Chuyển đến nội dung chính

13 cách tích đức trong cuộc sống hàng ngày

 13 cách tích đức trong cuộc sống hàng ngày

Ông bà ta thường nói: “Có đức mặc sức mà ăn”. Câu nói ấy vừa là đề cao tầm quan trọng của đức, cũng là muốn răn dạy rằng, con người dù làm gì cũng phải coi trọng đức, tích đức. Con người tích đức như thế nào? Có phải chỉ là cho đi vật chất không? Nhưng không phải ai cũng có điều kiện vật chất để cho đi. Kỳ thực có nhiều cách tích đức mà ngay cả khi không có điều kiện vật chất, mỗi người vẫn có thể làm được.

🔻 1. Tích đức từ lời nói

Có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác.

Ngay cả khi cần nói thẳng, chúng ta vẫn nên xuất phát từ thiện ý thì người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn. Trước khi nói lời “lạnh như băng”, chúng ta hãy hâm nóng nó lên một chút. Trước khi nói lời phê bình người khác, chúng ta hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe.

Lời nói là có sức mạnh vô cùng, nó có thể cải biến một con người. Bởi vậy mà cổ nhân vẫn dạy, một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.

🔻 2. Tích đức từ việc giữ lễ tiết

Người có lễ tiết đi khắp thiên hạ cũng khó có người trách mắng, không ưng ý. Người hiểu biết lễ tiết cho dù ở nơi nào cũng sẽ thể hiện ra sự nho nhã, lịch thiệp và khiến người tiếp xúc cảm thấy đáng tin cậy. Người đáng tin cậy thì luôn có nhiều cơ hội thành công trong cuộc đời.

🔻 3. Tích đức từ tính cách khiêm nhượng

Người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch, vì kiêu căng ngạo mạn chiêu mời họa. Bởi vậy một người cần tránh khoe khoang tài năng của bản thân mình mọi lúc mọi nơi, càng không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình. Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhượng một chút mới là tốt.

🔻 4. Tích đức từ việc hiểu người khác

Trong cuộc sống hay trong công việc, ai cũng mong muốn người khác hiểu và thừa nhận mình.

Hiểu người khác cũng chính là một cách đem lại lợi ích cho người khác. Vì vậy, hãy đổi vị trí của mình cho người, đứng ở vị trí của người khác để hiểu họ. Đó là thể hiện của một nhân cách rộng lượng.

Ai cũng có lòng tự tôn, tự trọng của bản thân mình. Vì vậy, trong cách đối nhân xử thế, chúng ta nên đặt lòng tự tôn của người khác ở vị trí cao. Luôn cố gắng để người khác cảm nhận thấy sự tôn nghiêm của bản thân họ.

Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là một phẩm đức đáng quý. Người trí tuệ hiểu rằng ở địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác.

🔻 5. Làm việc thiện

Ở vào thời khắc quan trọng trong cuộc đời, ai mà không hy vọng có người trợ giúp mình? Lòng tốt sẽ luôn luôn được người khác khắc sâu và nhớ kỹ. Nếu gặp việc thiện hãy làm ngay, đừng chần chừ. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng giúp đỡ người khác phải xuất phát từ thiện lương, không tính toán, vụ lợi. Khi giúp đỡ người khác cũng cần tìm cách để đối phương vui vẻ tiếp nhận.

Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất. Lòng người thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thể thoải mái.

Trái lại, nếu như một người làm việc thiện không vì điều kiện gì, trợ giúp người khác, làm việc có lợi cho người khác thì trong lòng người ấy chắc chắn sẽ vô cùng vui vẻ hạnh phúc. Đây chẳng phải chính là cái phúc, đức mà ai ai cũng có thể ngay lập tức cảm nhận được mỗi khi làm việc thiện sao?

🔻 6. Tích đức từ việc thành thật với mọi người

Người không thành thật sẽ khó tồn tại, người giả dối tất sẽ không có bạn chân thành. Cho nên cổ nhân luôn khuyên rằng phải lấy thành tín làm gốc, coi trọng thành tín trong mọi mối quan hệ.

Người có thể dùng thành tín để thu phục người khác thì sẽ dễ đạt được thành công. Trái lại, một người nếu như đã đánh mất đi sự thành thật thì làm việc gì cũng khó.

🔻 7. Tích đức từ việc biết cảm ơn

Cảm ơn là một cách ngợi ca cuộc đời. Trong cuộc sống, lời cảm ơn đúng lúc, kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn, gần gũi và hiểu nhau hơn.

🔻 8. Tích đức từ việc mỉm cười với người khác

Từ xưa đến nay, mỉm cười luôn được đánh giá là một loại phương thức kết nối hữu hiệu giữa con người với con người. Có lẽ trong cuộc sống này sẽ không có ai cự tuyệt một nụ cười chân thành cả.

🔻 9. Tích đức từ sự khoan dung

Lòng khoan dung của con người có thể cải biến một con người lầm lỗi, khiến họ từ một người xấu trở thành một người tốt hơn. Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng chiếm được lòng người. Cho nên hãy học cách tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

🔻 10. Tích đức nhờ biết lắng nghe

Người xưa có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít”. Cổ nhân cũng giảng: “Nói chuyện là một loại năng lực, nhưng im lặng là một loại trí tuệ“. Cho nên, khi người khác chia sẻ nỗi lòng, có thể lắng nghe họ là cách giúp đỡ họ tốt nhất.

🔻 11. Tích đức từ việc thủ vững danh dự của bản thân

Cổ nhân giảng rằng, tiền của nhiều bao nhiêu cũng không đủ để đánh đổi danh dự của một người. Người càng biết giữ danh dự, coi trọng danh dự thì càng khiến người khác tôn kính và mong muốn kết giao. Người không biết trọng danh dự của bản thân thì sẽ không có liêm sỉ, việc gì họ cũng làm để được lợi cho dù đó là việc làm tổn đức.

🔻 12. Tích đức từ việc buông bỏ dục vọng

Người xưa có câu: “Kiệm khả dưỡng đức”, tiết kiệm có thể nuôi dưỡng đức hạnh. Từ xưa đến nay, người đứng đầu một gia đình, một đất nước mà đạt được thành công thì rất nhiều đều dựa vào cần kiệm, tiết chế, tu thân. Còn “vong quốc bại gia” thì hầu hết đều là vì xa xỉ, buông thả dục vọng, thuận theo ham muốn mà thành.

🔻 13. Hiếu thảo với cha mẹ

Cổ nhân giảng: “Bách thiện hiếu vi tiên”. Thời cổ đại, hiếu thảo với cha mẹ là tiêu chuẩn để bậc Quân vương lựa chọn hiền tài, bởi vậy ở các địa phương đều có danh hiệu “hiếu liêm”, quan lại được tuyển chọn lên từ đây không ít. Hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm bổn phận mà còn là tiêu chuẩn để đánh giá một người là tốt hay xấu của cổ nhân. Bởi vậy, những người hiếu thảo ngày xưa luôn được tôn kính, được người người mong muốn kết giao và hợp tác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v