Tại sao sống quá lương thiện thường không thành công? Thay đổi 6 nhược điểm và nhận thức 8 sự thật này để xoay chuyển vận mệnh
Người lương thiện thường đặt hết tình cảm vào trong mối quan hệ. Một khi mọi thứ tan vỡ, họ đương nhiên là người bị tổn thương nhiều nhất.
Chúng ta đều muốn kết giao với người hiền hậu và thật thà. Bởi lẽ họ quá đáng yêu, lành tính đến mức khiến chúng ta cảm thấy hả hê khi bản thân mạnh mẽ hơn nhiều.
Nhưng bạn có nhận ra rằng, cũng chính vì thế mà người quá hiền luôn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống này không?
Quỷ Cốc Tử cho rằng: Người quá thật thà, hiền hậu lại không mấy thành công!
Thay đổi sớm 6 nhược điểm dưới đây để không trở thành người thua thiệt trong xã hội khắc nghiệt này:
1. Người quá hiền thường cảm thấy tự ti. Họ luôn cho rằng bản thân hạ đẳng hơn đối phương. Do đó, khi đối mặt với thử thách và cơ hội, họ bị “lép vế” vì bản chất quá lành tính. Đó là lý do vì sao họ bận bịu cả đời, làm việc rất nhiều nhưng ít khi chạm đến đỉnh cao.
2. Họ cho rằng cuộc sống hiện tại đã là trạng thái lý tưởng nhất, không muốn thay đổi cũng không muốn tiến lên tầm cao mới. Chấp nhận nằm trong vùng an toàn, không thích tranh đấu cho bản thân.
3. Dễ dàng tha thứ cho người khác. Khi bị ức hiếp, người quá hiền hậu sẽ lựa chọn cách tha thứ và bỏ qua. Nhưng thường xuyên bị ăn hiếp, cũng thường xuyên tha thứ sẽ khiến người khác cảm thấy bạn là người yếu đuối, từ đó những gì nhận về là quả đắng triền miên.
4. Lương thiện.
Người ta có câu: Lương thiện là đức tính truyền thống tốt đẹp. Nhưng có phải chuyện gì cũng phải đồng cảm và thấu hiểu hay không?
Lòng người là thứ khó đoán nhất trên đời này. Chắc chắn sẽ có lúc lương thiện bị lợi dụng, thậm chí nguyện lòng cho đi mà còn rước về tội vạ. Lương thiện có chừng mực mới là người thông minh và đại trí.
5. Ít thể hiện sự mạnh mẽ và cá tính. Người quá hiền không thích đôi co hay tranh chấp với người khác. Chuyện gì cũng áp dụng biện pháp duy nhất: Nhẫn nhịn.
Nhưng dần dần, bạn sẽ bị xem thường, không có tiếng nói, không thể hiện được cá tính của riêng mình.
6. Không có lòng phòng bị và một chút xấu xa. Người lương thiện có bản chất quá đơn thuần, ít phát hiện những điều xấu xa tiềm ẩn xung quanh. Từ đó chỉ rước về phiền phức cùng thiệt thòi.
Người muốn thành công thì phải có một chút xấu xa trong tâm trí. Đương nhiên hành sự vẫn không được vượt quá chuẩn mực đạo đức.
Vậy làm thế nào người hiền quá mức có thể thay đổi?
1. Không kể khổ với người khác. 20% người không quan tâm, 80% người còn lại thì cảm thấy vui vẻ vì thấy bạn sống không tốt. Trên đời này có lẽ không hề tồn tại sự đồng cảm thật sự, ngoại trừ bố mẹ của chúng ta.
2. Trong bất kỳ mối quan hệ, cần phải giữ chừng mực trong ăn nói, không quá thân thiết cũng không quá lạnh nhạt.
3. Đến một độ tuổi nhất định, những thứ nên buông bỏ thì hãy dứt khoát buông bỏ. Ví dụ như những mối quan hệ không còn giá trị, lòng hư vinh phù phiếm, quần áo không hợp thời, bạn bè không đáng tin.
4. Bản chất của các mối quan hệ là trao đổi giá trị. Bạn không thể cho đi thì đừng nên kết giao.
5. Không nên dễ dàng đưa ra yêu cầu hay phê phán bạn bè. Bạn sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích nào mà còn dễ tích hận ghi thù.
6. Bình tĩnh mà sống. Nói năng mạch lạc, logic, có lực. Không hoang mang, do dự. Tự tin tiến về phía trước, mở rộng thế giới quan. Bạn sẽ thay đổi cả vận mệnh của đời mình.
7. Kiểm soát cảm xúc. Dùng chữ “tĩnh” để đối mặt với mọi việc. Chuyện vui cũng không được vui quá. Chuyện buồn lại càng không nên quá bi thương. Người có bản chất hiền hậu thường có diễn biến cảm xúc chênh lệch rõ ràng nhất. Từ đó dễ gây ra sai lầm không thể cứu vãn.
8. Thế giới này không có tình bạn mãi mãi, cũng không có kẻ thù cả đời, chỉ có lợi ích là trường tồn.
Người lương thiện thường đặt hết tình cảm vào trong mối quan hệ. Một khi mọi thứ tan vỡ, họ đương nhiên là người bị tổn thương nhiều nhất.
Lương thiện hay hiền hậu đều là phẩm chất đáng quý. Thay đổi ở đây không phải khuyên bạn vứt bỏ điều thiêng liêng này, mà chính là nhận thức được những phũ phàng trong xã hội để từ đó sống thông minh hơn mà thôi. Đây là sự lựa chọn của bạn!
(Nguồn: Zhihu)
Nhận xét
Đăng nhận xét