Chuyển đến nội dung chính

Lắng nghe là trí tuệ của người thông thấu nhân sinh

 Trong cuộc sống, vô luận là học tập, công tác, kết giao bạn bè, hay làm ăn kinh doanh, lắng nghe là một điều vô cùng quan trọng. Có những lúc chúng ta sẽ nhận ra rằng ngàn lời nói không bằng tĩnh tĩnh ngồi yên lặng lắng nghe. Đáng tiếc là phần lớn mọi người thường thích nói mà rất ít người có thể lắng nghe và thấu hiểu.

Lúc hai người nói chuyện với nhau, trên bề mặt là người này nói một câu, người kia nói một câu, tựa như một người nói một người nghe, nhưng thực ra rất nhiều khi người nói đang cố gắng biểu đạt những gì mà người nghe chưa hiểu. Lắng nghe không chỉ là thể hiện của sự tu dưỡng đạo đức, mà còn là yếu tố giúp con người sống hòa thuận với nhau.

Một nhà hiền triết từng nói: “Trời ban tặng cho con người hai tai, hai mắt, nhưng chỉ có một cái miệng là muốn con người nghe nhiều hơn, nhìn nhiều hơn và nói ít đi”. Bởi thế lắng nghe không phải chỉ dùng tai mà phải dùng cả tâm nữa. Dụng tâm lắng nghe là một loại mỹ đức.

Lắng nghe là sự thể hiện của tâm tính

Người không có khả năng lắng nghe thông thường đều xem thường người khác, cậy mạnh lấn yếu, không có khả năng nhẫn nại. Xưa nay, lời thật thường khó nghe, nên chỉ người khoan dung độ lượng mới có thể nhận ra lợi ích của việc tiếp thu lời chính trực.

Một người muốn lắng nghe cần phải buông bỏ sự cố chấp và ngạo mạn của bản thân, có thể hạ mình trước người khác. Khi ấy người ta mới có thể tĩnh tâm mà lĩnh ngộ được càng nhiều hơn. Bởi vậy lắng nghe là sự thể hiện của tâm tính.

Người giỏi lắng nghe, tâm của họ như gương sáng, thông thấu được vạn vật. Những bậc trí giả như vậy cũng sẽ có sự bình thản, an tường trong tâm, luôn sẵn sàng tiếp nhận sự ban ơn của tạo hóa. Xưa nay các bậc trí giả thông thấu nhân sinh đều là những người hiểu được lợi ích, tầm quan trọng của việc lắng nghe.

Đạt ma thiền định người đạt cảnh giới cao nhất trong thiền tông

Có thể tĩnh tâm mới có thể thấu hiểu

Lắng nghe là việc không hề dễ dàng, đòi hỏi người nghe phải tĩnh tâm, kiên nhẫn và khiêm tốn. Một người khi có thể tĩnh hạ tâm xuống thì có thể câu thông với vạn vật trong vũ trụ, càng có thể minh tỏ đúng sai, sẽ không bị những “giả ngôn, giả thiện, giả tướng” lừa gạt, không bị nhiễu loạn nội tâm.

Một người có tâm khiêm tốn, thẳng thắn, chân thành, chính nghĩa, mới có thể phân rõ được lời thật giả, mới có thể lĩnh ngộ được sự to lớn bao la của tạo hóa. Người có thể kiên nhẫn mới có thể ở trong sự phức tạp hỗn độn mà tìm được sự tĩnh lặng của nội tâm, mới có thể phân rõ được cái gì là thực sự thiện, thực sự ác, tốt và xấu, trở về với bản tính thiện lương và chất phác của bản thân.

Một người mà nội tâm luôn tràn ngập sự cuồng vọng, tự phụ và thành kiến thì thật khó để lắng nghe lời khuyên bảo từ người khác.

Tu dưỡng tâm tính giúp con người sống tốt và hạnh phúc hơn

Lắng nghe là đạo làm việc, đạo trị quốc

Trong lịch sử các đời minh quân đều có các ngôn quan, gián quan, những người phải thực sự biết lắng nghe để phân biệt rõ tốt xấu, phải trái từ đó có lời khuyên can bậc quân vương. Bên cạnh đó còn có sử quan, những người giữ vững sự khách quan để thấu hiểu, quan sát, rồi lưu lại lịch sử một cách chính trực nhất.

Nhìn lại lịch sử có thể thấy, các vị minh quân sáng lập đế nghiệp huy hoàng hay khai sáng thịnh thế đều là bậc quân vương biết lắng nghe, kính trời kính đất và Thần linh. Không những thế, họ tuy ở trên vạn người nhưng lại luôn khiêm cung, nhường nhịn, tiếp thu can gián, thấu hiểu lòng dân, thuận thiên hành đạo. Họ dùng chính hành vi, lời nói, đạo đức của bản thân để làm gương cho dân chúng, vì thế mà quốc thái dân an.

Hoàng đế nhà Đường, Đường Thái Tông tuyển người hiền đức làm gián quan, dùng nhân từ cai quản thống trị thiên hạ, vui mừng khi nghe được những lời góp ý, luôn tự suy xét lại bản thân, khoan dung rộng lượng nên mới giúp Đường triều đi lên đỉnh cao của lịch sử. Hoàng đế Khang Hy cũng như vậy nên mới sáng tạo ra thời đại “Khang Càn thịnh thế”.

Không chỉ những bậc Quân chủ xưa biết lắng nghe mà được thiên hạ, mà các nhà lãnh đạo tài tình trên thế giới cũng đều là những người biết lắng nghe cả.

Theo ttvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v