Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2024

Một chút tri thức ít ỏi thường khiến người ta kiêu ngạo

 Một chút tri thức ít ỏi thường khiến người ta kiêu ngạo Trên thế gian này, có những người có chút học vấn mà đã vội vàng kiêu ngạo, luôn tự cho mình là hơn nhất. Nhưng người có cảnh giới tinh thần càng cao thâm, lại càng nhìn thấy những thiếu sót của bản thân và càng thấy mình vô cùng nhỏ bé. Phật Thích Ca khi mô tả vũ trụ quan của mình đã nói “Kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội”, ý là to lớn đến vô cùng, nhỏ bé đến vô tận. Ông giảng về học thuyết “Tam thiên đại thiên thế giới”, cho rằng một hạt cát cũng có một vũ trụ bên trong. Ngày nay vật lý học khám phá ra rằng dưới tề bào có phân tử, dưới phân tử có nguyên tử, dưới nữa lại còn có những vi hạt nhỏ bé hơn. Sự chuyển động của các hành tinh trong hệ ngân hà quanh vùng lõi, sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời, sự chuyển động của electron quanh hạt nhân nguyên tử là tương đồng tương đối, đại đồng tiểu dị. Từ đó mà suy ra rằng con người cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé, bên trong một hạt cát nhỏ bé, bên trong một hạt cát nhỏ bé… m...

Chân tài thực học là cái gốc lập thân

 Chân tài thực học là cái gốc lập thân “Luận Ngữ – Lí Nhân” viết: “Không sợ không có chức vị, chỉ e bản thân không học những điều giúp mình đứng vững. Không sợ không có người biết đến mình, chỉ cầu bản thân có được chân tài thực học.” Người quân tử không đặt việc thành danh ở vị trí hàng đầu, lại càng không muốn thân ở ngôi cao, mà là hy vọng trước tiên phải đứng vững dựa vào tài năng, đức hạnh của bản thân, có được tố chất toàn diện, thanh liêm, công bằng chính trực, đủ để đảm đương trọng trách. Chỉ khi có chân tài thực học, con người mới có được chỗ đứng thực sự trong xã hội. Thông minh là một loại tài phú, người thực sự có trí tuệ thường thường trong thời khắc quan trọng mới hiển lộ ra. Rất nhiều người thích tâm kế, luôn muốn thể hiện chút khôn vặt, không quản điều đó là có cần thiết hay không. Điều này không chỉ đối với thành công là vô ích mà còn thường thường chiêu mời tai họa. Trong “Luận Ngữ – Vệ Linh Công”, Khổng Tử cảm thán rằng: “Suốt ngày tụ tập lại, nói toàn những lời ...

10 câu của người già nói rõ tài vận trong đời người

 10 câu của người già nói rõ tài vận trong đời người Trong “Đạo Đức Kinh” có câu rằng: “Hoạ không gì bằng không biết đủ, lỗi không gì bằng tham dục đạt được, cho nên biết đủ thường sẽ đủ”. Một người có hạnh phúc hay không, không nằm ở việc họ có bao nhiêu tiền, mà nằm ở việc họ có biết đủ hay không. Tiền bạc đâu cần quá nhiều, đủ dùng là được. Cơm no áo ấm, vô ưu vô lo là hạnh phúc, không bệnh tật, chẳng tai ách là phúc phận. Người già trải qua một đời, lại càng hiểu rõ tài vận của đời người là đến từ đâu. 🔻 Cần kiệm trì gia phú, khiêm cung thọ ích đa Cần kiệm thì gia đình phú quý, khiêm nhường, cung kính thì thọ ích nhiều. Phú quý chỉ có hai con đường, thứ nhất là mở rộng tài nguyên, thứ hai là tiết chế nguồn lực. Cần kiệm có thể mở rộng tài nguyên, tiết kiệm có thể tiết chế nguồn lực. Một người chỉ cần không lười nhác, chăm chỉ, thì dù nhiều dù ít, chắc chắn cũng sẽ kiếm được tiền. Vào nhiều ra ít, tự nhiên cũng sẽ phú quý. 🔻 An phận bần nhất thời, bổn phận chung bất bần An phậ...

Phong thủy quan trọng nhất trong nhà chính là PHỤ NỮ, đàn ông thành công cần vợ mình sở hữu những đặc điểm này càng nhiều càng tốt

 Phong thủy quan trọng nhất trong nhà chính là PHỤ NỮ, đàn ông thành công cần vợ mình sở hữu những đặc điểm này càng nhiều càng tốt 1. Là người phụ nữ một lòng một dạ với gia đình Phụ nữ trên đời không có ai giống hệt như ai, mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, người thì mạnh mẽ hoạt bát, người thì ôn hòa hiền lành. Nhưng cho dù họ sở hữu cá tính riêng như thế nào, đặc điểm quan trọng nhất là sự trung trinh, chân thành, một lòng một dạ đều không thể thiếu được. Nếu không có, phụ nữ sẽ giống như một bông hoa có sắc mà thiếu hương. Người xưa nói: “Đức dày chở vật, đức dày dưỡng gia”. Người vợ hiền đức thì gia đình sẽ phát đạt. Người vợ tốt, không phải là ở sắc đẹp mà là vẻ đẹp của tâm hồn. Vận mệnh do tâm chuyển, may mắn do tâm sinh. Người vợ đức hạnh tốt, tuổi càng lớn mới càng có tướng phúc hậu. Do đó, một phụ nữ tốt trước hết phải gìn giữ được nhân phẩm của bản thân. Họ biết giữ khoảng cách với người khác phái, nhận thức rõ ràng tình trạng đã kết hôn của mình, từ đó tị hiềm được nh...

Lão Tử bàn về ngộ tính của kẻ sĩ bậc thượng, trung, hạ

 Lão Tử bàn về ngộ tính của kẻ sĩ bậc thượng, trung, hạ Trong xã hội hiện đại, không ít người có thói quen căn cứ vào quyền thế lớn nhỏ hay tài phú vật chất nhiều ít mà phân chia đẳng cấp một người. Nhưng người xưa lại không phân biệt như vậy, họ dựa vào phẩm hạnh đạo đức và mức độ lý giải đạo lý của một người mà phân chia. Cách phân chia nổi tiếng nhất phải kể đến được luận bàn trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Trong Đạo Đức Kinh chương 41, Lão Tử viết: “Thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi; trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo”, nghĩa là kẻ sĩ bậc thượng được nghe đạo sẽ tích cực cố gắng mà thực hành theo, kẻ sĩ bậc trung nghe đạo xong lúc nhớ lúc quên, kẻ sĩ bậc thấp nghe đến đạo thì bật cười to, nếu không bị cười nhạo thì không đủ gọi là Ðạo. Lão Tử chia “sĩ” làm ba loại thượng trung hạ, dựa vào cảnh giới sau khi nghe Đạo của thế nhân mà phân chia. Lão Tử dựa vào thái độ nghe Đạo của một người mà phân chia họ, chính là vì đ...

Một chữ “Hòa” phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân

 Một chữ “Hòa” phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân Trong Luận Ngữ có viết: “Quân tử hoà mà không đồng, tiểu nhân đồng mà không hoà”. Người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, cũng không giấu diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác, từ đó xây dựng một bầu không khí hài hòa. Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác, vào hùa và phụ họa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói, bằng mặt mà không bằng lòng, hễ có xung đột về lợi ích thì họ chẳng thể chung sống hoà hợp với người khác, đây chính là “đồng mà không hoà”. Coi trọng hoà khí là tôn sùng sự hài hoà, hữu hảo trong những mối quan hệ xã giao. Chữ “Hoà” (和) gồm chữ “Thiên” (千), chữ “Nhân” (人), và chữ “Khẩu” (口), nghĩa là trên dưới, trong ngoài nghìn người đều chung một tiếng nói, một tâm tưởng. Giữa người với người, giữa các quốc gia với nhau đều cần coi trọng chữ “Hoà”, giữa con người và tự nhiên cũng giảng về chữ “Hoà”. Nghĩa gốc của “Hoà” chín...

Đời người nhiều khi không phải đến cuối cùng mà là đến ngã rẽ

 Đời người nhiều khi không phải đến cuối cùng mà là đến ngã rẽ Cổ nhân giảng: “Thất chi đông ngung, thu chi tang du”, ý nói rằng, lúc ban đầu bị thất bại ở một phương diện này, nhưng cuối cùng lại thành công ở một phương diện khác. Trong đời người, rất nhiều khi hoàn cảnh “mách bảo” cho chúng ta biết, không phải con đường mà chúng ta đi đã đến cuối cùng mà là đã đến lúc chúng ta nên rẽ bước. Khi chúng ta gặp một sự tình không có cách giải quyết thậm chí là có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm tình của chúng ta, sao không dừng bước lại, cấp cho tâm linh của mình một khoảng thời gian yên tĩnh? Rất nhiều khi, thay đổi một loại phương pháp, thay đổi một loại góc độ nhìn nhận, thay đổi con đường, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng sự tình sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Người Anh-điêng có một câu danh ngôn rất hay rằng: “Nếu như chúng ta đang đi quá nhanh, thì phải dừng lại một chút, chờ linh hồn theo kịp”. Đừng bao giờ để chính mình rơi thẳng vào vực sâu thống khổ, bởi vì đời người không thể lú...

Đời người có 5 loại lương duyên, người gặp được là người may mắn

 Đời người có 5 loại lương duyên, người gặp được là người may mắn Trong cuộc đời, mỗi người chúng ta sẽ gặp được rất nhiều người, rất nhiều việc không được như ý, nhưng lại có những điều giống như món quà của số phận, có thể soi sáng con đường phía trước và dẫn dắt chúng ta ở tương lai. Những điều tốt đẹp đó chính là lương duyên trong đời người. Đời người có năm lương duyên lớn, chính là: gặp người thầy giỏi, kết giao được bạn tốt, gặp được người bạn đời như ý, nghe được lời nói tốt và nắm bắt được cơ hội khó gặp. Nếu như gặp được một trong những điều này thì nhất định phải quý trọng! 🔻 Gặp được người thầy giỏi Gặp được người thầy tốt được coi là một trong những mối lương duyên lớn nhất đời người. Tô Đông Pha viết trong “Đông Pha mộng” rằng: “Đắc ngộ lương sư, tam sinh hữu hạnh”, nghĩa là gặp được người thầy tốt thì ba đời đều may mắn. Có được người thầy tốt đào tạo bồi dưỡng thì giống như gặp một ngọn đèn sáng, giúp chúng ta thoát khỏi hoang mang bối rối và tìm ra được con đường ...

Chân tài thực học là cái gốc lập thân

 Chân tài thực học là cái gốc lập thân “Luận Ngữ – Lí Nhân” viết: “Không sợ không có chức vị, chỉ e bản thân không học những điều giúp mình đứng vững. Không sợ không có người biết đến mình, chỉ cầu bản thân có được chân tài thực học.” Người quân tử không đặt việc thành danh ở vị trí hàng đầu, lại càng không muốn thân ở ngôi cao, mà là hy vọng trước tiên phải đứng vững dựa vào tài năng, đức hạnh của bản thân, có được tố chất toàn diện, thanh liêm, công bằng chính trực, đủ để đảm đương trọng trách. Chỉ khi có chân tài thực học, con người mới có được chỗ đứng thực sự trong xã hội. Thông minh là một loại tài phú, người thực sự có trí tuệ thường thường trong thời khắc quan trọng mới hiển lộ ra. Rất nhiều người thích tâm kế, luôn muốn thể hiện chút khôn vặt, không quản điều đó là có cần thiết hay không. Điều này không chỉ đối với thành công là vô ích mà còn thường thường chiêu mời tai họa. Trong “Luận Ngữ – Vệ Linh Công”, Khổng Tử cảm thán rằng: “Suốt ngày tụ tập lại, nói toàn những lời ...

13 cách tích đức trong cuộc sống hàng ngày

 13 cách tích đức trong cuộc sống hàng ngày Ông bà ta thường nói: “Có đức mặc sức mà ăn”. Câu nói ấy vừa là đề cao tầm quan trọng của đức, cũng là muốn răn dạy rằng, con người dù làm gì cũng phải coi trọng đức, tích đức. Con người tích đức như thế nào? Có phải chỉ là cho đi vật chất không? Nhưng không phải ai cũng có điều kiện vật chất để cho đi. Kỳ thực có nhiều cách tích đức mà ngay cả khi không có điều kiện vật chất, mỗi người vẫn có thể làm được. 🔻 1. Tích đức từ lời nói Có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác. Ngay cả khi cần nói thẳng, chúng ta vẫn nên xuất phát từ thiện ý thì người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn. Trước khi nói lời “lạnh như băng”, chúng ta hãy hâm nóng nó lên một chút. Trước khi nói lời phê bình người khác, chúng ta hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe. Lời nói là có sức mạnh vô cùng, nó có thể cải biến một con người. Bởi vậy mà cổ nhân vẫn dạy, m...

Bốn chữ “lạnh” trong đối nhân xử thế

 Bốn chữ “lạnh” trong đối nhân xử thế 🔻 Lạnh mắt nhìn người Nếu muốn giành được thành công thì biết mặt, giỏi dùng người là một trong những kỹ năng không thể thiếu. Đơn thương độc mã chỉ có thể làm được những việc nhỏ nhất thời, còn muốn làm đại sự ắt phải học cách tìm nhân tài và cộng sự phù hợp. “Lạnh mắt nhìn người” là dùng ánh mắt tĩnh lặng để thấu hiểu người khác, khi đánh giá họ thì không mang theo quá nhiều quan điểm và lập trường cá nhân, không vì quan hệ thân sơ hoặc ân oán trong quá khứ mà xem thường xem nhẹ. Thôi La, tả Thừa tướng nước Tề vào thời Bắc triều, rất được Vua kính trọng. Ông từng tiến cử Hình Thiệu giữ chức vụ quan trọng trong triều. Tuy nhiên khi nói chuyện với Vua, Hình Thiệu lại thường gièm pha nói xấu Thôi La. Một hôm, Vua trách Thôi La rằng: “Khanh luôn kể những điều tốt về Hình Thiệu, nhưng Hình Thiệu lại thường nói xấu khanh, khanh quả thực là ngốc!” Thôi La không vì yêu ghét cá nhân mà nảy sinh hiềm khích, ông vẫn độ lượng nói: “Hình Thiệu kể ra nhữn...

Cảnh giới đời người: Được vẫn dửng dưng, mất vẫn ung dung

 Cảnh giới đời người: Được vẫn dửng dưng, mất vẫn ung dung Con người sống nơi thế gian, nội tâm thường bị danh lợi chi phối, có lợi mới vui, mất mát thì buồn phiền đau khổ. Nhưng “có được tất có mất” là chân lý của thế gian, vì thế cùng với vui vẻ khi được, con người cũng cần học cách chấp nhận khi mất. Trong cuộc đời, nếu một người có thể làm được “Được vẫn dửng dưng, mất vẫn ung dung” thì đã đạt tới cảnh giới tinh thần hết sức cao thượng rồi. Cuộc đời con người qua đi thật không khác gì một vở kịch. Khi quay đầu ngoảnh nhìn lại, người ta mới thấy thành bại chỉ là hư ảo, công danh lợi lộc cũng thành mây thành khói. Cho dù là đế vương, tể tướng hay kẻ bần cùng, dù là anh hùng hay kẻ nhu nhược, cuối cùng cũng chỉ là một nắm đất mà thôi. Ngay cả những dấu tích hào hùng nhất cuối cùng cũng trở thành tro bụi trong dòng sông lịch sử. Có câu nói chí lý như thế này: “Được vẫn dửng dưng, mất vẫn ung dung”. Cảnh giới tinh thần của nó khiến người ta không khỏi nhớ đến một nhân vật lịch sử là...

Cổ nhân dạy “Sống ở đời, gieo nhân nào gặt quả nấy”: Nhân quả tuần hoàn, thiên lý soi rọi

 Cổ nhân dạy “Sống ở đời, gieo nhân nào gặt quả nấy”: Nhân quả tuần hoàn, thiên lý soi rọi Cổ nhân dạy “Sống ở đời, gieo nhân nào gặt quả nấy”. Người xưa đã dạy rằng, người sống trên đời gieo nhân nào thì gặp quả ấy, thiên lý soi rọi và chà đạp nhân luân ắt sẽ phải nhận phải báo ứng. Dù có kiếp sau mọi người cũng sẽ sống rất khổ sở. Người xưa có lưu truyền một câu chuyện như sau: Trong một túp lều tranh vô cùng tồi tàn, một cậu bé ăn xin với tướng mạo xấu xí và bị gù lưng sống cùng với người mẹ của mình. Bố của cậu cũng là một người ăn xin vất vả sống qua ngày. Thế nhưng gần đây, những thứ xin được càng ngày càng ít, thế là cậu liền bị bố mình đuổi ra khỏi nhà. Cậu bé ăn xin đáng thương vừa nhỏ tuổi lại vô cùng xấu xí, thế nên hễ gặp ai đó đều bị mọi người xa lánh và xua đuổi. Mấy ngày liền cậu bé không xin được một bữa cơm nào, cả ngày đói bụng đến mức đầu óc quay cuồng, may mắn có một ngôi chùa đã chấp nhận giữ chân cậu ở lại. Những người trụ trì đã phân công cho cậu phụ trách qu...

Cổ nhân dạy “Kim vô túc xích, nhân vô thập toàn”: Muốn thành công trước tiên phải hiểu được chính mình

 Cổ nhân dạy “Kim vô túc xích, nhân vô thập toàn”: Muốn thành công trước tiên phải hiểu được chính mình Cổ nhân dạy “Kim vô túc xích, nhân vô thập toàn”. Người xưa có câu “Kim vô túc xích, nhân vô thập toàn”, đến cả vàng cũng chẳng thể thuần khiết, con người làm gì có ai hoàn hảo. Sống trên đời, để làm vừa lòng tất cả mọi người là điều không thể. Bên cạnh bạn sẽ có người yêu mến nhưng cũng sẽ có người ghét bỏ, có người khen ngợi bạn nhưng cũng có người sẵn sàng chê bai. Thế nhưng sống trên đời, bạn sống là cho chính mình, hiểu chính mình, tự tìm tòi niềm vui ở chính bản thân mình, làm giàu tâm hồn và hiểu được giá trị của chính mình. Hãy nhớ rằng, miệng là của người khác, thị phi là chuyện ở trong thiên hạ. Dù có cố gắng thế nào đi chăng nữa, vĩnh viễn bạn cũng không thể nào quản được. Đặc biệt, nó cũng không phải là thước đo để đánh giá một con người. Chính vì thế, thay vì để bản thân bị chi phối từ những lời nói của người khác, bạn nên học cách tin tưởng bản thân mình. Chỉ cần bạ...

Cổ nhân dạy “Càng tính toán đường càng cụt, càng bình thản đường càng rộng”: Triết lý sâu xa vô chừng

 Cổ nhân dạy “Càng tính toán đường càng cụt, càng bình thản đường càng rộng”: Triết lý sâu xa vô chừng Cổ nhân dạy “Càng tính toán đường càng cụt, càng bình thản đường càng rộng”. Sống trên đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. Đôi khi sẽ khổ sẽ mệt, khi được khi mất, có những lúc chúng ta phải đối mặt với khó khăn và chông gai. Tâm của con người lại giống như một con đường, nếu càng tính toán thì đường càng cụt, càng bình thản con đường lại càng thênh thang rộng mở. Điều mình không muốn, đừng làm cho người khác Trong “Luận Ngữ – Vệ Linh Công” có một câu chuyện như sau: Tử Cống hỏi: “Có một chữ nào mà mình có thể làm theo trọn đời hay không, thưa thầy?” Khổng Tử nghe xong nói: “Có lẽ là chữ THỨ! Điều gì mà mình không muốn. chớ làm cho người khác”. Để trở thành một người ôn hòa, rất đơn giản bạn chỉ cần làm hai việc. Việc đầu tiên là bình thản tha thứ. Trước những sai lầm và thiếu sót của người khác, hãy duy trì sự bình thản và khoan dung; nghiêm khắc với chính m...

Cổ nhân dạy “6 trí tuệ lớn đời người”: Ăn một bữa đơn giản nhất, sống một cuộc sống đơn giản nhất, duy trì được sự bình yên trong nội tâm

 Cổ nhân dạy “6 trí tuệ lớn đời người”: Ăn một bữa đơn giản nhất, sống một cuộc sống đơn giản nhất, duy trì được sự bình yên trong nội tâm Cổ nhân dạy “6 trí tuệ lớn đời người”. Đối với những người hiện đại ngày nay, họ thường có tâm tư và suy nghĩ quá phức tạp, ham muốn quá nhiều. Chính vì thế, cuộc sống lại càng có thêm nhiều khó khăn và đau khổ. Muốn cuộc sống an ổn cần phải duy trì được sự bình yên ở trong nội tâm. Đặc biệt, cần phải duy trì được “6 trí tuệ lớn của đời người”. Vậy 6 trí tuệ này là những điều gì? 🔻 Thứ nhất, sự đơn giản Trong Đạo Đức Kinh có viết rằng: “Kiến tố bão phác, thiếu tư quả dục, tuyệt học vô ưu”. Ý muốn nói rằng, giữ cho bản thân bản chất mộc mạc, giảm bớt ham muốn và tạp niệm, từ bỏ những suy nghĩ vô ích và phức tạp thì mới có thể tránh được khổ đau. Tư Mã Quang – một học giả Trung Quốc từng viết: “Cam kỳ thực, mỹ kỳ phục, bất tri kỳ ngoại cảnh hữu hà dục”. Thời xưa xưa, con người chỉ cần ăn no mặc ấm là đủ hạnh phúc. Chỉ cần duy trì được những nhu c...

Cổ nhân dạy “Thành bại của đời người gói trọn trong 7 chữ độ”: Đó là những chữ gì?

 Cổ nhân dạy “Thành bại của đời người gói trọn trong 7 chữ độ”: Đó là những chữ gì? Cổ nhân dạy “Thành bại của đời người gói trọn trong 7 chữ độ”. Cổ nhân có câu “hành sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Tuy nhiên nếu như ghi nhớ được 7 chữ “độ” quan trọng sẽ giúp mỗi người có thể hành sự thuận theo đạo lý cũng như chuẩn mực làm người. Khi mọi việc đều có mức độ, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và thư thái hơn rất nhiều. 🔻 Thứ nhất, tấm lòng độ lượng Chúng ta ít nhiều cũng từng có cơ hội tiếp xúc với những người có tấm lòng khoan dung và độ lượng. Thông thường, họ sẽ là những người đơn thuần, không toan tính, biết suy nghĩ cho người khác. Mỗi khi có người cần, họ sẵn sàng dành thời gian để giúp đỡ, chia sẻ chân thành. Những lời họ nói đều chân thật và thiện tâm. Những người rộng lượng thường được đánh giá là người thành công trong cuộc sống và thường là những người hạnh phúc. Điều quan trọng ở chỗ, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một người rộng lượng dù có giàu có thế nào đi chăng nữa, chỉ c...

Cổ nhân dạy “100-1=0”: Đạo lý ai cũng nên biết để tránh rước họa vào thân

 Cổ nhân dạy “100-1=0”: Đạo lý ai cũng nên biết để tránh rước họa vào thân Cổ nhân dạy “100-1=0”. Đạo lý 100-1=0 như một lời nhắc nhở để mọi người thấy được rằng, chỉ cần một lần sai lầm, một lần làm không tốt thì mọi cố gắng trước đây cũng bằng 0. Thế niên, nhiệm vụ quan trọng nhất của mọi người trong cuộc đời này chính là sống đúng với lương tâm, sống thật tốt và đừng bận tâm quá nhiều về ánh mắt người đời cũng như những điều tiêu cực xung quanh. 🔻 Đạo lý 100-1=0 Ngày xửa ngày xưa, có một vị hòa thượng già viết lên giấy 4 phép tính như sau: 2+2=4; 4+4=8; 8+8=16; 9+9=19. Ngay lập tức, các đệ tử nhìn thấy liền nhao nhao: “Thầy ơi, thầy tính sai một phép tính rồi ạ!” Vị hòa thượng nghe xong, ngẩng đầu lên và chậm rãi nói: “Đúng thế, mọi người đều có thể nhìn thấy rất rõ ràng rằng, phép tính này ta đã tính sai rồi. Tuy nhiên, 3 phép tính trước của ta đều đúng, tại sao không có một ai khen ngợi mà chỉ nói về phép tính sai của ta?” Thực tế, làm người cũng vậy. Khi chúng ta đối xử với ...

Cổ nhân dạy “Con cái không có Đức, cha mẹ để lại bao nhiêu tài sản cũng vô dụng”: Tại sao lại khẳng định như vậy?

 Cổ nhân dạy “Con cái không có Đức, cha mẹ để lại bao nhiêu tài sản cũng vô dụng”: Tại sao lại khẳng định như vậy? Cổ nhân dạy “Con cái không có Đức, cha mẹ để lại bao nhiêu tài sản cũng vô dụng”. Theo quan niệm của người xưa, nếu như muốn gia tộc hưng thịnh, phải giáo dục con cái thật nghiêm khắc. Họ luôn dạy trẻ phải biết coi trọng đạo đức, hành thiện một cách cẩn trọng. Đây chính là phương pháp để bảo vệ cũng như dạy dỗ thế hệ con cháu tốt nhất. Hầu như các bậc cha mẹ đều mong muốn để lại cho con cháu những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, dù có để cho chúng bao nhiêu tài sản đi chăng nữa, đó đơn giản cũng chỉ là vật ngoài thân mà thôi. Cổ nhân dạy rằng, chỉ có dạy dỗ con cháu coi trọng đức hướng thiện, đó mới là thực sự lo cho tương lai lâu dài của chúng. Dạy con làm người tử tế sẽ giúp chúng thu về lợi ích chân chính, luôn luôn bảo trì được sự thanh tỉnh sáng suốt, phân biệt được tốt xấu thiện ác, lựa chọn được con đường nhân sinh đúng đắn, hướng đến tương lai tốt đẹp. Giáo dục t...

Cổ nhân dạy “Đời người như rượu”: Rượu có độ cồn, sống có độ khó, ngọt hay đắng tùy theo phẩm vị mỗi người!

 Cổ nhân dạy “Đời người như rượu”: Rượu có độ cồn, sống có độ khó, ngọt hay đắng tùy theo phẩm vị mỗi người! Cổ nhân dạy “Đời người như rượu”. Theo người xưa, đời người giống như rượu uống, người chọn được hợp khẩu vị uống vào sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Đi giày vừa chân sẽ cảm thấy thư thái, tìm được một người phù hợp, cuộc sống mới có thể an vui. Đời người giống như ly rượu nên tình cảm cũng có nhiệt độ riêng Nhiều người nói rằng uống rượu nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể bỏ được thức uống này. Cuộc sống cũng thế, rõ ràng nhiều người biết rằng đối phương không thể mang đến cho mình hạnh phúc, họ vẫn lưu luyến, do dự và níu kéo đủ đường. Ví như một cô đồng nghiệp ở công ty, chỉ vì thất tình bà tuyệt thực suốt 3 ngày ròng rã. Sau đó, vì uống rượu quá nhiều, cô ấy phải nhập viện vì xuất huyết bao tử. Khi mọi người đến thăm, cha mẹ của cô tóc đã bạc trắng, tiều tụy ngồi bên cạnh giường bệnh mà nhìn con cái. Trong phòng thăm bệnh ấy, ngoài cha ...