Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2023

Muốn biết một người có phúc hậu hay không, xem 3 điểm này là rõ

 Muốn biết một người có phúc hậu hay không, xem 3 điểm này là rõ Người phúc hậu, có thể khống chế mình, có thể giống như biển chứa cả trăm sông, lấy đức thu phục người. 🔻 1. Người phúc hậu, trong lòng nhất định có thiện niệm Phúc hậu không liên quan gì đến tài năng, học thức, nó là một loại mỹ đức trong tính cách của con người. Tư Mã Quang đã viết trong cuốn ‘Tư trị thông giám’ rằng: “Người có tài mà thiện, thì cái thiện sẽ lớn vô cùng; người có tài mà ác, cái ác cũng lớn vô cùng”. Xã hội rất nhiều người chỉ biết mình, không biết người khác, tấm lòng eo hẹp không thể bao dung, còn người phúc hậu mọi lúc mọi nơi đều suy nghĩ cho người khác. Người sống vì người khác, chính là hy vọng người khác có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, không phải chịu cực khổ khốn đốn. Loại người này cơ bản đều có thể làm được đổi vị trí suy nghĩ, luôn biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy xét vấn đề. Lòng mang thiện niệm chính là gốc rễ của phúc hậu. Tương trợ, giúp đỡ người khác là tiểu thi

Dựa thế ỷ mạnh sẽ gặp tai ương, khiêm tốn cẩn thận sẽ vượt qua khổ nạn

 Dựa thế ỷ mạnh sẽ gặp tai ương, khiêm tốn cẩn thận sẽ vượt qua khổ nạn Người thông minh biết lượng sức mình, dù ở hoàn cảnh nào cũng biết đối nhân xử thế một cách khiêm tốn thận trọng. Ngược lại, nếu lúc nào cũng tự cao tự đại và khoe khoang thì ắt sẽ chuốc lấy rắc rối. Kỷ Hiểu Lam là một học giả nổi tiếng thời nhà Thanh, ông làm quan tới chức Lễ bộ Thượng thư, kiêm Đại học sĩ, từng nhậm chức quan chủ biên bộ sách “Tứ khố toàn thư”. Khi sinh thời, ông có viết một cuốn sách lấy tên là “Duyệt vi thảo đường bút ký”, trong đó kể lại một câu chuyện như sau: Quê nhà ông có một người tên là Đinh Nhất Sĩ. Người này rất cường tráng nhanh nhẹn, lại còn luyện tập quyền thuật và khinh công. Nơi cao đến 2 hoặc 3 trượng, anh ta phi thân một cái là có thể nhảy lên trên, khoảng đất rộng mấy trượng anh ta cũng nhảy một cái là qua được. Kỷ Hiểu Lam kể rằng bản thân ông từ lúc còn bé đã từng được chứng kiến công phu của người này. Lúc ấy ông đang đứng ở trong sảnh, nhìn về phía trước cửa thì thấy Đinh N

Thi tiên Lý Bạch: Trời sinh thân ta, ắt có chỗ dùng

 Thi tiên Lý Bạch: Trời sinh thân ta, ắt có chỗ dùng Mặc dù trong cuộc sống vô thường này, rất nhiều khổ nạn khi quay đầu nhìn lại thì chẳng còn đáng kể gì, chỉ chớp mắt là vượt qua, nhưng cho dù hiểu được điều ấy thì đại đa số mọi người khi gặp cảnh khốn nguy đều không thể buông bỏ được những áp lực tinh thần trong nội tâm mình. Thế nhân thường sống một cách sầu lo, thậm chí có người liều mạng truy cầu tiền tài, liều mạng truy cầu chức tước, cuối cùng bị cuốn trong dòng chảy xã hội mà không nhận ra được ý nghĩa của nhân sinh, không nhận ra được nội hàm cao hơn của sinh mệnh. “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tẫn hoàn phục lai”, Trời cao sinh thân ta, ban cho ta tài năng thì ắt sẽ dùng đến, nghìn vàng dù có mất đi rồi thì cũng sẽ quay trở lại với ta.. “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tẫn hoàn phục lai”, hai câu thơ có khí phách hào sảng này đến từ bài thơ nổi tiếng “Tương tiến tửu” của thi tiên Lý Bạch. Trong thơ, Lý Bạch bàn rằng khi nào đắc ý thì hãy cứ n

Học cách tiếp nhận giúp ta trưởng thành

 Học cách tiếp nhận giúp ta trưởng thành Đôi lúc trong cuộc sống, khi gặp phải một việc không như ý, nếu có thể thay đổi khía cạnh nhìn nhận, thay đổi quan niệm, người ta sẽ phát hiện ra rằng tương lai phía trước sẽ rộng mở và sáng sủa hơn mình tưởng. Bởi vì nhân sinh có đến 8, 9 phần là không như ý nguyện, nên nếu không thể học cách tiếp nhận những điều mà dòng đời xô đẩy đến thì người ta cũng không thể trưởng thành, không thể an yên. Xưa có một người góa phụ bởi vì chống mới mất mà cảm thấy bi thương, tới bên bờ sông với mong muốn tìm đến cái chết. Có ông lái đó đi ngang qua, may mắn cứu được. Sau khi người góa phụ đó tỉnh lại rồi, ông lái đò hỏi: “Tại sao lại muốn tìm đến cái chết?” Người góa phụ nói: “Bởi vì chồng của tôi đột ngột chết nên tôi cũng không thể sống nổi.” Ông lái đò hỏi: “Cô gả đi được bao lâu rồi?” Người góa phụ trả lời: “Được 3 năm.” Ông lái đò lại hỏi: “Lúc chưa gả đi, cô làm việc gì?” Người góa phụ trả lời: “Tôi nhuộm vải trong thôn.” Ông lái đò lại hỏi: “Khi ấy c

Trí tuệ cổ nhân: Người cần cù, thiên hạ không có việc gì khó

 Trí tuệ cổ nhân: Người cần cù, thiên hạ không có việc gì khó Tục ngữ có câu: “Nhất cần thiên hạ vô nan sự”, đối với người cần cù thì thiên hạ không có việc gì khó với họ cả. Vô luận là đối với học tập, làm việc hay sinh sống hàng ngày thì đại đa số người ta đều phải dùng cần cù mà trả giá thì mới có được thành công. Danh thần triều Thanh, Tăng Quốc Phiên, cho rằng người làm quan cần phải có “ngũ cần” là thân cần, nhãn cần, thủ cần, khẩu cần và tâm cần. Tuy rằng ông đưa ra “ngũ cần” là đạo làm quan, nhưng đó cũng là đạo đối nhân xử thế trong cuộc đời. 🔻 Thân cần Thân cần chính là tự mình thể nghiệm, tự mình làm gương. Hay nói cách khác, việc giáo hóa người khác bằng lời nói không bằng lấy chính mình làm gương. Tăng Quốc Phiên lúc còn trong quân doanh, mỗi ngày đều tự yêu cầu bản thân phải cần cù, đầu tiên là phải dậy thật sớm. Bất luận là thời tiết ra sao, hoàn cảnh như thế nào, chỉ cần nghe tiếng gà gáy ông liền dậy đốc thúc việc luyện binh và làm đủ các loại sự vụ. Ông nói với các t

Trong cuộc đời, nhiều khi “biết dừng” mới là trí tuệ sáng suốt

 Trong cuộc đời, nhiều khi “biết dừng” mới là trí tuệ sáng suốt Đời người không phải chỉ có “tiến thủ” mới có thể đạt được thành công, rất nhiều khi, trong rất nhiều việc, “biết dừng” mới là nhân tố trọng yếu khiến người ta đạt được thành tựu lớn hơn. Bởi thế “biết dừng” cũng là một loại dũng khí, một loại trí tuệ sáng suốt. Trong cuộc sống, chúng ta thường được cha mẹ, thầy cô, đồng nghiệp, anh chị em bạn bè bảo rằng phải hăng hái, mạnh dạn, tiến thủ, phấn đấu không ngừng thì mới có thể đạt được thành tựu, đạt được mục đích. Kỳ thực dám nghĩ dám làm là ý chí, là tinh thần cần phải có để hướng đến thành công. Nhưng trong cuộc sống, không phải hết thảy sự tình đều cần phải tiến, phải tranh thì mới đạt được. Có rất nhiều sự tình có tranh rồi cũng mất, có đấu rồi cũng không đạt được, thậm chí đạt được rồi lại nhanh chóng mất đi. Do vậy người ta không thể chỉ biết nỗ lực, mà cũng cần phải có điểm dừng. Trong Hậu Hán Thư có ghi lại chuyện về một nhà Nho, một tác gia, một nhà sử học nổi tiến

Đừng vội phán xét người khác khi chưa biết rõ về họ

 Đừng vội phán xét người khác khi chưa biết rõ về họ Trong cuộc sống có hàng vạn nỗi đau mà một người phải nếm trải, thống khổ nào cũng không hề dễ chịu, đôi khi nó còn làm một người trở nên thay đổi. Con sóng cuộc đời không hề dễ giải với bất cứ ai, vậy nên chúng ta đừng vội phán xét, đừng làm tổn thương thêm bất cứ ai khi chưa biết rõ về họ. Một số người rất cao tay, họ hoàn toàn không quen biết đối tượng mà họ phán xét, thậm chí cũng không hề có một người bạn chung nào cả. Ấy vậy, mà một khi nghe được câu chuyện nào đó về đối phương, họ thản nhiên nhận xét, bình luận một cách vô tư, như thể họ rất rành rọt về cuộc sống của người ấy.  Thậm chí có người còn buông lời bất hảo mà không một giây phút nhìn lại rằng, những gì họ đang nói, đang làm là đúng hay sai, là nên hay không nên và có đáng hay không? Chúng ta thường chỉ chú trọng cảm xúc của bản thân, mà quên rằng người khác cũng cần sự quan tâm và chia sẻ. Bởi lẽ rất đơn giản, là con người ai mà không có những thăng trầm, những cung

Bạn có biết: Các nhân vật thời Tam quốc đều có ân oán tiền kiếp với nhau?

 Bạn có biết: Các nhân vật thời Tam quốc đều có ân oán tiền kiếp với nhau? Chúng ta không còn lạ gì với câu chuyện về ba nước Ngụy – Ngô – Thục tranh hùng, làm thành thế chân vạc, chia ba thiên hạ được miêu tả trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”. Đây cũng là thời đại có thật trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, đằng sau cục diện tam quốc lưu truyền thiên cổ này còn có mối quan hệ nhân quả, báo ứng mà ngày nay ít người biết đến…    Nhà Phật giảng rằng: “Vạn sự trên thế gian đều có quan hệ nhân duyên”, vì vậy người xưa thường tin vào quy luật nhân quả và pháp lý thiện ác hữu báo. Trong danh tác cổ đại “Dụ thế minh ngôn” của học giả Phùng Mộng Long, có kể lại một câu chuyện về một vụ xét xử ly kỳ ở cõi  m, mà từ đó hình thành nên cục diện Tam quốc nơi dương thế. Giết oan công thần, phải chịu xét xử ở  m gian Thời Đông Hán Linh Đế, có người tú tài họ Tư Mã, vốn nổi tiếng là công bằng chính trực, một đêm nọ anh được quỷ sai mời đến điện Sâm La, thay mặt cho Diêm Vương xét xử một vụ án đ

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Bí mật đao pháp vô song của Quan Vũ

 Tam Quốc Diễn Nghĩa: Bí mật đao pháp vô song của Quan Vũ Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có rất nhiều chỗ mê chưa thể lý giải được. Ví như võ công của Lữ Bố, Quan Vũ, Trương Phi từ đâu mà có, sư phụ họ là ai, hoặc kết cục của Điêu Thuyền… Trong đó không thể không nhắc đến nguồn gốc đao pháp của Quan Vũ. Mọi người đã biết, trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” điều được coi trọng nhất là chữ “Nghĩa”, mà Quan Vũ chính là đại biểu cho chữ “Nghĩa”, trong ông có đầy đủ “Trung, Nghĩa, Tín, Trí, Nhân, Dũng”, hàm chứa luân lý, đạo đức, lý tưởng của văn hóa Trung Hoa truyền thống, thấm nhuần nho học thời Xuân Thu, cũng như giá trị nhân sinh sâu sắc của Thích giáo, Đạo giáo. Chuyện kể rằng, Quan Vũ chính là Sở Bá Vương – Hạng Vũ chuyển thế. Hạng Vũ anh hùng cái thế, mặc dù đã sát phạt rất nhiều người, nhưng vì không giết Thái Công, không làm nhục Lữ Hậu, không dùng quỷ kế, có tam đức này, nên sau khi chết, Hạng Vũ chỉ cần sửa họ không thay tên, gọi là Quan Vũ, đầu thai vào thời Tam Quốc, để viết tiếp tru

Bạn có biết, tâm tính tốt kỳ thực chính là một loại tu dưỡng

 Bạn có biết, tâm tính tốt kỳ thực chính là một loại tu dưỡng Tâm tính không phải là hết thảy mọi thứ của con người, nhưng lại có khả năng chi phối toàn bộ đời người. Bởi vậy, người trí tuệ cần lưu tâm đến tu dưỡng tâm tính của mình. Cuộc sống này, đôi khi chúng ta không phải thua bởi người khác, mà là thua bởi tâm tính của chính mình. Tâm tình tốt, kỳ thực là một loại tu dưỡng, nó nhắc nhở chúng ta, cuộc sống có rất nhiều sự tình không nhất thiết phải làm như vậy. 🔻 Đừng than phiền Mỉm cười xem hoa nở là một loại tâm tình tốt; tĩnh lặng ngắm hoa rơi, cũng là một loại cảnh giới cao thâm. Nhân sinh, buồn vui ly hợp là chuyện thường tình, chỉ có điều tâm thái mỗi người mỗi khác nhau. Có tương phùng ắt có ly biệt, có mừng vui thì ắt có tiếc nuối. Thay vì than phiền, hãy gửi tới nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. 🔻 Đừng thất vọng Những người ta gặp gỡ trong đời hết thảy đều không hề ngẫu nhiên. Có thể nói, vận mệnh nằm trong lòng mỗi chúng ta, mừng vui hay phẫn uất, đều là bức tranh mà nộ

Tâm tốt nhưng miệng lại không tốt, vinh hoa phú quý rồi cũng mất

 Tâm tốt nhưng miệng lại không tốt, vinh hoa phú quý rồi cũng mất Người xưa có câu rằng: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giáo lý nhà Phật cũng cho rằng ác khẩu sẽ tạo nghiệp báo khôn lường. Vậy nên, đừng để sự tức giận chi phối tâm trí bạn và tước đoạt đi phúc báo của bạn. 🔻 1. Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo Người khác nhục mạ bạn, bạn nên coi như được bội phục, người khác làm tổn thương bạn, bạn nên coi như họ đến để thành tựu bạn. Làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình, một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác. Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là liên tục thu tiền. Người đại nhẫn giống như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông. Trong mấy chục năm của cuộc đời, có rất nhiều chuyện và lời lẽ khiến chúng ta cảm động. Vì thế, chúng ta cũng nên nỗ lực tìm cách khiến người khác cảm động. 🔻 2. Trên thế gi

Đời người có 10 chữ dưỡng, bạn đã học được mấy chữ?

 Đời người có 10 chữ dưỡng, bạn đã học được mấy chữ? 🔻 Nhẫn năng dưỡng phúc: Người biết nhẫn giống như đóa mai trong sương tuyết, chịu thiệt thòi một chút, chịu thống khổ một chút, để về sau làm nên cả mùa xuân. 🔻 Trung năng dưỡng lộc: Người biết trung tựa như thân trúc ngay thẳng kiên trinh, làm gì cũng vẹn toàn trước sau, có thể đứng vững trước chông gai mà nảy lộc cho đời. 🔻 Động năng dưỡng thân: Người biết động tựa như nước trên con sông kia có thể luân chuyển không ngừng để làm sạch chính mình, nước sông mà không động sẽ chẳng khác nào vùng nước chết, không gì có thể sinh sôi. Muốn cây ra quả ắt phải vun trồng, không ai trên đời có thể vô công mà nhận bổng lộc. Trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, ấy là quy luật tuần hoàn của vũ trụ để bảo toàn vạn vật. Biết được khi nào cần tĩnh khi nào cần động, ấy là đạo tu thân vậy. 🔻 Lạc năng dưỡng thọ: Vui có thể cười nhưng buồn đau bi thương vẫn mỉm cười ấy mới là đạo của trường thọ, vui hay buồn âu cũng chỉ là khoảnh khắc, chớ nên v

Học cổ nhân cách thức phân biệt người thiện ác, chính tà

 Học cổ nhân cách thức phân biệt người thiện ác, chính tà Cổ nhân trong việc nhìn nhận về chính tà, thường dùng hình ảnh quân tử và tiểu nhân để phân chia đúng sai thị phi. Thuận theo thiên đạo, tôn kính nhân đạo chính là quân tử, phản lại thì chính là tiểu nhân. Có câu: “Thiên thành kiện, quân tử dĩ tự cường, bất tức”, ý nói rằng, hành động của trời là rất mạnh mẽ; người quân tử, noi theo đó mà bất cứ hành vi nào cũng tự cường tự lực; “hậu đức tải vật”, con người phải cảm ngộ được đức mà tu chính mình; thừa hành “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, kính trọng “thiên địa quân thân sư”, chính là thực hành đạo làm người. Vậy cổ nhân nhìn nhận như thế nào về đối nhân xử thế, thiện ác chính tà? Dưới đây là những câu nói và cách làm tiêu biểu mà cổ nhân xưa để lại. 🔻 1. Lấy chỗ dư thừa để bổ sung cho chỗ thiếu khuyết là phù hợp với Thiên đạo Nguyên văn trong “Đạo Đức Kinh” có viết: “Tổn hữu dư nhi bổ bất túc, thiên chi đạo dã. Nhân chi đạo, tắc bất nhiên, tổn bất túc dĩ phụng hữu dư. Thục năng hữu

Khiêm nhường không phải nhu nhược, mà là 1 loại trí tuệ, 1 loại cốt cách, 1 loại cảnh giới

 Khiêm nhường không phải nhu nhược, mà là 1 loại trí tuệ, 1 loại cốt cách, 1 loại cảnh giới Có câu “Thất phu chịu nhục, tuốt kiếm tương đấu”, đây không hẳn là biểu hiện của một người dũng cảm. Thế gian này thực sự có những người vô cùng kiên cường với những gì sắp xảy ra, họ không tức giận dù gặp chuyện vô lý, những người như vậy dù có bị cưỡng ép đến thế nào, cũng không ai có thể lay động được ý chí của họ. Thực ra hàm ý của điều này chính là với người mà gặp một chút xúc phạm liền nhảy cẫng lên, ngay lập tức muốn xắn tay áo lên đi tìm người ta xử lý, người này không phải là một người dũng cảm.  Người dũng cảm thật sự chính là gặp chuyện không hốt hoảng, chịu tủi nhục lớn đến đâu cũng có thể khống chế được cảm xúc, mỉm cười và nhường bước. Đây không phải vì họ sợ hãi mà vì họ có tấm lòng rộng rãi, có học thức sâu rộng và chí hướng cao. 🔻 1. Nhường một bước là một loại trí tuệ Cổ nhân nói: “Ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”. Cả ngao và cò đều cắn vào đối phương, không ai chịu nhườn

Tiêu chuẩn của người quân tử: “Tam lập, tứ bất và tam giới”

 Tiêu chuẩn của người quân tử: “Tam lập, tứ bất và tam giới” Người quân tử, trong lòng thường mang chí lớn, sống giữa thế gian ô trọc mà vẫn giữ được phẩm chất thanh cao, đáng để con người muôn đời sau noi bước. 🔻  Quân tử tam lập Cổ nhân nói quân tử cần có tam lâp: Lập đức, lập công, lập ngôn. Trong đó nếu đời người là một cái cây, thì lập đức chính là thân cây, lập công là hoa quả, và lập ngôn là hạt. Lập đức: Chính là có sự tu dưỡng đạo đức tốt, ý thức cao. Đây là những điều cơ bản nhất của nhân sinh. Nếu ví đời người giống như cái cái cây, vậy thì lập đức chính là thân của cái cây. “Lập đức” xuyên qua toàn bộ quá trình của cuộc đời. Phải kiên định học tập và tu dưỡng, thì mới có thể “lập đức”. Lập công: Chính là phải dùng từng công việc cụ thể một để làm phong phú cho cuộc đời của mình. Nếu cuộc đời là một cái cây, thì lập công chính là hoa và quả của cây. Cây có hương hoa thơm ngát, trái nặng trĩu cành thì cuộc sống mới sinh động và thú vị. Lập ngôn: Chính là phải dùng thành quả

Cổ nhân dùng người như thế nào? Xem xong trí tuệ tăng gấp bội…

 Cổ nhân dùng người như thế nào? Xem xong trí tuệ tăng gấp bội… Tăng Quốc Phiên từng nói: “Người làm tướng mà không thể nhìn ra ai tốt xấu thì sao có thể dùng được người”. Mới thấy, muốn dùng người, nhất định phải nhìn rõ người, lựa chọn sai đường là hỏng cả đại cuộc. Tề Hoàn Công đi xem chuồng ngựa, liền hỏi viên quản ngựa: “Làm chuồng ngựa, việc gì là khó khăn nhất?” Viên quản ngựa còn chưa biết trả lời thế nào, Quản Trọng ở bên cạnh lập tức nói: “Trước đây thần đã từng làm người chăn ngựa nên cũng có hiểu biết đôi chút. Theo ý thần, việc khó nhất chính là đan hàng rào gỗ cho chuồng ngựa. Nếu như sử dụng cây gỗ cong làm cột mốc, thì cây thứ hai cũng phải chọn gỗ cong, và sau khi sử dụng hết các cây gỗ cong, cây gỗ thẳng sẽ không còn chỗ để dùng. Còn nếu như cây đầu tiên là cây gỗ thẳng, cây thứ hai tất nhiên cũng phải tìm cây thẳng, sau khi dùng hết cây thẳng rồi, cây cong cũng sẽ không còn công dụng gì nữa”. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã, con người cũng được phân chia theo nhóm. Câu chuyệ

Cổ nhân dạy điều nên kính nể: Quên 4 thứ này cuộc đời thật vô nghĩa!

 Cổ nhân dạy điều nên kính nể: Quên 4 thứ này cuộc đời thật vô nghĩa! 🔻 Điều thứ 1: Thần Phật Cổ nhân dạy điều nên kính nể trước tiên là Thần Phật. Điều này không có nghĩa là mê tín, sùng bái quá mức các vị Thần hay Phật. Sự thật là Phật giáo không tin vào đấng sáng thế và cũng không tự xem mình là Thần linh, cũng không phải là người miễn tội ác cho nhân loại. Tính vĩ đại của đức Phật không phải ở những điều như trên. Chỉ một người kính ngưỡng Ngài mới hiểu rằng Đức Phật tự mình đã chứng ngộ đạo lý giải thoát và đem đạo lý giải thoát đó giảng cho mọi chúng sinh đều rõ, dựa vào đạo lý ấy mà tu hành và cũng được giải thoát, đạt tới quả vị Phật, không khác gì Phật. Có thể tạm hiểu Phật là người thầy giáo, có thể dạy học sinh, giúp học sinh thay đổi phẩm cách, tăng trưởng tri thức, tu dưỡng thân tâm, nhưng không thể học tập thay cho học sinh, lên lớp, nghe giảng thay cho học sinh được. Vì vậy, tín ngưỡng Phật giáo giống như lòng hiếu kính của con cái đối với cha mẹ, xuất phát từ lòng biết

Khổng Tử răn 5 điều có sức mạnh lấn át phong thủy

 Khổng Tử răn 5 điều có sức mạnh lấn át phong thủy Phong thủy nhà đẹp thì người trong nhà hưởng phúc là suy nghĩ của hầu hết tất cả mọi người. Nhưng, theo Khổng Tử, có 5 điều mạnh hơn phong thủy, làm sai thì lụn bại mà làm tốt thì thịnh hưng. 🔻 1. Làm điều ác, thu lợi từ việc hãm hại người khác là điều gây họa mà phong thủy tốt cũng không tránh được. Khổng Tử răn rằng, hôm nay hại người ắt mai người sẽ hại lại, bằng không, của bất chính không bền lâu, người bất nhân không hưởng thọ. 🔻 2. Không chăm lo, hiếu kính đúng mực với người lớn tuổi. Trưởng bối là cội rễ, lưu truyền gia phong, nếp nhà. Nhà không có cội như cây không có rễ, sớm ngày tàn lụi.  🔻 3. Suy rộng ra, một quốc gia là một gia đình lớn, quốc gia mà kẻ vô đạo lên nắm quyền, người gian ác được trọng dụng hơn hiền tài thì ắt đi vào diệt vong. Trí tuệ và đức độ là điều mạnh hơn phong thủy. Mỗi quốc gia đều lựa chọn kinh đô hoặc những công trình kiến trúc bề thế ở vị trí đắc địa, đẹp về phong thủy. Nhưng phong thủy tốt mà ch

Nghe những lời dạy của Khổng Tử, ai cũng phải giật mình vì lời dạy số 3

 Nghe những lời dạy của Khổng Tử, ai cũng phải giật mình vì lời dạy số 3 Lời dạy của Khổng Tử được xem là những đúc kết tuyệt vời, có giá trị muôn đời đối với việc tu thân, phát triển con người: Khổng Tử nói: “Nếu tôi đang đi cùng với hai người, tôi sẽ xem mỗi người họ đều như là thầy của tôi. Tôi sẽ lượm lấy những điểm tốt của mỗi người rồi bắt chước. Và đối với những điểm xấu của họ, tôi sẽ sửa chúng ở bản thân mình”. Những người ta được gặp gỡ mỗi ngày đều mang theo một câu chuyện nào đó về cuộc đời họ. Ở họ luôn có điều gì đó để chúng ta học hỏi, có thể đó là kiến thức về một khía cạnh nào đó chúng ta chưa từng có cơ hội chạm tới. Thậm chí, sai lầm của họ từng phạm phải cũng là lời răn dạy chúng ta phải tránh bị lặp lại điều tương tự. Hãy xem họ là một cuốn sách đang mở ra trước mặt, hãy cố gắng đọc và hiểu nhiều nhất có thể. Từ nay, khi đối diện với ai đó đừng ngại phân tích trong đầu rằng mình sẽ học được gì từ người này, đừng lãng phí thời gian bằng cách cố gắng tìm điểm sai sót

Gia Cát Lượng tài năng kiệt xuất, vẫn luôn tự thẹn thua kém một người

 Gia Cát Lượng tài năng kiệt xuất, vẫn luôn tự thẹn thua kém một người Vào thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã trở thành cái tên “danh chấn thiên hạ” với tài năng được ngàn người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, có một cao nhân lại khiến Gia Cát Lượng “tự thẹn không bằng”, từng tốn rất nhiều công sức chiêu mộ… Cuối thời Đông Hán, hào kiệt đông lên, quần hùng tranh giành. Thời kỳ này xuất hiện rất nhiều người tài giỏi khác thường, tài năng xuất chúng, chẳng hạn “Ngọa Long” Gia Cát Lượng, “Phượng Sồ” Bàng Thống, đều là nhân tài kiệt xuất. Bản lĩnh của Thừa tướng triều Thục Hán Gia Cát Lượng được đánh giá là “tiếu ngạo quần anh”, dù chưa phải “tuyệt đỉnh cao thủ” nhưng những nhân vật có khả năng tề danh cùng ông không nhiều. Tuy vậy, trong nội bộ Thục Hán có một nhân vật xứng danh là “cao nhân”, mà bản thân Khổng Minh vô cùng kính nể. Người này không chỉ khiến Gia Cát Lượng hao tâm tốn sức chiêu mộ về trướng Lưu Bị mà còn được ông công khai ca ngợi: “Về bản lĩnh bày mưu tính kế, Lượng

Hoàng đế có hai loại kính sợ, thiên hạ tất thái bình, muôn dân yên ổn

Hoàng đế có hai loại kính sợ, thiên hạ tất thái bình, muôn dân yên ổn Là một bậc đế vương, phải tu tâm tu thân, yêu dân như con, khiêm tốn cung kính xử lý công việc, như vậy mới có thể cai quản quốc gia được tốt. 🔻 1. Mong thừa tướng không có quyền lực Thời Đường Huyền Tông, khi Chu Trì vừa đảm nhiệm chức Thừa tướng, đã nói với Vi Úc: “Năng lực của ta còn non kém, lại đảm đương trọng trách lớn, vậy nên ông hãy đến trợ giúp cho ta!”. Vi Úc nói: “Ta lại hy vọng ngài không có quyền lực, không sử dụng quyền lực!”. Chu Trì nghe xong cảm thấy hết sức kinh ngạc, không rõ lời này có ý gì. Vi Úc nói: “Có công nên thưởng, có tội phải chịu phạt. Nếu như không phù hợp với công luận, sẽ gây ra rất nhiều oán hận. Hi vọng ngài không nên chỉ vì buồn vui, yêu thích ai, ghét bỏ ai mà sử dụng quyền uy, như vậy cũng giống như ngài không có quyền lực gì. Ngài chỉ cần hạ lệnh cho quan sứ các bộ, từng người làm hết phận sự, theo lẽ công bằng mà thực thi. Như vậy ngài chỉ cần ở triều đình đôn đốc bọn họ là đ

Một câu hỏi của vị hòa thượng đã nói rõ nguồn gốc thiên đường và địa ngục

 Một câu hỏi của vị hòa thượng đã nói rõ nguồn gốc thiên đường và địa ngục Lão hòa thượng đứng giữa đường hỏi ngược lại vị tướng quân: “Ngài đang vội vã lên thiên đường hay xuống địa ngục?” Câu hỏi đã khiến vị tướng quân chợt bừng tỉnh, trong phút chốc đã giải thích được nguồn gốc tồn tại của thiên đường và địa ngục… Ngày hôm đó rất nóng, không có một chút gió nào, cỏ trên con đường núi gồ ghề dường như bị mặt trời nướng cháy đến không còn chút sức lực nào, nó mềm nhũn ra dính hết vào mặt đất. Ở phía bên kia con đường là một tảng đá dốc lên trên như muốn sưng phồng. Thỉnh thoảng lại có tiếng chim, nhưng không có chú chim nào chịu đến bìa rừng này bay lượn vào buổi trưa nóng nực như vậy cả. Phía xa xa có hai người đang cưỡi ngựa xông tới, bụi bặm bay lên, tiếng gót ngựa lanh lảnh vang lên vô cùng rõ ràng trên con đường núi hoang vắng. Chỉ nhìn thấy một người đàn ông chạy ở phía trước, nhìn vào chiếc mũ đội đầu có lông khổng tước và hoa văn thêu trên chiếc áo choàng thì có thể đoán ra đâ