Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2023

Tu khẩu đắc phúc báo, nói lời thị phi chuốc tai ương

 Tu khẩu đắc phúc báo, nói lời thị phi chuốc tai ương Thuận miệng nói vài lời dường như không có gì quan trọng, nhưng lại gây ra tác dụng rất lớn. Có người nói chuyện chừng mực, khiến lòng người được an ủi; có người lại ăn nói bừa bãi, ưa thích những điều lộng ngữ thị phi, hại người hại mình. Người phương Đông từ xưa đối với vấn đề tu khẩu đều rất coi trọng, bởi vì hậu quả mà nó mang đến là vô cùng to lớn. Tu khẩu đã trở thành một phần rất quan trọng trong tu dưỡng bản thân. Một người có đức độ hay không thì thông qua lời nói cũng đã thể hiện được rất nhiều. 🔻 Đừng nói những chuyện thị phi của người khác để tránh tai họa Vào triều đại nhà Minh, Văn Trưng Minh (1470 – 1559) là một trong “Ngô trung tứ tài tử”. Ông đối với lĩnh vực thư pháp và văn học đều rất có trình độ. Lúc ấy, uy tín của ông rất cao, nổi tiếng khắp vùng Giang Nam, rất nhiều học sinh đều bái ông làm thầy. Ông bình sinh không thích nghe đàm luận về sai lầm của người khác. Nếu có người muốn nói những chuyện thị phi, ...

Tích đức cải mệnh không phải là việc khó

 Tích đức cải mệnh không phải là việc khó Người xưa cho rằng, phúc khí của một người không những là được mang theo từ tiền kiếp mà còn do hành thiện tích đức, tích phúc mà có; xét cho cùng, có thể thực sự thay đổi vận mệnh hay không chính là nằm ở hai chữ “nhân quả”. Tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Liễu Phàm tứ huấn” là Viên Liễu Phàm (1533-1606) sống vào thời nhà Minh, vốn có tên là Viên Hoàng, tự Khôn Nghi, là người ở huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô. Cuộc đời ông từng được một cao nhân xem quẻ cho vô cùng chính xác, nhưng sau đó ông đã thay đổi được vận mệnh của mình. Viên Liễu Phàm mất cha từ nhỏ, khi ông mới mười mấy tuổi thì mẹ đã buộc ông từ bỏ việc học và hành nghề y để kiếm tiền sinh sống, và cũng có thể cứu giúp người khác. Một lần nọ, ông đến chùa Từ Vân và gặp được một ông lão có tướng mạo phi thường, ông lão có một bộ râu dài, trông như một vị Thần tiên cốt cách thanh tao vô cùng, ông lão đó nói với Liễu Phàm rằng: “Anh là một người thuộc chốn quan trường, năm sau anh c...

Cổ nhân: ‘6 điều hối hận’, ai tránh được ắt sẽ thành công

 Cổ nhân: ‘6 điều hối hận’, ai tránh được ắt sẽ thành công Thời Bắc Tống có tể tướng Khấu Chuẩn nổi tiếng với bài thơ ‘Lục hối minh’. Chỉ gồm 6 câu thơ ngắn ngủi, nhưng nó lại ẩn chứa hàm nghĩa thâm sâu, giúp người đời sớm giác ngộ trí huệ mà hối cải. Những đạo lý trong đó thật đáng để người ngày nay học hỏi. 6 câu thơ trong bài ‘Lục hối minh’ như sau: “Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc Giàu không cần kiệm, nghèo mới xót xa Trẻ không hiếu học, già hối đã muộn Thấy việc không học, cần không có, hối hận khôn nguôi Rượu vào cuồng ngôn, tỉnh hối muộn màng An không điều dưỡng, đổ bệnh trách ai “ 🔻 “Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc” Trong văn hóa truyền thống, quan lại là người trông nom đời sống cho nhân dân, cần phải là người đôn hậu. Người xưa cũng có cách nói, “nhìn ăn mặc khắc biết chức quan cao”, và dù bất kể quan cao thế nào thì vẫn “Trên đầu ba thước có thần linh”. Đạo làm quan thời bấy giờ là phải công tâm, lấy dân làm gốc, không thể vì tư lợi cá nhân, nóng giận vui buồn nhất ...

Cổ nhân giáo huấn: Biết nhau dựa vào cơ duyên, thấu hiểu dựa vào trí huệ

 Cổ nhân giáo huấn: Biết nhau dựa vào cơ duyên, thấu hiểu dựa vào trí huệ Chốn hồng trần, chúng sinh đông đảo, có thể tương ngộ tại cùng một nơi, thì đã là một cơ duyên, mà có thể hiểu nhau, chí thú tương đồng, thì chính là bằng hữu. Người với người quen biết nhau dựa vào cơ duyên, thấu hiểu nhau đều dựa vào chân thành Trong cuộc đời nếu có được 2, 3 người bạn tốt, mọi thứ đều có thể chia sẻ, không xa lìa, không rời bỏ, thì có thể nói là may mắn. Ta như là một căn nhà, bạn bè là cửa sổ, cửa sổ càng rộng, nhà càng sáng. Đời người cũng như vậy, bạn bè càng nhiều cuốc sống càng rộng mở, càng phong phú. Năm tháng như nước, bước qua mới biết nông cạn; thời gian như khúc ca, hát rồi mới cảm nhận được âm điệu của trái tim. Thấu hiểu, dựa vào trí huệ Người với người, thời gian càng lâu càng thấu hiểu nhau; tình bạn như một ly rượu ngon, ủ càng lâu sẽ càng đậm càng thơm, càng trong trẻo. Cổ nhân kết giao là kết tâm, ngày nay kết giao thường chỉ là kết mắt. Bạn nhậu, sẽ bốc hơi cùng với thời...

Thân ở trong trời đất, phải thuận với tự nhiên, tuân theo thiên ý

 Thân ở trong trời đất, phải thuận với tự nhiên, tuân theo thiên ý Con người tồn tại giữa đất trời, mỗi ngày đều có đủ loại ý nghĩ, làm thế nào để nhìn nhận ra suy nghĩ của chính mình? Trong cuộc sống hằng ngày đối mặt với đủ loại sự việc, làm sao để có thể luôn giữ tâm trí bình tĩnh? Trong hiện thực nhiều cám dỗ, quân tử xưa lựa chọn đạo nghĩa hay quyền lợi? Nhà tư tưởng Lữ Khôn thời Minh trong “Thân Ngâm Ngữ” đã ghi chép lại những điều mà ông tâm đắc trong đời, có thể mở ra một lối dẫn dắt cho chúng ta ngày nay. 🔻 1. Con người cần thuận theo đạo lý trong trời đất Lữ Khôn cho rằng người mà “mang một trái tim không ngừng vươn lên, bất kể ngày đêm, muốn chạm tới nơi thuần khiết nhất, quên cả tử sinh”, đó mới là khí phách của quân tử. Con người tồn tại giữa đất trời, không thể làm mọi thứ theo ý muốn của mình, cần thuận theo tự nhiên. Một người không phóng túng dục vọng, thuận theo thiên lý, nội tâm nhất định là yên tĩnh và hạnh phúc. “Nhân sinh giữa trời đất, mỗi ngày đều đang suy ...

Cảnh giới trí tuệ: Núi cao không lời, nước sâu không có sóng

 Cảnh giới trí tuệ: Núi cao không lời, nước sâu không có sóng Người sống nơi thế gian, tâm trí cần thoáng đạt một chút, được – mất xem nhẹ một chút, mục tiêu giảm xuống một chút, tâm danh lợi ít đi một chút, cân nhắc suy nghĩ vì người khác nhiều hơn một chút. Đây chính là cảnh giới của trí tuệ. Lòng tham là thứ đáng sợ nhất, không những chỉ phá hủy, hủy hoại đi những thứ hữu hình, mà còn có thể làm đảo loạn thế giới nội tâm của bạn, khi đứng trước tâm tham lam còn khiến lòng tự tôn cùng những nguyên tắc bạn tuân thủ đều có thể sụp đổ. Ngu si cùng cố chấp, oán cùng hận, sẽ chỉ làm cho tâm trí quay cuồng, khiến người bất an. Buông xuống những “có – không”, “đúng – sai”, tâm trí mới có thể thông suốt, nhẹ nhõm tự nhiên và đẩy xa tâm vô minh ngu si. Thiên đường và địa ngục chỉ cách nhau có một niệm, một khi phiền não buông xuống liền sẽ hóa thành tâm bồ đề, suy nghĩ một khi đã chuyển biến tâm tình liền trở thành bầu trời quang tạnh. Người biết đủ thường vui, là một cảnh giới cao đẹp củ...

Muốn bản thân mạnh mẽ hơn, hãy học cách buông bỏ 10 thứ này…

 Muốn bản thân mạnh mẽ hơn, hãy học cách buông bỏ 10 thứ này… Muốn trở nên mạnh mẽ, cần phải học cách buông. Bởi vì khi bạn quyết định buông, khoảnh khắc ấy, bạn chính là đã bước lên con đường hạnh phúc… Vậy, rốt cuộc cần phải buông bỏ những thứ gì? 🔻 1. Buông bỏ thể diện Đôi khi ta cúi đầu, là để nhìn cho rõ con đường mình bước đi. Rất nhiều người nhận thấy, bản thân mình có quá nhiều thứ, đều là những thứ không thuần khiết, không như ý, tuy nhiên lại không buông bỏ xuống được. Thể diện khiến họ không buông được, cuối cùng chết vì thể diện. 🔻 2. Buông bỏ áp lực Mệt mỏi hay không mệt mỏi, là phụ thuộc vào cái tâm của bạn. Trong căn phòng tâm hồn, nếu không được quét sạch thì sẽ bị bụi trần bao phủ. Quét sạch bụi trần, mới có thể khiến cái tâm ảm đảm trở nên tươi sáng. Đem sự tình làm rõ, mới có thể từ giã mọi muộn phiền; đem một vài thống khổ vô vị mà ném xuống, hạnh phúc sẽ tràn ngập không gian. 🔻 3. Buông quá khứ Buông quá khứ, lòng bạn mới có thể đón nhận niềm vui mới, mới có...

Biết đủ thì nghèo khổ cũng vui, truy cầu nhiều giàu sang vẫn phiền não

 Biết đủ thì nghèo khổ cũng vui, truy cầu nhiều giàu sang vẫn phiền não Người xưa có câu: “Người không biết đủ giống như rắn muốn nuốt cả voi”, nuốt không được, nhả lại không chịu. Cuộc sống này, biết bao người đang bị “danh, lợi, tình” trói buộc, mong cầu hạnh phúc nhưng cuối cùng lại nhận toàn khổ đau. Dục vọng của con người hoàn toàn không thể thỏa mãn được. Nếu một mực cưỡng cầu thì nhất định sẽ sinh ra phiền não Con người sống truy cầu danh lợi vốn là để được hạnh phúc, vui vẻ, nhưng rất nhiều người vì truy cầu không được lại đánh mất niềm vui, niềm hạnh phúc vốn có. Đây đúng là cái vòng luẩn quẩn của nhân sinh. Có thể thấy rằng, tâm biết đủ quan trọng đến mức nào đối với sinh mệnh của một người. Suy cho cùng: “Cao ốc ngàn gian, thì đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, hà cớ gì chúng ta phải truy cầu lắm thứ như thế? Huống chi, tiền dù nhiều đến mấy, chức vị cao đến đâu đi nữa cuối cùng đến lúc sinh mệnh lìa đời thì đâu còn ...

Muốn làm một người ưu tú phải khắc phục được 6 nhược điểm này

 Muốn làm một người ưu tú phải khắc phục được 6 nhược điểm này Không có ai hoàn hảo cả, chỉ cần là người thì sẽ có nhược điểm, điều này rất bình thường. Nhưng khi đối mặt với điểm yếu của bản thân, không thể mãi chịu khuất phục, phải nghĩ biện pháp chiến thắng nó, như vậy chúng ta mới có thể trở nên mạnh mẽ và ưu tú hơn. Dưới đây là 6 nhược điểm mà chắc ai cũng đã từng phải đối mặt, nếu vượt qua được nó thì bạn sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. 🔻 1. Tức giận Tức giận là dùng sai lầm của người khác mà trừng phạt chính mình, thật là khờ dại. Sai lầm của người khác, hãy để họ tự gánh chịu lấy, chúng ta không cần phải tức giận, thật sự là không đáng. Nếu như có người trêu chọc chúng ta, càng không cần phải tức giận, bởi vì khi tức giận, nhất định sẽ làm tổn thương chính mình, không có chỗ nào tốt cả. Chi bằng hãy bình tĩnh một chút, ung dung đối mặt, như vậy chúng ta mới có thể càng ngày càng trở nên lý trí, càng ngày càng rộng lượng. 🔻 2. Phiền não Con người sở dĩ phiền não, đa phần...

Nhân gian 3000 phiền não, cười nhẹ một cái đường sẽ thênh thang

 Nhân gian 3000 phiền não, cười nhẹ một cái đường sẽ thênh thang Trên con đường nhân sinh, phiền não là điều dĩ nhiên, hãy bình thản đón nhận thì tâm sẽ an yên, biết buông bỏ thì sẽ được giải thoát. Thay vì mang theo ba ngàn phiền não, chi bằng nhặt lấy cành hoa và nở nụ cười… Một nhà hiền triết từng nói, một nhánh hoa là một thiên đường, một ngọn cỏ là một thế giới; một cành cây một bồ đề, một miếng đất một Như Lai; một phương hướng một Tịnh Độ, một nụ cười một trần duyên. Trải qua những năm tháng núi trùng nước điệp, luôn có phong ba bão táp, trôi nổi lênh đênh. Là ánh dương dạy chúng ta phải dũng cảm kiên cường, phải đón nhận và trưởng thành, để mọi con đường ta bước qua đều có những kỳ vọng.  Thay vì phiền não, chi bằng nhặt lấy cành hoa và nở nụ cười… Có một người tiều phu cả ngày cứ than ngắn thở dài, phát sầu vì lương thực mùa thu và bông vải mùa đông. Có người hỏi vị tiều phu: “Ông đã trồng lúa chưa?” Tiều phu: “Chưa, tôi sợ trời không mưa”. Người đó hỏi: “Vậy ông đã t...

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Bí mật đao pháp vô song của Quan Vũ

 Tam Quốc Diễn Nghĩa: Bí mật đao pháp vô song của Quan Vũ Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có rất nhiều chỗ mê chưa thể lý giải được. Ví như võ công của Lữ Bố, Quan Vũ, Trương Phi từ đâu mà có, sư phụ họ là ai, hoặc kết cục của Điêu Thuyền… Trong đó không thể không nhắc đến nguồn gốc đao pháp của Quan Vũ. Mọi người đã biết, trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” điều được coi trọng nhất là chữ “Nghĩa”, mà Quan Vũ chính là đại biểu cho chữ “Nghĩa”, trong ông có đầy đủ “Trung, Nghĩa, Tín, Trí, Nhân, Dũng”, hàm chứa luân lý, đạo đức, lý tưởng của văn hóa Trung Hoa truyền thống, thấm nhuần nho học thời Xuân Thu, cũng như giá trị nhân sinh sâu sắc của Thích giáo, Đạo giáo. Chuyện kể rằng, Quan Vũ chính là Sở Bá Vương – Hạng Vũ chuyển thế. Hạng Vũ anh hùng cái thế, mặc dù đã sát phạt rất nhiều người, nhưng vì không giết Thái Công, không làm nhục Lữ Hậu, không dùng quỷ kế, có tam đức này, nên sau khi chết, Hạng Vũ chỉ cần sửa họ không thay tên, gọi là Quan Vũ, đầu thai vào thời Tam Quốc, để viết tiếp...

Oán hận sẽ dẫn đến sai lầm, nặng tâm chi bằng thay đổi

 Oán hận sẽ dẫn đến sai lầm, nặng tâm chi bằng thay đổi Chuyện trên đời, trăm vạn sự tình cũng không mấy việc là như ý. Thay vì oán hận, chi bằng thay đổi, chấp nhận sẽ khiến cuộc sống bất đắc dĩ trở thành tốt đẹp. 🔻 Vì oán hận mà lãng phí toàn bộ cơ hội Một nhà nọ có ba người, trong nhà nghèo khó đến cùng cực, đứa con trai gầy chỉ còn da bọc xương, hai vợ chồng đành phải mang theo đứa bé đi ăn mày ở đầu phố. Nhưng cả ngày đều không xin được thứ gì. Đứa bé đói bụng đến nỗi sắp ngất xỉu. Hai vợ chồng thấy vậy rất sốt ruột, mới nhất tâm cầu nguyện Thượng đế cứu đứa con của họ. Thấy vậy, Thượng đế mới cử sứ giả đi xuống nhân gian. Sứ giả nói với họ rằng: “Ta sẽ cho các ngươi mỗi người một điều ước”. Ba người họ nghe xong nửa tin nửa ngờ. Người mẹ nhanh chóng nói với sứ giả: “Tôi chỉ muốn ngài cho chúng tôi một xe bánh bao, tôi chỉ muốn cho con trai tôi được ăn no mà thôi.” Vừa dứt lời, trước mắt xuất hiện một xe bánh bao. Người cha thấy thế lúc đầu rất ngạc nhiên, sau đó lập tức giận...

Cách nuôi dạy con thành tài của người xưa

 Cách nuôi dạy con thành tài của người xưa Người xưa có nhiều cách nuôi dạy con rất đáng để người ngày nay suy ngẫm. Trong cuốn ‘Cựu Ngũ Đại sử – Lưu Tán truyện‘ có chép, Lưu Tán, đại thần nhà Hậu Đường vào thời Ngũ Đại, người Ngụy Châu (huyện Ký, Hà Bắc ngày nay). Ông xuất thân từ tiến sĩ, vào triều làm quan, nhiều lần đảm nhiệm chức Trung thư xá nhân, Ngự sử trung thừa, Hình bộ thị lang. Lưu Tán làm quan, không thiên vị tình riêng, không a dua xu nịnh, nổi danh là người chính trực nghiêm minh. Lưu Tán thành tài, không thể không nhắc đến sự giáo huấn nghiêm khắc của cha ông là Lưu Tần đối với ông. Khi Lưu Tán còn nhỏ, cha ông đang nhậm chức huyện lệnh. Yêu cầu của vị quan này đối với con trai là vô cùng nghiêm khắc. Khi Lưu Tán vừa đến tuổi đi học, cha ông liền dạy ông đọc những quyển sách cổ như “Thi Kinh”, “Thượng Thư” (Những sách này, nhìn từ thời hiện đại ngày nay thì chữ nghĩa vô cùng uyên thâm, nhưng lại là sách giáo khoa ắt phải học từ nhỏ của người xưa). Để khích lệ con tr...

Miệt mài tìm kiếm thuật dưỡng sinh, kỳ nhân đã hiểu được đạo của trường thọ

 Miệt mài tìm kiếm thuật dưỡng sinh, kỳ nhân đã hiểu được đạo của trường thọ Thời nhà Minh, có một người trường thọ tên là Vương Sĩ Năng. Theo ghi chép trong “Canh Tỵ biên”, Vương Sĩ Năng là người Hải Châu, ông sinh ra vào thời nhà Nguyên năm Chí Chính thứ 24 (năm 1364), đến năm Thành Hóa Quý Mão (năm 1483), lúc này ông đã 120 tuổi. Minh Hiến Tông hạ chiếu mời Vương Sĩ Năng vào cung, hỏi han về đạo dưỡng sinh của ông. Vương Sĩ Năng từ nhỏ đã có hứng thú với thuật dưỡng sinh trường sinh, từng rời bỏ quê hương để du ngoạn tứ phương tìm kiếm danh sư. Có một năm, Vương Sĩ Năng đến Tứ Xuyên, nghe nói trên núi Tuyết Sơn có một cụ già thần kỳ đang cư ngụ, thế là bái mộ danh tiếng liền đến kính thăm. Vương Sĩ Năng nhìn thấy cụ già khoác áo nỉ, nằm ở trên giường. Hình dáng cụ già thấp bé, nhưng diện mạo ngũ quan và chân tay lại như trẻ sơ sinh. Vương Sĩ Năng kính cẩn lễ bái, nhưng cụ già không trả lời. Vương Sĩ Năng một lòng muốn học đạo, nên can tâm tình nguyện hầu hạ cụ già. Cụ già ăn rất...

Con người muốn an nhiên tự tại cần phải hiểu Đạo để tu thân

 Con người muốn an nhiên tự tại cần phải hiểu Đạo để tu thân Nho giáo cho rằng, người biết ước thúc đạo đức của tự thân mới thực sự là trân quý chính mình, khiến bản thân trở nên cao thượng. Trong tâm một khi đã có Đạo, thì cuộc sống tự nhiên sẽ an lạc tự tại… Khổng Tử từng giảng: “Thiên mệnh vị chi tánh, suất tánh vị chi Đạo, tu Đạo vị chi giáo”, nghĩa là, cái mệnh trời phú cho gọi là tính, theo tính gọi là Đạo, sửa mình cho đúng theo Đạo gọi là giáo. Như vậy, Đạo luôn gắn bó với con người, đó chính là lương tâm, là thiện tính. Con người sinh ra vốn thiện lương, nhưng trải qua những tháng năm bôn ba giữa dòng đời, con người ngày càng tiếp xúc với những điều xấu ác mà xa dần bản tính lương thiện ban sơ của mình. Vậy nên trong Tam Tự Kinh có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, tức tâm tính thuở ban đầu của con người vốn lương thiện. Nho giáo cho rằng, người biết ước thúc đạo đức của tự thân mới thực là trân quý chính mình, khiến bản thân trở nên cao thượng. Họ sẽ không ngông cuồng d...

Nhân từ là bản tính tốt đẹp, nhưng có thể phân biệt Chính tà mới biết đâu là khoan dung thật sự

 Nhân từ là bản tính tốt đẹp, nhưng có thể phân biệt Chính tà mới biết đâu là khoan dung thật sự Không thể phủ nhận rằng “khoan dung” là một đức tính tốt đẹp của nhân loại, nhưng nếu không lý trí đặt đúng người đúng chỗ, thì sự “khoan dung” ấy có thể sẽ trở thành hành vi tiếp tay cho cái ác hại người. Câu chuyện “Nhà sư và con hổ” Trong quyển cổ thư Trung Quốc “Tử Bất Ngữ” của tác giả Viên Mai được viết vào triều đại nhà Thanh, có kể lại câu chuyện về một nhà sư và một con hổ, đại ý như sau: Có nhà sư nọ độc tu tại một ngôi chùa nhỏ, ngày nọ ông vào rừng thì phát hiện một con hổ con đang bị thương nặng, ông bèn mang nó về chùa băng bó vết thương và tìm thảo dược chữa trị. Sau nhiều ngày, con hổ con khỏe lại, nó dần quen với nhà sư nên lúc nào cũng quanh quẩn bên ông, nhà sư cũng sinh tâm mến con vật nên quyết định giữ nó lại chùa để nuôi dưỡng. Người dân gần đó rất sợ, đều khuyên nhà sư nên nhân lúc con hổ vẫn chưa trưởng thành mà mang nó trả về rừng núi, nhưng nhà sư không cho thế...

Truyện cổ Phật gia: Thế gian có 4 sự tình không thể dài lâu

 Truyện cổ Phật gia: Thế gian có 4 sự tình không thể dài lâu Vào thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu luyện dưới cội bồ đề, chứng kiến cảnh sinh ly tử biệt thương tâm của người cha và con gái, Ngài bèn giảng ra 4 đạo lý khiến người đàn ông lập tức giác ngộ: “Điều gì ắt cũng có tận cùng; cao rồi cũng rơi xuống thấp; hợp rồi sẽ có ly; sống ắt sẽ có chết”. Chuyện kể rằng có một đôi vợ chồng Bà La Môn nọ sinh hạ được một cô con gái rất xinh đẹp, dáng vẻ đoan chính, thông minh lanh lợi. Không những vậy nàng còn có tài ăn nói, không ai trong vương quốc này có thể bì kịp.  Ai ai cũng ngưỡng mộ đôi vợ chồng quả là có phúc phận mới sinh ra được một cô con gái tài sắc vẹn toàn như vậy. Thế nhưng năm nàng 14, 15 tuổi, bỗng mắc phải bạo bệnh. Cha mẹ nàng lo lắng chạy đôn đáo khắp nơi tìm kiếm thầy thuốc tài giỏi để chữa trị, nhưng ai cũng lắc đầu. Kết quả không lâu sau thì nàng qua đời trong sự thương tiếc của rất nhiều người. Đau khổ nhất là vợ chồng Bà Là Môn, họ rất mực yêu thương đứa con ...

Bài học từ Thánh Nhân: Mắt thấy chưa chắc là chân lý, lời hay không hẳn đã thật lòng

 Bài học từ Thánh Nhân: Mắt thấy chưa chắc là chân lý, lời hay không hẳn đã thật lòng Người ta thường cho rằng những gì mắt thấy tai nghe của mình đều là chân thật, nhưng đôi khi không phải như vậy, hơn nữa nếu không tìm hiểu nội tình sự việc mà chỉ nhìn bề ngoài thì rất có khả năng sẽ đánh giá sai hoặc hiểu lầm người khác. Ngay cả các bậc Thánh Nhân thời xưa cũng có lúc mắc phải sai lầm này. 🔻 Khổng Tử hiểu lầm Nhan Hồi Một lần Khổng Tử dẫn theo các đệ tử vượt đèo lội suối chu du các nước, khi đến khu vực giữa nước Trần và nước Thái, vì người dân địa phương đang gặp nạn đói, thiếu thốn lương thực, thậm chí ngay cả rau dại cũng không có để ăn. Do vậy liên tiếp trong bảy ngày, thầy trò Khổng Tử đều không có một hạt cơm nào vào bụng, mọi người đành phải ngủ cả vào ban ngày để quên đi cơn đói và duy trì thể lực.  Một đệ tử của Khổng Tử là Nhan Hồi ra ngoài xin cơm, vất vả lắm cuối cùng cũng xin được một ít gạo, sau khi trở về liền nhanh chóng lấy nồi ra, nhặt một ít củi khô nhóm...

Vật cứng dễ bị bẻ gãy, vật mềm dễ bị uốn cong, chỉ trung dung mới là bất bại

 Vật cứng dễ bị bẻ gãy, vật mềm dễ bị uốn cong, chỉ trung dung mới là bất bại Người ta thường có câu: “Vật cứng dễ bị bẻ gãy, vật mềm dễ uốn cong”, chỉ có trung dung mới là bất bại. Bởi vậy con người trong đối nhân xử thế hoặc trị quốc nên thủ vững giữa “cương” và “nhu”, không lạc sang một thái cực nào. Trong «Lễ ký:Trung dung>>> viết rằng: “Hỷ nộ ai lạc chi vị phát vị chi trung, phát nhi giai trung tiết vị chi hoà; trung dã giả, thiên hạ chi đại bổn dã, hoà dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hoà, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên”. Tạm dịch: “Khi vui mừng, oán hận, bi ai, khoái lạc chưa bộc phát thì gọi là trung, khi bộc phát rồi mà có thể ước chế thì gọi là hoà; ‘trung’ chính là bản tính căn bản nhất của mỗi người, ‘hoà’ chính là đạo lý mà mỗi người cần noi theo. Đạt được trung hoà, trời đất yên ổn, vạn vật sinh sôi nảy nở”. Trong phần “Dung Dã” cuốn «Luận Ngữ» viết: “Trung dung chi vi đức dã, kỳ chí hĩ hồ”, ý rằng lấy trung dung làm cái ...

Kết giao với 5 kiểu người này, nhân sinh của bạn cơ bản đã bị hủy đi một nửa

 Kết giao với 5 kiểu người này, nhân sinh của bạn cơ bản đã bị hủy đi một nửa Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Bạn bè ở với nhau sẽ bị ảnh hưởng một cách vô tri vô giác tính cách và tư tưởng của nhau. Lựa chọn bằng hữu, thực ra là đang lựa chọn vận mệnh của chính mình. 🔻 Người lạnh nhạt với thân nhân Vào thời Xuân Thu, tại nước Tề có vị Tể tướng nổi danh tên là Quản Trọng. Dưới sự phò tá của Quản Trọng, nước Tề trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thời bấy giờ. Khi Quản Trọng mắc bệnh nặng, Tề Hoàn Công đến bên giường và nói: “Nếu khanh có mệnh hệ gì, ta biết tin cậy vào ai?” Quản Trọng nói: “Dịch Nha, Thụ Điêu, Khai Phương, 3 người này không thể tín nhiệm”. Tề Hoàn Công cảm thấy khó hiểu, nói: “Dịch Nha làm thịt con đem dâng cho ta ăn, quý trọng ta như thế còn nghi gì nữa?” Quản Trọng thưa: “Trời đã sinh ra loài người không gì quý hơn tình máu mủ. Nếu tình máu mủ mà nỡ dứt bỏ, thì con người ấy không thể thương ai đâu”. Hoàn Công lại hỏi: “Thụ Điêu tự thiến mình đ...

Cổ nhân dạy con: Cung kính khiêm nhường, tu thân tích đức mới thành tựu đại nghiệp

 Cổ nhân dạy con: Cung kính khiêm nhường, tu thân tích đức mới thành tựu đại nghiệp Dạy con là việc trọng đại đối với bất kỳ bậc cha mẹ nào. Cổ nhân giảng: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá”, ý rằng nuôi mà không dạy, ấy là lỗi của bậc phụ mẫu. Bởi vậy mà giáo dục trong các gia đình thời xưa đều lấy việc dạy luân lý đạo đức làm cốt lõi cao nhất. Cha mẹ, vợ chồng và anh em là ba mối quan hệ quan trọng nhất trong một gia đình. Cho dù ngày nay không chung sống cùng nhau, tam – tứ đại đồng đường như thời xưa, thì mối quan hệ giữa anh em vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến sự thịnh suy, lâu dài của một gia đình, hay thậm chí là một gia tộc. Khổng Dung nhường lê  Tác phẩm “Đệ tử quy” (Phép tắc người con), do Lý Dục Tú tiên sinh biên soạn vào những năm Khang Hy (1661-1722) triều Thanh, được mệnh danh là một trong ba kinh điển giáo dục trẻ em tốt nhất trong lịch sử Á Đông (cùng với “Tam tự kinh” và “Thiên tự văn”). Ở chương II, bài 8 trong sách viết: “Anh thương em, em kính anh Anh em thuận, hiếu ...