Nghe những lời dạy của Khổng Tử, ai cũng phải giật mình vì lời dạy số 3
Lời dạy của Khổng Tử được xem là những đúc kết tuyệt vời, có giá trị muôn đời đối với việc tu thân, phát triển con người:
Khổng Tử nói: “Nếu tôi đang đi cùng với hai người, tôi sẽ xem mỗi người họ đều như là thầy của tôi. Tôi sẽ lượm lấy những điểm tốt của mỗi người rồi bắt chước. Và đối với những điểm xấu của họ, tôi sẽ sửa chúng ở bản thân mình”.
Những người ta được gặp gỡ mỗi ngày đều mang theo một câu chuyện nào đó về cuộc đời họ. Ở họ luôn có điều gì đó để chúng ta học hỏi, có thể đó là kiến thức về một khía cạnh nào đó chúng ta chưa từng có cơ hội chạm tới. Thậm chí, sai lầm của họ từng phạm phải cũng là lời răn dạy chúng ta phải tránh bị lặp lại điều tương tự. Hãy xem họ là một cuốn sách đang mở ra trước mặt, hãy cố gắng đọc và hiểu nhiều nhất có thể.
Từ nay, khi đối diện với ai đó đừng ngại phân tích trong đầu rằng mình sẽ học được gì từ người này, đừng lãng phí thời gian bằng cách cố gắng tìm điểm sai sót của họ để chê bai, chỉ trích.
🔻 “Bất kể bạn đi đâu, hãy đi với tất cả con tim mình”
Điều này có nghĩa là dù bạn làm việc hay vui chơi đều nên hết mình. Chính sự ngại ngùng, gượng gạo của bạn sẽ khiến mọi thứ không được trọn vẹn, như ý.
Nhất là khi làm việc, hãy nhiệt huyết, chân thành, chu đáo bằng trọn vẹn trái tim mình. Vì cho dù kết quả có không như ý thì bạn cũng đã cố gắng hết sức rồi, không còn phải hối hận vì điều gì nữa. Đã không làm gì thì thôi nhưng một khi bắt tay vào làm phải thực sự tập trung và nhiệt tình. Đừng để mỗi hành trình của cuộc đời đơn giản là một lần xê dịch, hãy biến nó thành một hành trình có giá trị.
🔻 "Sẽ chẳng hề gì khi bạn đi chậm, miễn là đừng dừng lại”
Việc thay đổi trong một sớm một chiều là điều khó có thể xảy ra khi xác suất của nó chỉ 1-5%. Vì thế, bạn thay đổi chậm chạp cũng chẳng là điều gì đáng lo cả. Hãy tưởng tượng nếu xây một ngôi nhà bạn nhanh nhanh, chóng chóng xây lên 5 tầng trong thời gian ngắn thì nó sẽ đổ sụp khi nào không hay. Vì thế, người khôn ngoan là người xây nền móng thật chắc chắn thì dù có chậm một chút nhưng sau này bạn muốn xây lên tầng 72 cũng không thành vấn đề!
Vì thế, đừng nhìn vào ai đó mà so sánh, chỉ cần tập trung vào bản thân mình, không ngừng nỗ lực tiến từng bước về phía trước thì không có gì là không thể cả. Nên nhớ rằng, điều quan trọng đó chính là hãy nỗ lực trau dồi, hoàn thiện bản thân còn kết quả thì đủ duyên mọi thứ sẽ tới.
🔻 “Thật dễ dàng để ghét và thật khó để có thể yêu. Đó là cách mà mọi thứ trong cuộc sống được sắp đặt để hoạt động. Những điều tốt đẹp luôn luôn khó đạt được, còn những điều xấu lại dễ dàng mắc phải”, theo Khổng Tử.
Cảm xúc nhất thời khiến chúng ta không thích làm việc này việc kia rồi bắt đầu đổ lỗi, đùn đẩy công việc nhưng cứ để mặc cảm xúc này thoải mái hoành hoành chính là lúc chúng đang làm hại chính mình, khiến ta chẳng thể nào trưởng thành nổi.
Để có được thành công nhất định phải trải qua khó khăn, khó khăn chủ yếu là ở việc có thể vượt qua những thói quen xấu của chính hay không. Liệu tôi có thể vượt qua được "vùng thoải mái" để làm những điều ngược lại với điều mình muốn? Tôi thích ăn nhiều, mặc đồ đẹp, ngủ thật đã đời, đi chơi chứ không phải đi làm...
Nếu không vượt được qua cảm giác khó chịu để làm việc mình không muốn bạn sẽ chẳng có gì cả. Nên nhớ rằng những điều tốt đẹp không dễ gì đạt được. Vì thế, chỉ có cách nghiêm khắc với bản thân mình hơn bạn sẽ có được chiếc chìa khóa mở ra chân trời mới tuyệt vời hơn những gì bạn đang có.
“Những mong ước trong cuộc sống thành hay bại phụ thuộc vào sự chăm chỉ, tuy vậy một người thợ sẽ khiến công trình của mình trở nên hoàn hảo khi anh ta biết mài dũa công cụ của mình trước tiên”
Lời dạy của Khổng Tử mang ý nghĩa giống như câu nói: "Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu".
Tức là khi làm gì bạn đừng vội vàng lao vào khi chưa có công cụ tốt. Quá trình chuẩn bị đóng vai trò rất quan trọng, quyết định kết quả thành - bại. Ví như khởi nghiệp cũng vậy, bạn phải góp nhặt kha khá kiến thức để chuẩn bị nền tảng thật tốt để biết dùng công cụ truyền thông nào là tối ưu, sản phẩm như thế nào mới mang lợi thế cạnh tranh hay chấp nhận cả thời điểm lỗ để lôi kéo khách hàng... Thậm chí những khái niệm này còn chưa biết thì cũng chẳng nên bắt đầu làm gì vì thất bại là điều thấy quá rõ.
🔻 Phạm phải sai lầm sẽ chẳng là gì cả trừ khi bạn tiếp tục nhớ về nó”
Chẳng ai đảm bảo việc bạn làm gì cũng đúng vì cuộc sống này không có gì hoàn hảo cả là điều mà ai cũng biết. Mắc sai lầm không thể coi như là một tội lỗi không thể phá bỏ. "Buông đao thành Phật" để nhắc nhở rằng mọi người đều có Phật tính; chỉ cần nhận thức được hành vi mang nghiệp nặng của mình, quyết tâm từ bỏ, thì có thể thành Phật.
Điều này có nghĩa là cuộc sống chấp nhận những người nhận ra mình đã sai và sửa, làm lại. Thực tế, việc phạm sai lầm chỉ là một cách tuyệt vời để hoàn thiện bản thân và thay đổi những khía cạnh con người bạn trong cuộc sống. Điều quan trọng đó là đừng để quá khứ chiếm lấy suy nghĩ của bạn.
🔻 “Đừng bao giờ làm bạn với một người không tốt hơn mình”
Lời dạy của Khổng Tử có nghĩa là nên biết chọn bạn mà chơi. Đừng cho rằng chơi thân với một kẻ hay ăn cắp vặt, thích đi giật chồng nhưng họ vẫn đang đối xử tốt với mình là được. Nên nhớ, chúng ta thường có xu hướng trở nên giống với những người gần gũi với mình. Ví như ở gần cô bạn thường xuyên ăn cắp vặt bạn sẽ thấy việc đó lặp đi lặp lại và dần tưởng rằng đó là điều bình thường và bắt đầu thói quen xấu tương tự từ những món đồ nhỏ rồi tới món đồ lớn hơn.
Hãy chắc chắn rằng những người bạn của ta có những phẩm chất khiến ta ngưỡng mộ và thúc giục ta hoàn thiện bản thân chứ đừng nên nghĩ rằng làm bạn với ai cũng được. Bạn không có nhiều thời gian để kết giao với những người không đáng làm bạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét