Chuyển đến nội dung chính

Người xưa làm khuyến học

 Ngày xưa, khi chưa có hệ thống trường lớp, triều đình tuyển chọn nhân tài để phục vụ cho nhu cầu cai trị đất nước bằng cách cho phép một số quan chức cao cấp được giới thiệu con em hoặc những người trong hương ấp, những người quen biết có phẩm chất đạo đức tốt, liêm chính cho triều đình để bổ dụng vào bộ máy công quyền. Tiêu chuẩn để xét chọn là người đó phải có phẩm chất “hiếu liêm” (có hiếu và liêm khiết). Cách tuyển chọn này sớm bộc lộ nhiều sơ hở: nhiều vị đưa con em có phẩm chất đạo đức, năng lực kém vào làm quan, dẫn đến tình trạng tham nhũng, kết bè kết cánh, chèn ép người lương thiện, bách hại người trung trực, vô hiệu hoá người có năng lực,… tràn lan.

Ảnh minh hoạ


Nhận thấy cách tuyển chọn quan lại trên đây là mối họa nguy hiểm cho đất nước, từ năm 1075, vua Lý Nhân Tông bắt đầu mở khoa thi “Minh kinh bác học và Nho học tam trường” để tuyển chọn nhân tài. Thời đó vẫn chưa định ra lệ định kỳ thi Tiến sĩ mà triều đình chỉ mở khoa thi kén chọn nhân tài khi thấy cần thiết. Thời Trần (1225-1400) gọi kỳ thi cao nhất là kỳ thi Thái học sinh. Đến năm 1232, nhà Trần mới phân loại những người thi đỗ thành 3 hạng, gọi là tam giáp (cách phân loại này tồn tại đến khi kết thúc chế độ thi cử Hán học năm 1919). Năm 1247, nhà Trần mới đặt ra danh hiệu “Tam khôi” tức là 3 người đỗ cao nhất trong kỳ thi Thái học sinh (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) và bắt đầu từ đây, triều đình định lệ cứ 7 năm mở một khoa. Nhưng vì tình hình chiến sự, nên lệ này chỉ thực hiện được vài khoa. Năm 1256, nhà Trần định ra hai loại Trạng nguyên là “Kinh Trạng nguyên” (bao gồm những người đỗ Trạng nguyên ở kinh thành Thăng Long và tứ trấn) và “Trại Trạng nguyên” (bao gồm những người đỗ Trạng nguyên ở vùng Thanh Nghệ). Năm 1304, vua Trần ban đặc ân cho 3 vị Tam khôi thăm kinh thành Thăng Long 3 ngày và bắt đầu đặt danh hiệu Hoàng giáp cho những người đỗ đệ nhị giáp kỳ thi Thái học sinh. Cũng năm đó, nhà Trần ưu tiên cho những người đã đỗ 4 kỳ thi nhưng không được xét đỗ Thái học sinh được vào học tập ở Quốc Tử giám để khoa sau thi tiếp.
Năm 1396, lần đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, nhà Trần đặt ra khoa thi Cử nhân và phân cấp ra Thi hương và Thi Hội. Năm đó, triều đình cũng định lệ: cứ năm trước thi hương thì năm sau thi Hội. Hoàng đế đích thân hỏi người trúng tuyển bài văn sách để định cao thấp. Thời Hồ (1400-1407), vẫn gọi những người thi đỗ là Thái học sinh. Năm 1404, nhà Hồ quy định 3 năm thi hội một lần. Ai đỗ kỳ thi Hương vào tháng Tám năm trước thì được về kinh kiểm tra học lực ở bộ Lễ để năm sau vào thi Hội. Trong thời gian đó, những người này được học tập ở trường Quốc tử giám.
Sau khi chiến thắng giặc Minh, năm 1428, Lê Thái Tổ hạ chiếu cho các nơi trong nước dựng nhà học để dạy dỗ nhân tài. Ở kinh đô có Quốc Tử giám, ở địa phương có học đường của các phủ. Năm 1429, nhà Lê mở khoa thi đầu tiên, gọi là khoa Minh kinh bác học. Năm 1442, bắt đầu đặt ra các chức: Đề điệu (trông coi cuộc thi), Chánh, Phó chủ khảo (chấm thi), Giám thí, Tuần sước (tuần phòng, canh gác trong ngoài trường thi), Thu quyển (phát giấy thi), Di phong (ghi ký hiệu, rọc phách, niêm phong bài thi), Đằng lục (chép lại nguyên văn bài thi của thí sinh), Đối độc (đọc đối chiếu giữa bản chính và bản sao bài thi của thí sinh). Năm 1442, các tiến sĩ (TS) tân khoa được ban áo mũ TS, được ban yến ở vườn Quỳnh Lâm, được cấp ngựa tốt, lính hầu đưa về quê để làm lễ vinh quy bái tổ. Ân điển này được duy trì đến thời Nguyễn. Năm 1462, vua Lê Thánh Tông cho mở kỳ thi Hương ở các trường thi trong nước và quy định 3 năm mở một khoa vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu và thi Hội vào các năm: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Người thi đỗ 4 kỳ ở trường thi Hương gọi là Hương cống. Tại kỳ thi Hội, có thêm danh hiệu: TS Cập đệ (gồm đệ nhất danh, đệ nhị danh, đệ tam danh, tương đương với Trạng nguyên, Bảng nhãn, thám hoa), tiếp theo là TS Xuất thân (Đệ nhị giáp TS xuất thân, tương ứng với Hoàng giáp) tiếp theo là TS Đệ tam giáp, gọi là Đệ tam giáp đồng TS xuất thân. Năm 1463, nhà vua ban cờ cho ba vị Tam khôi (gọi là Cờ tam khôi). Cũng tại năm đó, bắt đầu có lễ xướng danh ở cửa nhà Thái học, treo bảng vàng ghi họ tên các vị tân khoa TS ở cửa Đông Hoa.
Thời Mạc (1527-1595) tiếp tục truyền thống thi cử và khuyến học của thời Lê sơ. Thời Lê Trung Hưng (1533 - 1789), theo Lê Quý Đôn, chính sách khuyến học được triều đình rất quan tâm:
“Bản triều từ lúc trung hưng đến nay, đối với người đỗ khoa TS đãi ngộ rất hậu, bổ dụng rất cao: 1- Ban cho mũ áo, cân đai triều phục; cho vinh quy về quê quán, có đủ các hạng cờ quạt, nghi trượng, phường trống, phường nhạc đón rước; 2- Quan viên có trách nhiệm bắt dân làng dựng phủ đệ cho TS; 3- Không những người đỗ Tam khôi hoặc ứng thí Chế khoa trúng cách, được bổ vào Viện Hàn lâm, mà cả người đỗ đồng TS cũng được bổ chức quan khoa đạo, không phải bổ làm quan ở phủ, huyện; 4-Trong mỗi khoa một người đỗ trẻ nhất được bổ chức Hiệu thảo; 5- Người nào được bổ làm quan ở ngoài các trấn thì bổ vào hai ty Thừa chính hoặc Hiến sát, thì đều được trao Chưởng ấn chính thức, không phải giữ chức tá nhị. Năm ân điển này so với việc đặt khoa mục ở Trung Quốc từ xưa đến nay chưa từng có”1. Ngoài khoa thi TS, các triều vua thời Lê Trung hưng còn mở các khoa: Hoành từ, Sĩ vọng, Tuyển cử (trên trình độ Cử nhân, dưới trình độ TS), Đông các (sau khi đã đỗ TS, đã từng làm quan trong triều mới được dự thi).
Thời Tây Sơn (1788-1802): vua Quang Trung có chủ trương mở trường ở cấp xã (làng) và đặt ra chức Xã học. Triều Nguyễn (1802-1945), vua Gia Long mới mở khoa thi Hương năm 1807 mà chưa tổ chức được khoa thi Hội. Thời đó, đỗ 4 kỳ thi Hương vẫn gọi là Hương Cống, đỗ 3 kỳ gọi là Sinh đồ. Đến năm 1821, đổi học vị Hương cống là Cử nhân; đổi Sinh đồ là Tú tài. Khoa thi Hội đầu tiên của triều Nguyễn mở vào năm 1822. Từ năm 1829 đặt thêm học vị Phó bảng (dành cho những thí sinh có số điểm dưới mức TS đệ tam giáp). Năm 1848, vua Tự Đức lên ngôi, mở Ân khoa kỳ thi Hội, năm 1851, mở Chế khoa Cát sĩ dành cho Cử nhân và Giám sinh trường Quốc tử giám, Giáo thụ, Huấn đạo ở các phủ huyện, TS, Phó bảng chưa ra làm quan và các Cử nhân, Tú tài đạt điểm qua các kỳ khảo hạch. Những người trúng khoa này được cấp học vị Bác học Hoành tài Đệ nhất giáp Cát sĩ cập đệ, Đệ nhị giáp Cát sĩ xuất thân, Đệ Tam giáp Cát sĩ đồng xuất thân. Đến năm 1865, triều đình lại cho mở khoa Nhã sĩ. Năm 1869 và năm 1884 mở Ân khoa.
Mặc dù chế độ khoa cử Hán học có nhiều nhược điểm, nhưng bằng các hình thức khuyến học, khuyến tài thiết thực cho những người giàu chữ nghĩa, Nhà nước quân chủ qua các thời đã giúp tuổi trẻ tiến thân một cách chân chính qua hàng nghìn năm ở Việt Nam. Không những triều đình có nhiều chính sách ưu ái kẻ sĩ để thể hiện chủ trương khuyến học của nhà nước, mà các làng xã tỉnh Bắc Ninh trước đây có nhiều việc làm thể hiện sự khuyến khích việc học tập của con em trong làng.
Căn cứ số ruộng công nhiều hay ít, làng dành một số ruộng để lấy hoa lợi dùng làm phí tổn nuôi thầy. Số ruộng đó gọi là ruộng học điền. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và nhất là thời kỳ Cải cách ruộng đất, các loại học điền của các làng được chia cho nông dân và sau đó trở thành ruộng đất chung của HTX nông nghiệp. Từ đó trở đi không ở đâu còn ruộng học điền. Những người có trình độ từ hiệu sinh trở lên đều được làng miễn phu phen tạp dịch. Những người có học vị từ Tú tài trở lên được xếp ngồi ở vị trí trang trọng trong đình mỗi khi làng có việc và được ứng cử vào chức Lý trưởng, Chánh tổng của làng, của tổng; được tham gia Hội Tư văn của làng, của tổng, của huyện. Những người thi đỗ Tiến sĩ, được làng xã, hàng tổng đón rước từ tỉnh đường về làng hoặc từ huyện đường về làng (nếu làng ở xa tỉnh đường). Những người có trình độ cao nhất của làng được làng mời thảo văn tế, làm chủ khảo những cuộc thi đọc Mục lục của làng. Ngày xưa, hầu như làng nào, tổng nào, huyện nào cũng có văn chỉ hàng xã, hàng tổng hàng huyện, nơi thờ tự Khổng Tử, Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử), Thập triết (10 học trò giỏi nhất của Khổng Tử) và các vị tiên nho tiên hiền của làng, của tổng, của huyện. Hàng năm tổ chức tế lễ vào sơ Đinh của tháng Trọng Xuân (tháng Hai) và sơ Đinh của tháng Trọng Thu (tháng Tám).
Như vậy, chúng ta thấy được, trước đây mặc dù không có tổ chức Hội Khuyến học các cấp, nhưng trên thực tế, nhà nước và làng xã đã từng làm công tác khuyến học rất thực tế và hiệu quả

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v