Chuyển đến nội dung chính

Trí tuệ cổ nhân: Chí hướng của một người nên đặt ở Đạo

 Trí tuệ cổ nhân: Chí hướng của một người nên đặt ở Đạo

Người xưa có câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, sống chết là do số mệnh, phú quý là do Trời đất an bài. Mạnh Tử nói rằng: “Nghèo khó không thể khiến thay đổi chí hướng thì mới là bậc đại trượng phu”. Khi giàu sang phú quý thì không quên tu dưỡng và lễ tiết. Khi đối mặt với nghèo khó có thể làm được sống trong cảnh rau cháo qua ngày vẫn có thể an bần lạc Đạo. Đó đều là bậc quân tử.

Khổng Tử nói rằng: “Người có chí hướng, tâm đã ở trong Đạo, thì không tham cầu hưởng thụ, nếu vẫn coi việc áo quần rách rưới và đồ ăn đạm bạc là đáng xấu hổ, thì không đáng để đàm luận”. Một người cân đo đong đếm những điều vụn vặt trong cuộc sống thì sẽ không có chí hướng sâu rộng. Người ta dù ở hoàn cảnh nào đều cần tu dưỡng đạo đức với tinh thần vui với Đạo.

Trong “Luận ngữ” có viết rằng: Khổng Tử và các đệ tử ở một địa phương nọ của nước Trần, bị người nơi đó vây hãm, cắt nguồn lương thực, những người đi theo đều rất đói, không thể gượng dậy làm gì. Tử Lộ mặt đầy tức giận đi gặp Khổng Tử nói: “Quân tử mà cũng có khi bị cùng quẫn sao?” Khổng Tử đáp: “Người quân tử đương nhiên cũng có lúc gặp khốn khó, nhưng vẫn có thể giữ vững tiết tháo. Còn kẻ tiểu nhân gặp khốn khó thì không thể ước thúc bản thân mà làm càn”.

Trong “Sử ký – Trọng Ni đệ tử liệt truyện” có viết rằng: Nguyên Hiến khi sinh sống ở nước Lỗ thì cuộc sống rất nghèo khó, nhà cửa sơ sài, cánh cửa cũng không toàn vẹn, nhà hễ trời mưa là bị dột, nhưng ông vẫn ngồi nghiêm chỉnh trong nhà đánh đàn. Khi tiếp đón Tử Cống, ông đầu đội mũ rách, chân đi dép rách, chống cây trượng gỗ dựa bên cửa. Tử Cống bấy giờ giàu có hiển hách, nên có phần thiếu khiêm tốn, nhìn thấy bất giác bật cười: “Đã lâu không gặp, bạn học cũ, sao lại khốn cùng như vậy?” Nguyên Hiến vẻ mặt nghiêm túc, trả lời: “Tôi nghe nói không có tiền thì chỉ là nghèo, nhưng theo đuổi Đạo mà không thành thì mới thật sự là khốn cùng”. Tử Cống nghe vậy lập tức xấu hổ.

Tâm người là nên đặt ở Đạo, đặt ở Đạo thì tâm sẽ được an. Người nghèo khó có chỗ khó tu dưỡng của nghèo khó. Người giàu có, tương tự cũng có chỗ khó tu dưỡng của người giàu. Người giàu có không bằng người bần cùng không lo âu, nguyên nhân là ở chỗ tài phú càng nhiều thì một khi mất đi tổn thất càng lớn. Người có địa vị cao không bằng người có địa vị thấp mà sống yên ổn, nguyên nhân là ở chỗ leo càng cao thì khi té ngã càng thảm hại. Tiền tài dư dật không nhất định là việc tốt, ban ngày đề phòng kẻ mưu hại, ban đêm phòng kẻ trộm cắp. Quan vị hiển hách cũng không đáng để ngưỡng mộ, sẽ có lúc gặp phải sự đố kỵ của người khác, sống cũng không được yên ổn. “Thân nghèo nghèo một lúc, tâm nghèo nghèo một đời”, chỉ có “tâm cùng” mới thật sự là bất hạnh của nhân sinh.

Trong lịch sử có rất nhiều người đạo đức cao thượng đều là những người thực hành chân lý và đạo nghĩa, là những tấm gương tu dưỡng bản thân. Họ xem nhẹ giàu có và danh tiếng, cũng xem nhẹ bần cùng, nhưng họ cũng có niềm vui riêng trong cảnh giới của mình. Suốt cuộc đời họ đều không ngừng tu bỏ đi các loại dục vọng và những chấp nhất của con người, bảo trì một nội tâm tường hòa, sung túc và mãn nguyện. Niềm hạnh phúc của họ chính là sự minh tỏ về chân lý của vũ trụ và ý nghĩa của cuộc sống. Vô luận là bản thân ở vào hoàn cảnh nào cũng đều kiên trì đạo nghĩa, thủ vững sự cao quý trong sâu thẳm tâm linh, không bao giờ ngừng nghỉ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v

Chuyển động Cổ nhân dạy “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”: Nhớ thật kỹ để tránh làm ơn mắc oán

    Chuyển động Cổ nhân dạy “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”: Nhớ thật kỹ để tránh làm ơn mắc oán 13:54 01/08/2022 Trong cuộc sống, lòng tốt của con người cũng cần phải có mức độ. Khi đối mặt với một người không có chí tiến thủ, suốt ngày chỉ chờ đợi người khác đến giúp đỡ thì hãy kịp thời thu lại sự lương thiện của bạn càng sớm càng tốt.   Cổ nhân dạy "Hạ đẳng dùng mồm, thượng đẳng dùng tâm": Nhìn phát biết ngay ai sang ai hèn   Cổ nhân dạy “Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa”: Tại sao lại nói như vậy?   Cổ nhân dạy phụ nữ có “3 cái càng dày, 3 cái càng nhỏ”: Cả đời hưởng phúc, cuộc sống giàu sang Những người có thể làm nên nghiệp lớn không nhất thiết phải có trí tuệ hơn người, thế nhưng nhất định phải là người nỗ lực và chăm chỉ không ngừng. Cổ nhân nói “Siêng năng có thể bù đắp cho thiếu sót, một phân khổ một phân tài”. Không ai có thể dựa vào thiên phú để thành công, chỉ có chăm chỉ mới có thể biến thiên phú thành thiên tài. Ở đời, chẳng ai lười biếng m