Chuyển đến nội dung chính

Sống trên đời hãy hành xử khiêm tốn, cư xử lễ độ và đừng coi thường người khác

 Coi thường người khác là si – mê muội, nông cạn, thiếu hiểu biết… Bản thân làm được điều gì đó, đạt được thành tựu gì đó không có nghĩa là người khác cũng phải làm được. Ngược lại, không phải điều mình không làm được thì người khác cũng không có khả năng đó.

Người hay coi thường người khác sẽ phải gánh nghiệp tham, sân, si

Mỗi người chúng ta là một cá thể khác nhau, mang trong mình một bản ngã riêng biệt. Cuộc sống của bạn thế nào, chỉ có bạn là người rõ nhất.

Vì không thể hiểu tường tận về cuộc đời của người khác, nên chúng ta không có quyền coi thường bất kỳ ai.

Bàn về việc này, đạo Phật cũng cho rằng: Coi thường người khác chính là tham, sân, si.

Vậy tham, sân, si là gì

Tham sân si là ba biểu hiện về tính xấu tiềm ẩn trong bản chất của mỗi con người, một khi lý trí không làm chủ được thì nó sẽ bùng phát thiêu cháy tất cả nào là nhân cách đạo đức, sự sáng suốt, mạng sống của chính chúng ta và những người khác.

+ Tham

Tham là nhu cầu để đáp ứng những ham muốn bất tận của bản thân mà bất chấp đến những gì xung quanh mình. Tham có những loại sau: Tham tài vật, tham sắc dục, tham danh vọng.

– Tham tài vật: lòng tham những thứ vật chất tiền bạc, nhà cửa ,xe cộ,…
– Sắc dục: là mạng sống, dục vọng, sắc đẹp,… nói chung về thân
– Danh vọng: sự nổi tiếng, quyền lực, địa vị,…

+ Sân

Sân là sân hận, là sự thù ghét, là sự nóng nảy,… Sân có những loại sau:

– Do quyền lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục,… của bản thân bị xâm phạm
– Do ham lợi lộc, tài vật, danh vọng, sắc dục không thể đạt được hoặc chưa được như mong muốn
– Do lợi, tài vật, danh vọng, sắc dục của người khác hơn mình (ghen tị thành thù ghét)

+ Si

Si là mê muội, mê lầm, là sự không sáng suốt, không đủ khả năng để nhận ra sự thật, chân lý. Mê lầm thông thường của người đời có 3 loại:

– Không khả năng nhận diện đạo lý tốt.
– Không có khả năng nhận diện bản chất thật của sự việc ở đời.
– Không có khả năng nhận diện thân, tâm của mình.

Theo quan điểm của đạo Phật, coi thường người khác là một việc làm ác. Những người mang theo thái độ và hành động này thường tự đặt mình ở vị thế cao hơn, tự cho mình cái quyền để chà đạp, nhạo báng kẻ yếu thế.

Việc làm ấy sẽ khiến nhiều người tạo nghiệp, làm ác, sau này khó tránh khỏi quả báo.

Học cách trân trọng chính là lưu lại cho mình một đường lui nhân đức

Nếu như bạn sở hữu gia tài bạc triệu, làm ơn đừng xem thương những người hành khất, cũng đừng coi nhẹ những người bán hàng rong.

Bởi người xưa có câu: “Làm người nên lưu lại cho mình một đường lui, sau này gặp lại nhau còn dễ bề ăn nói”.

Nếu bạn tìm được một người yêu có thể giúp đỡ mình, đừng đi kể xấu, hạ bệ người tình cũ. Mặc dù giờ đây giữa bạn và họ không còn tình nghĩa, nhưng đó vẫn là một đoạn đường đời mà bạn không thể chối bỏ.

Nhờ có những người cũ đi ngang qua cuộc đời trước kia, bạn mới có thể tìm được một nửa phù hợp với mình ở hiện tại.

Nếu như gia đình bạn viên mãn hạnh phúc, đừng chê cười những người sống trong cảnh ly dị, càng chớ nên coi thường những người vấp ngã sau một cuộc hôn nhân bất hạnh.

Chúng ta vốn không nên xát muối vào vết thương của người khác, bởi mỗi người đều có lựa chọn cho riêng mình.

Nếu bữa cơm của bạn mỗi ngày thịt cá ê hề, đừng dè bỉu những món ăn bán ngoài vỉa hè, cũng không cần hùa theo tâm lý đám đông mà đổ xô đi tìm sơn hào hải vị.

Sống ở trên đời chớ nên lúc nào cũng tính toàn chi ly, có đôi khi thua thiệt lại chính là phúc phần.

Chúng ta thường hay nghe một người tiết kiệm phán xét người khác là phung phí.

Một người hào phóng đánh giá người khác là keo kiệt.

Một người thích ở nhà chê bai người khác chân bọ ngựa. Và một người thích bay nhảy cười chê những người thích ở nhà là thụ động, kém sáng tạo….

Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày đến khi mệt mỏi đến khi chúng ta nhận ra rằng đôi khi chúng ta phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra kinh nghiệm là đừng phán xét người khác một cách dễ dàng.

Vậy nên, sống ở trên đời đừng bao giờ coi thường, phán xét người khác. Bởi chúng ta không phải là họ, không sống cuộc đời của họ, nên ta không có quyền phán xét, càng không có quyền coi thường.

Học cách xem trọng mọi người là bớt đi nghiệp tham, sân, si. Hành xử khiêm tốn, cư xử lễ độ là cách để lưu lại cho tương lai của mình một đường lui nhân đức.

-ST-

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...