Chuyển đến nội dung chính

Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về “giá trị” của con người: Người có đức hạnh thì nhan sắc không tầm thường!

 Có thể thấy, thế giới bao la rộng lớn, con người luôn sánh bản thân với người khác để biết vị trí của mình ở đâu. Thường thì những thước đo giá trị hay được sử dụng chính là nhan sắc, tài năng, tiền tài, địa vị nhưng liệu rằng đó có thực sự là những thứ đáng quan trọng. Cùng nghe lời Đức Phật dạy về giá trị của con người để biết bản thân nên hướng đến điều gì?

Hiểu về giá trị đích thực của con người

Theo Phật giáo, con người khi tồn tại ở trên cuộc đời sẽ cần khẳng định bản thân và tìm ra được cho mình mục tiêu cũng như giá trị sống cho riêng mình. Trong thời gian vài chục năm nhân sinh ngắn ngủi thì ai ai cũng sẽ nỗ lực để có thể tìm ra thước đo mà bản thân mong muốn để từ đó phấn đấu hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Những người tìm ra mục đích đúng thì hướng đi sẽ đúng, con người xác định mục đích chưa chính xác thì sẽ mắc sai lầm ở trên đường đời.

Con người chúng ta coi nhan sắc chính là thước đo nên đã ra sức làm đẹp và ra sức phẫu thuật thẩm mỹ để cho bản thân trở nên hoàn hảo hơn, rạng rỡ hơn. Theo đuổi cái đẹp là không xấu nhưng cái đẹp chân chính là cái mà nó phù hợp với thời gian. Con người khi già đi thì dung nhan cũng theo đó mà thay đổi, chẳng một ai có thể mãi tuổi 20 nên thước đo này chỉ là nhất thời phù phiếm. Có những người tin tưởng rằng tiền tài chính là giá trị quan hữu hình nhất nhưng tiền cũng chỉ là công cụ, nhiêu tiền sẽ làm được nhiều việc nhưng cũng có rất nhiều thứ chẳng thể mua được bằng tiền.

thau-to-loi-duc-phat-day-ve-gia-tri-cua-con-nguoi-nguoi-co-duc-hanh-thi-nhan-sac-khong-tam-thuong-3-1662958231.jpg
Trong thời gian vài chục năm nhân sinh ngắn ngủi thì ai ai cũng sẽ nỗ lực để có thể tìm ra thước đo mà bản thân mong muốn để từ đó phấn đấu hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tốt đẹp hơn

Cũng ví như tình bạn chân thành, tình yêu sâu sắc và tình thân ấm áp hay trí tuệ, sự lương thiện đều không thể nào trả giá bằng tiền. Con người trên thế giới này sống với nhau chứ không phải sống với tiền.

Có những người lại hướng đến vị trí, danh vọng hay cũng có những người càng ở vị trí càng cao thì lại càng có giá trị. Sai lầm đối với con người thì người cha người mẹ già lại có giá trị hơn chủ của một công ty lớn. Còn đối với người đau khổ thì người có thể sẻ chia và an ủi có giá trị hơn một vị lãnh đạo cấp cao. Dù bạn có giỏi giang hay thành công thì chưa chắc bạn đã là người có giá trị.

Như vậy, thang đo chân chính ở trên đời này là gì? Lời Đức Phật dạy về giá trị con người cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của đức hạnh và phẩm chất đạo đức cao đẹp. Một khi nhan sắc phai tàn, tiền tài cũng sẽ có lúc không có, địa vị cũng chẳng theo đến hết cuộc đời mà chỉ có phẩm hạnh là thuộc về chúng ta, được bồi đắp và nâng cao mỗi ngày. Vậy nên, dù già hay trẻ, giàu hay nghèo, quyền cao hay là thường dân thì đều không ảnh hưởng.

Lời Đức Phật dạy rằng, những người có đức hạnh thì nhan sắc không tầm thường bởi tâm sinh tướng - tướng mạo chính là thứ thể hiện thái độ sống và khí chất toát ra từ nội tâm đến bên ngoài.

Những người có đức hạnh thì tiền tài chẳng thiếu bởi lương tri tạo ra vật chất, con người cảm thấy đủ tức là đủ, tiêu đồng tiền chân chính không phải lo sợ mất ăn mất ngủ. Những người có đức hạnh thì ắt có chức vị, ít nhất chính là chức vị ở trong lòng những người xung quanh, họ sẽ được kính trọng và yêu mến. Con người chúng ta thường gắn kết với nhau từ lương tâm và từ những thấu tình đạt lý và từ tình cảm. Đó chính là mối dây bền vững nhất, chắc chắn nhất - nó tuy mỏng nhưng lại vô cùng dẻo dai.

thau-to-loi-duc-phat-day-ve-gia-tri-cua-con-nguoi-nguoi-co-duc-hanh-thi-nhan-sac-khong-tam-thuong-1-1662958231.jpg
Có những người lại hướng đến vị trí, danh vọng hay cũng có những người càng ở vị trí càng cao thì lại càng có giá trị. Sai lầm đối với con người thì người cha người mẹ già lại có giá trị hơn chủ của một công ty lớn

Đâu là phương pháp đạt được giá trị  

Có thể thấy, giá trị của một người có sẵn từ khi sinh ra bởi “nhân chi sơ, tính bản thiện” - tức là lòng thiện chính là giá trị cao nhất và nguyên bản nhất. Qua ngày tháng thì từ lòng thiện sẽ bồi đắp thêm các đức hạnh khác để ngoài thiện thì còn có thêm trí, thêm dũng và có thêm tín, thêm lễ và thêm nghĩa,... Chung quy lại thì Đức Phật dạy về đức hạnh chính là dạy về cách chúng ta trưởng thành đúng hướng.

Chính sự thông thái là món quà lớn nhất mà tự nhiên đã ban tặng cho loài người. Tuy nhiên, có rất nhiều người không biết nhận lấy nó. Nếu như muốn thông thái thì con người cần chịu khó học, càng học hỏi nhiều thì sẽ càng tích lũy được nhiều kiến thức. Con người khi càng hiểu biết thì càng mở mang và nhận ra đâu là đúng và đâu là sai.

thau-to-loi-duc-phat-day-ve-gia-tri-cua-con-nguoi-nguoi-co-duc-hanh-thi-nhan-sac-khong-tam-thuong-2-1662958221.jpg
Có thể thấy, giá trị của một người có sẵn từ khi sinh ra bởi “nhân chi sơ, tính bản thiện” - tức là lòng thiện chính là giá trị cao nhất và nguyên bản nhất. Qua ngày tháng thì từ lòng thiện sẽ bồi đắp thêm các đức hạnh khác để ngoài thiện thì còn có thêm trí, thêm dũng và có thêm tín, thêm lễ và thêm nghĩa,..

Những người có đức hạnh thì ắt sẽ có trí tuệ và cao hơn một bậc so với những người vô mình. Trong cuộc sống này, người đau khổ nhất chính là người thiếu đức hạnh còn người nghèo khổ nhất chính là người vô mình. Một khi trong đầu không có kiến thức hay trong lòng không có thiện lương, trong người không có dũng khí thì sự tồn tại trên đời này chỉ khiến cho bản thân cảm thấy chán nản và người khác không nhìn nhận mà thôi. Lời Đức Phật dạy về giá trị con người không hô hào bất kỳ ai phải khẳng định bản thân một cách phô trương, to tát mà chỉ cần học cách tự răn mình, tự sửa và tự tu tập cũng như hướng đến những giá trị chân chính thì dù cho không lên tiếng thì tất cả mọi người cũng sẽ quan tâm đến sự có mặt của bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v