Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2023

Cảnh do tâm tạo: Tâm thái quyết định nhân sinh

 Cảnh do tâm tạo: Tâm thái quyết định nhân sinh Phật gia giảng rằng: “Vật tùy tâm chuyển, cảnh từ tâm tạo, mọi phiền não đều là do tâm mà sinh ra”. Một triết gia từng nói: “Hoặc là bạn khống chế sinh mệnh, hoặc là sinh mệnh khống chế bạn. Tâm thái của bạn sẽ quyết định ai là người cưỡi và ai là vật để cưỡi”. Bạn không thể kéo dài được sinh mệnh, nhưng bạn có thể mở rộng được nó, bạn không thể thay đổi được thời tiết nhưng bạn có thể khống chế được tâm tình của mình, bạn không thể khống chế được hoàn cảnh nhưng bạn có thể điều chỉnh được tâm thái. Nhà văn Charles Dickens cũng nói: “Một tâm thái khỏe mạnh còn có sức mạnh lớn hơn một trăm loại trí tuệ.” Còn Thomas Edison thì nói rằng: “Một người luôn hướng tới mục tiêu của mình mà tiến đến thì cả thế giới sẽ nhường đường cho họ.” Những câu nói này tuy rằng ngắn gọn nhưng lại vô cùng sâu sắc, kinh điển. Một người có trạng thái tinh thần như thế nào thì cuộc sống thực tại của người đó sẽ như thế ấy. Trong cuộc sống, tâm thái tốt không chỉ g

Địa vị phải tương xứng với đức hạnh

 Địa vị phải tương xứng với đức hạnh Cổ nhân giảng: “Đức bất phối vị, tất hữu tai ương” ý nói một người có địa vị xã hội và đãi ngộ phải tương xứng với đức hạnh phúc báo của bản thân. Nếu một người làm việc vi phạm quy luật này thì sẽ gặp báo ứng, tai họa. Thượng Thiên ban cho một người hay một quốc gia bao nhiêu địa vị, bao nhiêu vinh hoa phú quý là căn cứ ở việc họ có bao nhiêu đức hạnh, có xứng hay không. Bởi vậy có câu “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật”, đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày như đất để nâng đỡ vạn vật. “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”, nếu một người vốn có rất ít đức, lại không biết làm việc thiện tích đức thì người ấy không có phúc hưởng thụ. Bởi vì không có đức dày thì không thể nâng đỡ nổi khối tài phú ấy. Cho dù có được người khác ban tặng cho, cũng không hưởng nổi, thậm chí còn gây họa mà tạo thêm nghiệp. Hơn thế nữa, người có mệnh hưởng thụ địa vị ấy, phú quý ấy, nếu mà không tu dưỡng đức hạnh, thì một khi phúc tận, tai họa sẽ ập tới. Tr

Tâm bình khí hòa là tu dưỡng cao thượng của đời người

 Tâm bình khí hòa là tu dưỡng cao thượng của đời người Kinh Dịch viết: “Bất thành hồ danh, độn thế vô muộn”, ý nói người quân tử có bản lĩnh có học vấn nhưng không quan tâm đến việc thành danh hay không, họ lòng dạ rộng rãi khoáng đạt, nếu có ở ẩn suốt đời thì cũng không nhụt chí, chán nản. Trong hoàn cảnh xã hội phức tạp, người quân tử thường là người “lội ngược dòng”, nhưng chính họ lại là ánh sáng của lương tri. Cho nên đừng vì học vấn và kỹ năng không được phát hiện mà tâm sinh ra phiền não, oán hận. Giữ được tâm bình khí hòa trong mọi hoàn cảnh mới là tu dưỡng cao thượng của đời người. Trạng Nguyên năm Càn Long đời nhà Thanh, thi nhân và thi họa gia Thạch Ngọc Uẩn viết rằng: “Tinh thần đáo xử văn chương lão, học vấn thâm thì ý khí bình”, tức là tinh thần phong phú thì văn chương sẽ hiển lộ ra sự chu đáo, học vấn cao thâm thì tính khí có thể bình hòa. Tâm địa của một người thanh tịnh hay thấp thỏm, bình hòa hay nóng nảy, là biểu hiện chân thực từ việc tu dưỡng cao hay thấp của ngườ

Bốn đạo lý thành tựu nhân duyên trong đời người

 Bốn đạo lý thành tựu nhân duyên trong đời người Mỗi người đều hy vọng trong đời kết được những mối nhân duyên tốt đẹp nhưng điều này không phải chuyện dễ dàng. Thành tựu một nhân duyên tốt cần những bí quyết gì? Dưới đây là những đạo lý phổ quát mà đại sư tâm học, nhà Nho Vương Dương Minh nhắc đến. 🔻 Đạo lý thứ nhất: Không chỉ trích Vương Dương Minh nói: “Đối với bằng hữu, đừng trực tiếp chỉ trích sai lầm của họ, có thể biểu đạt một cách khéo léo, sẽ giúp họ dễ tiếp nhận hơn.” Khi đề xuất ý kiến với người khác, đôi khi trực tiếp nói về sai sót của họ, không bằng khen ngợi, nói thuận theo ý của họ một chút, rồi đề xuất ý kiến. Giữa bạn bè với nhau cần sự hỗ trợ và cùng nỗ lực. Nếu động một chút là chỉ trích người khác, sẽ rất dễ khiến họ mất hứng với công việc, nỗ lực vì vậy mà cũng giảm đi. Khen ngợi người khác khiến họ tự tin, sau đó mới gợi ra những điều thiếu sót, và luôn luôn thiện tâm chỉ ra phương hướng giải quyết nếu có thể. Đây mới là cách giải quyết hiệu quả. Có một chuyện v

Hiểu thấu bốn điều khiến nhân sinh khoáng đạt

 Hiểu thấu bốn điều khiến nhân sinh khoáng đạt Nếu tâm linh của con người thanh tịnh, không vấy bẩn, thì dẫu thân lâm vào cảnh khốn cùng, trong lòng cũng chẳng ưu phiền. Trái lại, khi tâm linh của một người bất an, lo lắng thì dẫu mỗi ngày tĩnh tu nơi rừng sâu núi thẳm, cái tâm kia cũng sục sôi như đang ở giữa chốn phố xá sầm uất, chẳng thể an yên. Bởi vậy, cảm thấy vui vẻ, may mắn hay không, phúc khí có đến hay không, là do tâm của mình quyết định. Điều chỉnh được tâm thái của bản thân là điều then chốt để nhân sinh khoáng đạt, thân tâm bình an. 🔻 Nhìn người khác không vừa mắt là bởi tu dưỡng chưa đủ Thế giới có ngàn người thì có ngàn suy nghĩ khác nhau, có vạn người thì có vạn dáng vẻ khác nhau. Trên đường đời, ai ai cũng sẽ phải gặp đủ các dạng người với những hình dáng, suy nghĩ, quan điểm, tính cách khác nhau. Nhân sinh chính là như vậy, có người thiện có người ác, có người tốt có người xấu, có người giàu cũng có người nghèo, có người phạm tội cũng có người phán xử, có người hiểu

8 yếu tố thành tựu vận mệnh tốt cho đời người

 8 yếu tố thành tựu vận mệnh tốt cho đời người “Mệnh” là một trong những khái niệm vô cùng quan trọng trong văn hóa truyền thống. Cổ nhân kính Trời tín mệnh, cho rằng: “Sinh tử có mệnh, phú quý tại Trời” hay “Đắc được là may mắn của ta, mất đi là số mệnh của ta”. Mỗi người mỗi mệnh, vận mệnh lại có muôn vàn hình thái khác nhau. Tuy cổ nhân giảng rằng vận mệnh là do Trời, nhưng cũng lại giảng rằng mệnh là do người, bởi vì gieo nhân nào ắt gặp quả đó. Một người có thể không hoàn toàn quyết định được vận mệnh của bản thân, nhưng lại có thể thông qua những yếu tố khác nhau mà cải thiện nó. 🔻 1. Quý tiếc sức khỏe Đối với bất kỳ ai, sức khỏe đều là một loại tài phú lớn. Một cơ thể khoẻ mạnh là vốn liếng, cũng là yếu tố quan trọng đem lại thành công trong cuộc đời. Ngày nay, lối sống hiện đại khiến cho việc sinh hoạt của nhiều người bị đảo lộn ngày đêm, như vậy rất khó để có một cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Ngoài ra, cách sống tôn sùng vật chất, phóng túng dục vọng cũng đem đến rất nhiều v

Đức là gốc, tài là ngọn, muốn cầu phú quý phải có lòng nhân

 Đức là gốc, tài là ngọn, muốn cầu phú quý phải có lòng nhân Trong “Sử Ký – Hoá Thực liệt truyện” của Tư Mã Thiên có câu: “Phú hiếu hành kỳ đức”, nghĩa là người giàu có thích cứu tế những người nghèo khó, nguy nan, làm những việc có đạo đức. Sử ký có kể câu chuyện của Phạm Lãi, người nước Sở, từng phò tá Việt Vương Câu Tiễn đánh bại quân Ngô, xưng bá thời hậu Xuân Thu. Sau khi Việt Vương thành đại nghiệp, Phạm Lãi tự động rút đi, về kinh doanh buôn bán, trở thành một thương nhân vô cùng nổi tiếng. Trong vòng 19 năm, 3 lần Phạm Lãi trở thành người cực kỳ giàu có, và cũng 3 lần ông lấy toàn bộ gia sản của mình cứu tế cho dân nghèo. Nếu quy đổi giá trị tài sản của Phạm Lãi về thời nay, thì có lẽ ông đã sở hữu tài sản bằng vài tập đoàn lớn nhất toàn cầu gộp lại. Sự nhân đức của Phạm Lãi chính là biểu hiện cảnh giới rất cao của “thương đạo” – đạo của người kinh doanh. Phạm Lãi chính là kiểu người có lòng nhân, không cầu phú quý mà phú quý tự tìm đến, chính hợp với câu “Thiên đạo vô thân, th

Kinh Dịch: Đời người có 3 sai lầm không thể phạm

 Kinh Dịch: Đời người có 3 sai lầm không thể phạm Xưa nay rất nhiều người khi nhắc đến Kinh Dịch đều cho rằng đó chỉ đơn thuần là cuốn sách về bói toán, đoán mệnh. Nhưng kỳ thực, Kinh Dịch còn là cuốn sách hàm chứa đạo lý làm người sâu sắc. Chẳng hạn Kinh Dịch giảng: “Đức bạc nhi vị tôn, trí tiểu nhi mưu đại, lực tiểu nhi nhâm trọng, tiên bất cập hĩ”, tức là đức hạnh kém mà nhận địa vị tôn quý, trí tuệ thấp mà lại mưu sự lớn, sức lực yếu ớt mà nắm giữ trọng trách, người như vậy không có mấy người là không gặp tai họa. 🔻 Đức mỏng mà địa vị tôn quý Thừa tướng thời Tống là Tư Mã Quang từng tổng kết: “Đức không xứng với địa vị, tất có tai ương”. Nếu một người mà phẩm đức thấp kém nhưng thân lại ở địa vị cao quý thì nhất định sẽ có tai ương giáng xuống, nhẹ thì đối với họ, nặng thì đối với những người mà họ trị vì. Nếu người này là vua thì thiên tai nhân họa đến, thậm chí triều đại sụp đổ. Nếu người này là quan thì dân chúng bên trong khu vực họ chịu trách nhiệm sẽ bị ảnh hưởng. Nếu đây là

Người có tôn nghiêm thường thủ vững được 5 ranh giới

 Người có tôn nghiêm thường thủ vững được 5 ranh giới Cuộc đời của bất kỳ ai cũng có lúc đắc ý và có lúc thất ý. Khi ấy, người ta thường vì vui quá hay buồn rầu quá mà khó kiểm soát được suy nghĩ, hành vi hay phép tắc làm người làm việc của mình. Thậm chí họ có thể đánh mất tôn nghiêm của mình, từ đó gây ra những hậu quả khiến bản thân phải hối hận. Vì vậy, dù ở hoàn cảnh nào chúng ta cũng đều nên giữ vững được những “ranh giới” làm người làm việc nhất định. 🔻 1. Khó khăn đến mấy cũng không được nợ mà không trả Trong cuộc sống, ai cũng có lúc khó khăn về tài chính tiền bạc. Trong lúc chúng ta khó khăn như vậy, nếu có người sẵn sàng cho chúng ta mượn tiền thì đó đúng là một người tốt, thật lòng muốn giúp đỡ chúng ta. Sở dĩ họ có thể đưa tay giúp đỡ là bởi họ tin tưởng ở nhân phẩm, tôn nghiêm của chúng ta. Vậy nên, những lúc khó khăn bế tắc mà có người giúp đỡ thì chúng ta nhất định phải biết ơn và ghi nhớ trong lòng. Đến lúc phải trả thì nhất định đừng tìm lý do không trả. Bởi vì nhân

Để thành công cần hàm dưỡng đức tính giống như nước

 Để thành công cần hàm dưỡng đức tính giống như nước Nước có thể cứng, có thể mềm, cũng có thể hóa vô hình vô ảnh. Nước ở thể lỏng tuy mềm mại nhưng “nước chảy đá mòn”. Nước khi là băng thì cứng rắn như sắt thép, càng lạnh giá lại càng cứng rắn. Nước khi là khí lại có thể chịu tải cơn giận dữ của thiên nhiên, rồi trở thành nhân tố chính bên trong giông tố. Một người muốn làm thành được việc đại sự thì cần nên hàm dưỡng đức tính giống như nước vậy. Xưa kia có một thương nhân trẻ tuổi bị người bạn hàng bán đứng mà cả người cả của đều mất hết. Anh ta quá thống khổ, cảm thấy bản thân chẳng còn gì để mất, nên muốn tìm chỗ tự vẫn. Khi đến bên bờ hồ, anh ta gặp một cụ già đang ngồi tĩnh tọa. Nhìn cụ già tường hòa bên khung cảnh thanh tĩnh, anh như tỉnh táo hơn, liền đem cảnh ngộ của mình kể lại. Cụ giả mỉm cười rồi khuyên bảo và dẫn anh ta về nhà mình. Sau đó, cụ bảo anh vào hầm, tới chỗ một tảng băng rất to và cứng. Cụ già bảo: “Cậu hãy dùng sức làm cho nó vỡ ra!” Người trẻ tuổi dùng búa đập

Tăng Quốc Phiên: Chăm chỉ và đọc sách giúp gia đình hưng thịnh

 Tăng Quốc Phiên: Chăm chỉ và đọc sách giúp gia đình hưng thịnh Tăng Quốc Phiên cho rằng một gia đình có hưng thịnh hay không nhìn vào ba đặc điểm là biết. Ba đặc điểm đó là: Thứ nhất: Nhìn xem con cháu ngủ đến mấy giờ. Nếu như ngủ đến lúc mặt trời lên cao mới bắt đầu dậy thì gia đình này đang từ từ lười biếng mà đi xuống. Thứ hai: Nhìn xem con cháu trong nhà có chăm chỉ làm việc hay không. Bởi vì thói quen làm việc sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của một ngừời. Thứ ba: Nhìn xem con cháu có thường đọc sách kinh điển của các bậc cao nhân thánh hiền hay không. Bởi vì người không học sẽ không hiểu nghĩa khí và không biết đạo lý. Về cơ bản, điểm thứ nhất và thứ hai trong lời dạy của Tăng Quốc Phiên nói rằng con cháu trong gia đình phải rèn luyện đức tính chăm chỉ chịu khó chịu khổ. Tăng Quốc Phiên từng viết trong thư gửi gia đình rằng: “Anh em con cháu trong gia đình phải lấy cần cù làm gia đạo. Cả nhà cần cù thì dù vào thời loạn cũng có thể hưng thịnh. Tự mình cần cù thì dẫu là kẻ ngốc cũng

Không nóng giận là phẩm chất của người đại trí tuệ

 Không nóng giận là phẩm chất của người đại trí tuệ Trong sách Trang Tử có kể câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc như sau: Tề Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi. Được mười hôm, vua hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi.” Cách mười hôm, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được. Gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi.” Cách mười hôm, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà còn hơi hăng, trông thấy gà khác đã muốn chọi rồi.” Mười hôm sau, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Được rồi. Gà bây giờ nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đầu. Trông thì tựa như gà gỗ, mà thực ra thì đủ các ngón hay. Gà khác coi thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy.” Gà chọi nóng nảy, ham khiêu chiến sẽ thích gây gổ, đấu đá chẳng ngưng. Nhưng con gà chọi thiện chiến thực sự lại trông “tựa như gà gỗ” nhưng có thể trầm tĩnh thi triển “các ngón hay” của mình. K

Đạo quân thần của người xưa không như ta nghĩ

 Đạo quân thần của người xưa không như ta nghĩ Người xưa có câu: “Trời có đạo thì nhật nguyệt rõ ràng. Người có đạo thì xã hội bình an”. Đạo đức hay luân lý đạo đức không chỉ là cái gốc của làm người, mà còn là nguyên tắc của việc “trị quốc an thiên hạ”. Xã hội nếu không có tôn ti trật tự thì sẽ rối loạn, con người nếu không có lễ nghi thì thành ra buông thả, không ước thúc. Do đó người xưa đã đưa ra một hệ thống các nguyên tắc dành cho xã hội, trong đó có một mối quan hệ quan trọng: quan hệ quân-thần. Nhắc đến quan hệ này, nhiều người hiện đại hẳn là sẽ nghĩ tới câu: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, vua xử chết mà không chết là không trung. Tuy nhiên đạo quân thần mà người xưa đề xướng thật sự không phải như vậy. Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử viết: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”, có nghĩa là vua phải ra vua, quan phải ra quan, cha phải ra cha, con phải ra con. Đây là nguyên lý căn bản trước nhất: làm tốt trách nhiệm ở địa vị của mình thì mới được coi là có địa vị ấy. Vua

7 quy tắc nhận biết phẩm hạnh của một người khi kết giao

 7 quy tắc nhận biết phẩm hạnh của một người khi kết giao Người cao thượng có thể xem hết thảy mọi người đều là bạn, đều có thể đối xử thiện lương với họ. Nhưng một người chú ý tu dưỡng cũng phải biết trân quý sinh mệnh của mình, kết giao với những người có phẩm hạnh tốt, không thân cận với những người có phẩm hạnh xấu xa. Cổ nhân coi trọng việc kết giao, có những tiêu chuẩn kết giao thật khắt khe và cũng không kém phần trí tuệ. 🔻 1. Xem lễ của một người Thời kỳ Chiến Quốc, Mạnh Tử đem “Nhân, nghĩa, lễ, trí” làm quy phạm đạo đức căn bản. Lễ là thể hiện của lòng khiêm tốn và trở thành một trong những đức hạnh được coi trọng của con người. Ông cho rằng, “lễ” là yếu tố khiến cho mỗi một người sang quý hay bần tiện, thậm chí dựa vào lễ có thể đạt được vị trí thích đáng trong xã hội. Một người không có lễ nghĩa, không thực hành được những điều cơ bản như vậy thì chính là người có tố chất kém. Từ xưa đến nay, người tự mình làm thành được việc lớn, lưu danh muôn đười cũng thường là người hiể

3 người bạn là tài phú trong cuộc đời

3  người bạn là tài phú trong cuộc đời Tính cách và nhân phẩm của một người quyết định việc người ấy có bao nhiêu người bạn thật sự tốt ở xung quanh. Người bạn tốt giống như chiếc áo ấm giữa mùa đông giá lạnh, khi đã bước vào tuổi trung niên, một người cần biết trân quý tài phú ấy. Con người sống cả đời đều không thể thiếu bạn, bạn không nhất định phải là người hoàn mỹ, chỉ cần có thể đồng cam cộng khổ, giúp nhau lúc hoạn nạn, đối xử chân thành thì đã là một người bạn thực sự. Nếu như có thể vinh nhục cùng nhau, cùng hội cùng thuyền thì đó đã thực sự là người bạn thân tình. Trong cuộc đời, người bạn thân tình có thể chia thành ba cấp, đó là thượng phẩm, tinh phẩm và tuyệt phẩm. Một người bạn có phẩm chất như nước thì đó là người bạn “thượng phẩm”, có phẩm chất như cháo thì đó là người bạn “tinh phẩm” và có phẩm chất như trà thì đó là người bạn “tuyệt phẩm”. Nếu trong cuộc đời, một người có được người bạn như vậy thì đã có thể sung sướng với tài phú của mình rồi. 🔻 Người bạn “thượng ph

Đức là gốc, tài là ngọn, muốn cầu phú quý phải có lòng nhân

 Đức là gốc, tài là ngọn, muốn cầu phú quý phải có lòng nhân Trong “Sử Ký – Hoá Thực liệt truyện” của Tư Mã Thiên có câu: “Phú hiếu hành kỳ đức”, nghĩa là người giàu có thích cứu tế những người nghèo khó, nguy nan, làm những việc có đạo đức. Sử ký có kể câu chuyện của Phạm Lãi, người nước Sở, từng phò tá Việt Vương Câu Tiễn đánh bại quân Ngô, xưng bá thời hậu Xuân Thu. Sau khi Việt Vương thành đại nghiệp, Phạm Lãi tự động rút đi, về kinh doanh buôn bán, trở thành một thương nhân vô cùng nổi tiếng. Trong vòng 19 năm, 3 lần Phạm Lãi trở thành người cực kỳ giàu có, và cũng 3 lần ông lấy toàn bộ gia sản của mình cứu tế cho dân nghèo. Nếu quy đổi giá trị tài sản của Phạm Lãi về thời nay, thì có lẽ ông đã sở hữu tài sản bằng vài tập đoàn lớn nhất toàn cầu gộp lại. Sự nhân đức của Phạm Lãi chính là biểu hiện cảnh giới rất cao của “thương đạo” – đạo của người kinh doanh. Phạm Lãi chính là kiểu người có lòng nhân, không cầu phú quý mà phú quý tự tìm đến, chính hợp với câu “Thiên đạo vô thân, th

6 cách đối nhân đem lại thiện duyên cho một người

 6 cách đối nhân đem lại thiện duyên cho một người Thành hay bại của một người trong cuộc đời rất nhiều khi chính là do cách đối nhân, thiện duyên hay ác duyên của người ấy quyết định. Bởi vậy, học cách đối nhân, nuôi dưỡng thiện duyên, tạo dựng được những mối nhân duyên tốt đẹp chính là có được một loại tài phú lớn lao trong cuộc đời.  🔻 1. Đối với đàn ông, đừng quên thể diện cho họ Điều mà một người đàn ông coi trọng nhất thường chính là thể diện. Vì vậy khi đối đãi với đàn ông, nhất định phải suy nghĩ cho đối phương, cần phải giữ thể diện cho họ. Trong cuộc sống, chúng ta không khó để bắt gặp những người vợ vì không giữ thể diện cho chồng của mình trước mặt đám đông, dần dần khiến cho tình cảm vợ chồng bị nhạt nhòa, kéo theo nhiều vấn đề không hay về gia đình. Ngày nay rất nhiều bạn bè chơi thân với nhau thường có thói quen bông đùa, vạch trần khuyết điểm của đối phương trước đám đông, có lẽ họ sẽ cảm thấy thích thú khi làm điều này. Nhưng hành động như vậy thật không sáng suốt, nh

Nghệ thuật nói chuyện chân thành, thiện tâm của cổ nhân

Nghệ thuật nói chuyện chân thành, thiện tâm của cổ nhân Nói chuyện là một môn nghệ thuật, giao tiếp giữa người với người đều cần chia sẻ bằng lời nói. Làm thế nào để biểu đạt quan điểm của bản thân một cách rõ ràng mà không khiến người khác cảm thấy bị tổn thương là điều đáng để chúng ta suy ngẫm. Mạnh Tử nói: “Dùng lời người khác có thể hiểu để kể về những đạo lý sâu xa, là giỏi ăn nói vậy”. Thế nào là những lời dễ hiểu? Sách “Đại học” có viết “Dùng những việc quanh mình làm ví dụ mà nói rõ đạo lý, có thể giúp người khác dễ hiểu và tiếp nhận hơn.” Về điều này, có một câu chuyện giản dị giữa Mạnh Tử và Tề Tuyên Vương như vậy. Một hôm, Mạnh Tử tới yết kiến Tề Tuyên Vương. Tề Tuyên Vương hỏi Mạnh Tử: “Người như ta có thể hành vương đạo không?” Mạnh Tử nói: “Đương nhiên là có thể! Chỉ cần ngài có thể khiến bách tính trong thiên hạ được an lạc, vậy thì ai là người không muốn tôn ngài làm vương được đây?” Tuyên Vương hỏi: “Vậy ta có thể khiến bách tính trong thiên hạ được an lạc hay không?”

6 loại tài phú một người nhất định cần trân quý trong cuộc đời

 6 loại tài phú một người nhất định cần trân quý trong cuộc đời 🔻 Trân quý phẩm đức của bản thân Chữ “nhân” viết ra thì đơn giản nhưng làm được lại vô cùng khó. Mà “nhân phẩm” lại là pháp quy làm người căn bản nhất. “Làm người trước khi làm việc”, đây được xem là đạo lý mãi mãi không thay đổi. Một người làm người như thế nào, không chỉ thể hiện ra trí tuệ mà còn thể hiện ra cảnh giới tu dưỡng của người ấy. Một người cho dù là thông minh bao nhiêu đi nữa, có năng lực lớn đến đâu đi nữa, điều kiện hoàn cảnh tốt đến mức nào đi nữa, nhưng nếu không hiểu được đạo lý làm người thì nhân phẩm, phẩm giá sẽ rất kém. “Nhân phẩm” và “năng lực” giống như tay trái và tay phải của một người. Nếu chỉ có năng lực không có nhân phẩm thì người ấy không được trọn vẹn, đầy đủ. Năng lực được ví như một con dao hai lưỡi. Nếu như “năng lực” được một người có phẩm đức nắm giữ thì họ sẽ sáng tạo cho xã hội vô số những điều có giá trị. Trái lại, nếu “năng lực” được một người có phẩm đức kém nắm giữ thì không bi

Người quân tử gặp hoạn nạn không lo, gặp quyền thế không sợ

 Người quân tử gặp hoạn nạn không lo, gặp quyền thế không sợ Trong Thái Căn Đàm có câu: “Người quân tử có năng lực và đức hạnh, đối mặt với hoàn cảnh khó khăn cũng không hề lo lắng, còn lúc an lạc yến ẩm lại biết cảnh giác đề phòng, gặp phải kẻ có thế lực hoặc hung bạo ngang ngược thì không hề sợ hãi, còn đối với những người già cả neo đơn thì lại rất đồng cảm”. Đây là trí tuệ nhân sinh, cũng là lương tri mà mỗi người cần phải có. Người hiểu rõ đạo lý thường không bị vướng mắc bởi một việc một vật nào, tấm lòng họ luôn rộng rãi khoan dung, đạm bạc tự giữ lấy mình, sống trong hoàn cảnh khốn khó cũng không bao giờ lo âu, lúc an lạc lại biết nghĩ đến khi nguy khó. Gặp phải kẻ cường hào quyền quý, họ không bao giờ sợ hãi, nhưng gặp phải những người khổ sở neo đơn không nơi nương tựa họ lại hết sức yêu thương, giúp đỡ. Họ có ý chí kiên cường, biết giữ vững phẩm tính, không bị ngoại vật quấy nhiễu. Người như vậy, tâm họ không chỉ có thể thoát khỏi những rắc rối của thế gian, mà còn khiến ngư

Một chút tri thức ít ỏi thường khiến người ta kiêu ngạo

 Một chút tri thức ít ỏi thường khiến người ta kiêu ngạo Trên thế gian này, có những người có chút học vấn mà đã vội vàng kiêu ngạo, luôn tự cho mình là hơn nhất. Nhưng người có cảnh giới tinh thần càng cao thâm, lại càng nhìn thấy những thiếu sót của bản thân và càng thấy mình vô cùng nhỏ bé. Phật Thích Ca khi mô tả vũ trụ quan của mình đã nói “Kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội”, ý là to lớn đến vô cùng, nhỏ bé đến vô tận. Ông giảng về học thuyết “Tam thiên đại thiên thế giới”, cho rằng một hạt cát cũng có một vũ trụ bên trong. Ngày nay vật lý học khám phá ra rằng dưới tề bào có phân tử, dưới phân tử có nguyên tử, dưới nữa lại còn có những vi hạt nhỏ bé hơn. Sự chuyển động của các hành tinh trong hệ ngân hà quanh vùng lõi, sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời, sự chuyển động của electron quanh hạt nhân nguyên tử là tương đồng tương đối, đại đồng tiểu dị. Từ đó mà suy ra rằng con người cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé, bên trong một hạt cát nhỏ bé, bên trong một hạt cát nhỏ bé… mà th