Chuyển đến nội dung chính

Cổ nhân dạy “Con cái không có Đức, cha mẹ để lại bao nhiêu tài sản cũng vô dụng”: Tại sao lại khẳng định như vậy?

 Cổ nhân dạy “Con cái không có Đức, cha mẹ để lại bao nhiêu tài sản cũng vô dụng”: Tại sao lại khẳng định như vậy?

Cổ nhân dạy “Con cái không có Đức, cha mẹ để lại bao nhiêu tài sản cũng vô dụng”. Theo quan niệm của người xưa, nếu như muốn gia tộc hưng thịnh, phải giáo dục con cái thật nghiêm khắc. Họ luôn dạy trẻ phải biết coi trọng đạo đức, hành thiện một cách cẩn trọng. Đây chính là phương pháp để bảo vệ cũng như dạy dỗ thế hệ con cháu tốt nhất.

Hầu như các bậc cha mẹ đều mong muốn để lại cho con cháu những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, dù có để cho chúng bao nhiêu tài sản đi chăng nữa, đó đơn giản cũng chỉ là vật ngoài thân mà thôi. Cổ nhân dạy rằng, chỉ có dạy dỗ con cháu coi trọng đức hướng thiện, đó mới là thực sự lo cho tương lai lâu dài của chúng.

Dạy con làm người tử tế sẽ giúp chúng thu về lợi ích chân chính, luôn luôn bảo trì được sự thanh tỉnh sáng suốt, phân biệt được tốt xấu thiện ác, lựa chọn được con đường nhân sinh đúng đắn, hướng đến tương lai tốt đẹp. Giáo dục trong gia đình có một đặc điểm quan trọng, đó là lời nói và việc làm phải mẫu mực, cha mẹ làm gương cho con cái noi theo. Trẻ con vốn rất dễ thích nghi, vì thế việc giáo dục phẩm hạnh cho chúng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Những đạo lý nhất thời trẻ không thể hiểu được, trong thực tiễn tương lai chúng rồi sẽ phải tiếp xúc. Hướng dẫn một cách đúng đắn, giúp trẻ có được nền tảng, sau này chúng mới có thể bước đi trên con đường chính Đạo. Trước đó, Từ Miễn – một vị quan thời nhà Lương từng nói rằng: “Người ta thường để lại tài sản cho con cháu, còn tôi chỉ để lại tiếng thơm. Con cháu có đức có tài, chúng tự nhiên có thể tỏa sáng, làm nên sự nghiệp. Còn nếu chúng không tài không đức, dù tôi có để lại tài sản to lớn thế nào cũng là vô dụng”.

Được biết, Từ Miễn cả cuộc đời đều sở hữu địa vị khá cao. Thế nhưng, ông luôn luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình, nỗ lực làm việc công chính và cẩn thận, tiết kiệm nhưng không tham lam, ông cũng không quan tâm đến tiền tài, của cải cũng như gia sản của bản thân. Cả cuộc đời, ông thường xuyên mang phần lớn bổng lộc mà mình có được để chia cho người thân, bạn bè và những người dân nghèo khó. Chính vì thế, trong nhà ông không có của cải gì được coi là giá trị.

Đúng như Từ Miễn nói, con cháu không có tài đức thì để lại bao nhiêu tài sản cũng vô dụng. Lúc sinh thời, ông thường xuyên nhắc nhở, dạy dỗ con cháu phải coi trọng phẩm hạn đạo đức. Tương truyền, ông từng viết thư nhắc nhở Từ Tung – con trai của mình rằng: “Nhà ta gia thế nhiều đời rất thanh liêm, thế nên cuộc sống thường ngày khá kham khổ. Đến cả việc mua sắm sản nghiệp, từ trước tới nay đều chưa hề đề cập đến, chứ không chỉ đơn giản là không kinh doanh.

Liên quan đến vấn đề này, cổ nhân cũng từng dạy: Để lại cho con cháu cả sọt vàng cũng không bằng dạy chúng biết siêng năng học tập một quyển kinh thư. Nếu như nghiền ngẫm, nghiên cứu cẩn thận những lời răn dạy nàу, mọi người sẽ thấy được đó thực sự không phải là những lời nói suông.

Dù cha không có tài cán gì, nhưng cha vẫn có tâm nguyện và cảm thấy vui mừng vì được tuân theo lời giáo huấn trên của cổ nhân, tuyệt đối không dám bỏ dở nửa chừng. Từ lúc cha có được quyền cao chức trọng cho đến nay đã gần 30 năm, có một số bạn bè cật lực khuyên cha hãy tùy cơ hành sự khi đang có chức có quyền, mua sắm nhiều ruộng vườn để lại cho cáс con, thế nhưng cha đều cự tuyệt không chấp thuận. Cha cho rằng chỉ có để lại thứ quý giá nhất đó là sự thanh bạch cho đời sau, nó mới có thể khiến cho con cháu của mình được hưởng phúc vô cùng”.

Chính nhờ những lời răn dạy này, con cái của Từ Miễn về sau đều trở thành những người tài đức nổi tiếng gần xa, cống hiến hết mình cho xã tắc.

Hàng nghìn năm lịch sử, cách dạy con của cổ nhân đều tập trung và nhấn mạnh vào việc tu thân dưỡng đức. Theo người xưa, chỉ có tu thân dưỡng đức tốt thì mới có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Về vấn đề giáo dục con cái, có những bậc cha mẹ trước khi qua đời vẫn sáng suốt để lại bài học sâu sắc cho con mình. Mẹ của Tể tướng Khấu Chuẩn triều đại Bắc Tống chính là một ví dụ.

Từ nhỏ, Khấu Chuẩn đã mồ côi cha, gia cảnh khó khăn, sống nhờ nghề dệt vải của mẹ. Đêm đêm, mẹ Khấu Chuẩn vừa kéo sợi vừa dạy con trai đọc sách, bà luôn đôn đốc con trai mình phải khổ học thành tài. Không phụ lòng mong mỏi của mẹ, Khấu Chuẩn sau này đến kinh thành dự thi đã đỗ Tiến sĩ. Thế nhưng, tin vui về đến quê nhà đúng lúc mẹ Khấu Chuẩn lâm bệnh nặng. Trước lúc lâm chung, bà giao bức họa mình vẽ cho người nhà là bà mụ họ Lưu, nói: “Khấu Chuẩn sau này nhất định làm quan. Nếu nó lỡ phạm lỗi lầm, bà hãy giao cho nó bức họa này”.

Sau này, Khấu Chuẩn khi lên chức Tể tướng đã bắt đầu sống buông thả. Một lần, ông tổ chức tiệc sinh nhật và đã mời rất nhiều người đến. Bà mụ họ Lưu thấy thế đã đưa cho Khấu Chuẩn bức họa năm xưa. Khi mở ra, Khấu Chuẩn thấy bên trong là một bức “Hàn song khóa tử đồ” (Nghĩa là: Một học trò đang gian khổ học tập). Bên trên bức họa còn đề một bài thơ như sau: “Cô đăng khóa độc khổ hàm tân/ Vọng nhĩ tu thân vi vạn dân/ Cần kiệm gia phong từ mẫu huấn/ Tha niên phú quý mạc vong bần”.

Tạm dịch là: “Cô nhi khổ học dưới đèn dầu/ Mong con tu dưỡng vì muôn dân/ Gia phong cần kiệm, mẹ hiền dạy/ Phú quý giàu sang chẳng quên nghèo”.

Vô cùng bất ngờ vì nhận được lời di huấn của mẹ, Khấu Chuẩn đã đọc đi đọc lại nhiều lần, sau đó nước mắt trào ra như suối. Ông ngay lập tức cho giải tán tiệc mừng thọ. Cũng kể từ đó, ông luôn giữ mình trong sạch, tôn trọng sự công bằng, không vụ lợi, yêu thương bách tính, trở thành vị Tể tướng tài đức nổi tiếng của thời Tống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v