm cho người khác xa lánh. Thời cổ đại, các bậc thánh hiền hay những người giác ngộ dù có trí tuệ thâm sâu đến mấy vẫn có thể tiếp nhận được hết thảy ý kiến phê bình, lại có thể bao dung người khác, đối nhân xử thế rất khiêm tốn đúng mực. 🔻 Người có tâm ngạo mạn sẽ đặt mình lên trên, tự thấy mình ưu việt hơn để mà cợt nhả người khác. Với những ai địa vị thấp hơn mình, hay những ai cần mình, thì người đó sẽ không chỉ trước mặt không tôn trọng, mà còn thầm cười nhạo sau lưng. Nhìn vào những người có hành vi ngạo mạn, bạn sẽ thấy họ thật đáng cười chê, chỉ vì chút khả năng mà vênh váo mãi không thôi. Bản thân người như thế nếu có thể tự kiểm điểm, thì cũng sẽ xấu hổ đến mức toát mồ hôi đầm đìa. 🔻 Người mang tâm dối trá thì nặng nề nhất là người mà ngôn từ mười phần uyển chuyển dễ nghe, nhưng trong lòng lại hoàn toàn trái ngược. Bề ngo