Chuyển đến nội dung chính

Phật dạy về ý nghĩa khi làm việc thiện, làm đúng những điều sau thì tự nhiên may mắn sẽ đến

 (Lichngaytot.com) Phật dạy về ý nghĩa khi làm việc thiện không hề đơn giản như con người ta trước giờ vẫn nghĩ, hành thiện cũng có 2 mặt tốt xấu của nó, cùng xem nhé.

1. Không phải cứ hành thiện là có thể tích đức

 
Phat day ve y nghia khi lam viec thien

 Hành thiện đúng đem lại phước đức


Hành thiện mà có thể tích đức là những việc làm tốt không có chủ đích. Làm viện thiện mà trong đầu cứ chăm chăm ham muốn may mắn đến với mình là không đúng, hãy nghĩ mình làm việc thiện để tiêu trừ tai họa.
 
Hành thiện đúng đem lại phước đức cho mình là làm những việc tốt, không có ý định lợi dụng, không thèm muốn danh vọng và tài sản, không có ham hố mọi loại tư lợi và phần thưởng.
 
Phật dạy về ý nghĩa khi làm việc thiện nói rằng hành thiện đúng nghĩa là hoàn toàn xuất phát từ trái tim của chính mình và mong muốn ban đầu, sự chân thành và mong muốn thực sự. Người làm việc thiện phải xem đó là một điều tự nhiên, không có ép buộc, áp lực hay vì mục đích lợi tư.
 
Ví dụ như cứu người hấp hối, cứu người bị thương bằng cái tâm của mình là có thể tích đức. Có những người cũng cứu người nhưng không thể tích đức vì trong tâm họ còn vương vấn lợi tư, muốn người kia trả ơn cho mình. Tất cả đều tùy thuộc vào động cơ của bạn.
 
Đối với những việc làm tốt chủ quan, một số có thể là nghiệp không tốt cũng không xấu; và một số người thậm chí có thể tạo ra nghiệp xấu.
 
Cho đi nhưng cứ muốn nhận lại cho công bằng, muốn phô trương khoe khoang cho cả thiên hạ biết là mình làm việc thiện, để làm đẹp cái mã bên ngoài của mình thì không những không tích được phước đức mà còn rước thêm nghiệp.
 

2. Hành thiện không thể giúp bạn xóa sạch tội

 
Ngay cả những hành động tốt có đức hạnh cũng không thể chống lại nghiệp xấu
 
Lời Phật dạy tin rằng hành động tốt sẽ tạo ra kết quả tốt, hành động xấu tạo ra nghiệp xấu. Nghiệp tốt và nghiệp xấu có những quả báo khác nhau, chúng không thể chống lại được.
 
Như thể một người đã phạm tội thì phải chịu tội, không thể lấy những việc làm tốt trong quá khứ để bù đắp nghiệp chướng ở thời điểm hiện tại.
 
Vì vậy, nếu bạn làm một việc thiện nào đó và tích đức thì nó sẽ chỉ tạo ra nghiệp tốt trong tương quan với những việc tốt tương ứng.
ADVERTISEMENT
 

3. Quả của việc hành thiện không xuất hiện ngay lập tức

 
Làm việc thiện có thể tích đức, nhưng tích đức cũng có quá trình, vì bản thân tích đức cũng có quá trình chuyển từ lượng sang chất.
 
Theo lý thuyết của Phật giáo, một số người có thể thấy được quả trong thế giới hiện tại, trong khi những người khác có thể nhận được quả ở thế giới bên kia. Có người thì không nhận được quả, phước phần của người đó được chuyển sang người thân và con cháu của họ sau này.
 
Vì vậy, việc cố gắng thay đổi hoàn toàn vận mệnh của một người chỉ bằng việc làm tốt quả thực là rất khó.
 
Bởi vì, cốt lõi số mệnh của một con người chính là sự trả lại nghiệp của họ trong kiếp này và kiếp trước.
 

3. Hành thiện phải phù hợp với quy luật tự nhiên

 
Hanh thien phai phu hop voi quy luat tu nhien
 
Những việc làm tốt là những hành động phù hợp với cách thức vận hành tự nhiên của xã hội.
 
Ví dụ: Cứu người chết và cứu người bị thương được mọi người coi là một việc làm tốt, nhưng có một sự khác biệt tự nhiên giữa cứu người tốt và cứu kẻ xấu. 
 
Hoặc cứu một người định giết bạn, không có ý đồ tốt với bạn thì chẳng phải là tự rước họa vào thân hay sao?
 
Nếu bạn cứu một người xấu xa ghê tởm, hoặc một người đầy oán hận và muốn trả thù xã hội mà không thể tuân thủ trật tự và đạo đức xã hội thì đây không phải là một việc làm tốt, đây chính là đang gieo thêm nghiệp.
 
Vạn vật, sự sinh lão bệnh tử đều có quy luật riêng của chúng, kể cả tai họa. Do đó, bạn nên biết phân biệt giữa điều gì nên làm và điều gì không nên làm kẻo rước họa vào thân.
 

4. Hành thiện cần phù hợp với hoàn cảnh của bản thân

 
Không ai phủ nhận một điều rằng hành động tốt chủ yếu là để mang lại lợi ích cho người khác, nhưng hành thiện cũng phải nhìn vào hoàn cảnh của mình mà làm, không ai bắt một người nghèo vay ngân hàng để đi từ thiện cả.
 
Nếu bạn đã cạn kiệt tài sản và tiền tiết kiệm của gia đình thì không nên quyến góp tiền từ thiện. Bạn có tâm muốn chia sẻ khó khăn là không sai, muốn hành động để giúp đỡ những người cần được giải cứu là không sai. 
 
Tuy nhiên, trước khi giúp người thì bạn cũng phải đảm bảo rằng bạn có thể tự hỗ trợ mình. Nếu bạn không có nguồn sống hoặc mất khả năng làm việc thì đi giúp người khác làm gì cho khổ thêm. Muốn lo được cho người khác thì trước hết bạn phải tự lo được cho mình đã.
 
Một người thậm chí không thể nuôi sống bản thân, tiêu hao tài nguyên gia đình, gây phiền phức cho người khác mà ra tay đi làm việc thiện thì khác gì “nhiệt tình cộng ngu dốt bằng phá hoại”.
 
Làm việc thiện bằng nhiều cách và tùy vào từng đối tượng chứ không nhất thiết phải cho tiền tỷ, tặng quà đắt tiền. Rất nhiều khi chúng ta lấy “khả năng chưa đủ” để không giúp đỡ người khác, thực ra đó chỉ là một cái cớ hoặc ngộ nhận.
 
Việc giúp đỡ người khác không nhất thiết phải đợi đến lúc bản thân có đầy đủ khả năng, tiền bạc. Chúng ta phải biết rằng, cứu giúp người khác ngay cả khi mình chưa đủ khả năng mới thật ý nghĩa.
 
Tương tự như vậy, nếu bạn giải cứu ai đó đang xung đột với bạn, và người này có thể là "thù địch" của bạn, bạn có thể bị tước đoạt của cải, danh tiếng và địa vị mọi lúc thì đó là một hành động giải cứu ngốc nghếch thực sự.
 
Dựa vào những lý do trên, chúng tôi muốn nói rằng hành động tốt không đủ để thay đổi vận mệnh của bạn. Nhưng bạn nhất định có thể cải thiện vận mệnh của bạn và làm cho cuộc sống của bạn trở nên thú vị hơn.
 

5. Hành thiện có thể mang lại hạnh phúc cho bạn

 
Bởi vì, nếu bạn thực sự làm những điều tốt một cách tự nguyện, bạn sẽ có thái độ hạnh phúc khi cho đi.
 
Nếu trong xã hội này, con người có thể chung sống hòa bình với nhau, quan hệ xã hội và quan hệ giữa con người với nhau hài hòa hơn thì sẽ cải thiện được tâm trạng, giúp mỗi người bình tĩnh đối mặt với nghịch cảnh.
 
Bạn hành thiện mà không có những hy vọng xa hoa, không đòi hỏi những phần thưởng thì ít nhất bạn sẽ không phải gánh chịu những thảm họa lớn về sau, phúc phần chưa đến nhưng tai họa thì đã qua đi.
 
Người xưa nói với chúng ta rằng, mãn nguyện bao giờ cũng hạnh phúc, vì phần lớn những nỗi đau trong cuộc sống đều đến từ việc không ngừng đòi hỏi và so sánh với người khác. Làm việc thiện mà cứ đòi hỏi tính toán thì đau đầu lắm.
 
Ngay cả khi bạn gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ của người khác, nếu bạn là con người có nhiều phước đức thì sẽ được đền đáp xứng đáng vì những việc làm tốt của bạn trước đó. Phúc đức thường đến bất ngờ vào những lúc chúng ta không ngờ đến nhất.
 
Khi bạn thấy người khác thực sự hạnh phúc hoặc tránh xa những thảm họa mà bạn cũng vui lây thì lý tưởng của bạn đã được khai sáng, máu lương thiện đã ăn dần vào người bạn. 
 

6. Hành thiện giúp bạn thoát khỏi bất hạnh

 
 
Hanh thien giup ban thoat khoi bat hanh
 
Bạn có thể có bao nhiêu của cải trong đời được quyết định bởi số mệnh từ khi khi ra, nhưng nó cũng do nghiệp của kiếp này và kiếp trước bạn gây ra.
 
Kiếp trước bạn không thể tự mình quyết định được, kiếp này thì có thể, bạn muốn làm gì và sống ra sao hoàn toàn nằm trong suy nghĩ của chính bạn.
 
Mệnh của mỗi người từ khi chưa được sinh ra vốn đã được trời đất định trước, có muốn cũng không thể nào thay đổi được. 
 
Cái mệnh ở đây chính là bát tự của riêng mỗi con người. Không có ai có bát tự giống nhau, dù có là anh chị em sinh đôi đi chăng nữa.
 
Mệnh chính là kho tàng cất giữ những nghiệp thiện ác mà một người đã tạo thành trước đó, và được tập hợp lại, tuyệt không bỏ sót dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhất.
 
Khi tới khi thời cơ thích hợp, những hạt giống thiện ác ấy sẽ được gieo trồng và trổ quả, nhân quả không chừa một ai.
 
Quả ngọt hay đắng chính là nghiệp mà người đó phải lãnh, vì đó chính là kết quả của những việc người đó đã làm trong những kiếp trước của mình. Không thể trốn cũng không thể bỏ.
 
Tuy nhiên chúng ta có thể đổi vận. Vận nằm trong tay của chính chúng ta, nên nếu thật tâm muốn thì có thể thay đổi được.
 
Có người ví rằng, mệnh như là một chiếc xe, sẽ xuất phát từ lúc ta mới được sinh ra cho tới lúc kết thúc cuộc đời. Còn vận là việc bạn sẽ chọn cách thức lái xe như thế nào để đi suốt quãng đường cuộc đời của mình.
 
Dù bạn là ai đi chăng nữa thì vẫn không thể tránh khỏi mệnh trời đã định. Nhưng biết hành động tốt có thể giúp cho việc giải phóng nghiệp chướng để cuộc sống được suôn sẻ hơn, ngăn chặn những tai họa và thảm họa trong tương lai ập đến bản thân mình.
 

7. Hành thiện có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn

 
Là một con người, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện mình. Trên thực tế, làm điều tốt cũng là một nhu cầu tự thân. Cải thiện bản thân chính là quá trình "tu luyện".
 
Vì vậy, đừng hy vọng rằng bạn có thể nhận được phước báo bằng cách làm một hoặc hai việc thiện, điều đó đòi hỏi một quá trình rất dài.
 
Giúp đỡ người khác tức là đang giúp chính mình. Chúng ta nên nhớ rằng: chúng ta không sống một mình, chúng ta sống với mọi người xung quanh. 
 
Vì thế không phải việc gì chúng ta cũng có thể tự mình vượt qua tất cả. Sức mạnh của nhiều người là sức mạnh không gì bẻ gãy được. Đừng từ chối sự giúp đỡ cho dù nó đến từ phía bạn hay từ những người khác.
 
Thật tình mà nói, làm từ thiện sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân. Điều mà bạn có thể làm với thói quen thường xuyên của mình. 
 
Hành thiện tạo ra cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống và mục tiêu tương lai của chính bạn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình và những người xung quanh.
 
Hành thiện thường liên quan đến việc giúp đỡ những người gặp khó khăn. Và càng trở nên hữu ích trong việc cho chúng ta thấy rằng, trên thực tế, cuộc sống của chúng ta không tệ như chúng ta nghĩ.
 
Với công việc thiện nguyện, bạn đã cam tâm đảm nhiệm và hết mình cho đi mà không cần đòi hỏi bất cừ lợi ích gì. Điều này sẽ khẳng định giá trị con người của chính bạn được đánh giá cao hơn. Qua đó, cộng đồng và mọi người sẽ biết đến bạn nhiều hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v