Chuyển đến nội dung chính

Thức ăn mang lại an lạc hạnh phúc

 TS.Thích Hạnh Tuệ

Nói đến việc thực tập các phương pháp ăn uống trí tuệ, thì có người cho rằng, gì chứ ăn uống ai mà không biết cần gì phải học, hoặc tự hào cho rằng mình rất sành ăn sành uống, quán nào có món ngon vật lạ, sơn hào hải vị, biết cách thưởng thức sành điệu..

Ăn uống là một nhu cầu vô cùng thiết yếu hàng ngày của con người.

Thông thường nói tới ăn uống người ta chỉ nghĩ đến các loại thực phẩm được đưa vào miệng, nhai nuốt để nuôi cơ thể vật lý. Nhưng thức ăn của con người không chỉ có thế.

Hiện nay ăn uống là một vấn đề rất lớn mà ai cũng quan tâm và lo lắng vì tiềm ẩn những nguy cơ bịnh tật tai hại, không khéo thì con đường từ cái miệng đến lò thiêu, nghĩa địa là gần hơn bao giờ hết.

Có những thói quen ăn uống không tiết độ, thiếu hiểu biết, chỉ nhằm thỏa mãn sự thèm khát của bản thân, bất chấp lương tri đạo đức sẽ mang lại bịnh tật, khổ đau và nghiệp chướng.

Như những người vạc óc con khỉ đang còn sống mà ăn khiến cho những người có lương tâm cảm thấy ác đức, bất nhẫn không dám nhìn.

Cũng có những cách ăn uống thích hợp và trí tuệ sẽ mang lại sức khỏe, an vui, hạnh phúc.

Vậy ăn uống như thế nào mới có thể góp phần mang lại sức khỏe an lạc và hạnh phúc

Đức Phật đã dạy cho chúng ta cách ăn uống trí tuệ: ăn uống trong tỉnh giác chính niệm.

Nói đến việc thực tập các phương pháp ăn uống trí tuệ, thì có người cho rằng, gì chứ ăn uống ai mà không biết cần gì phải học, hoặc tự hào cho rằng mình rất sành ăn sành uống, quán nào có món ngon vật lạ, sơn hào hải vị, biết cách thưởng thức sành điệu..

Thật ra, nói đến việc ăn uống của con người chúng ta, không đơn thuần chỉ là những thực phẩm được đưa vào cửa miệng hàng ngày nuôi thân tứ đại vật lý, mà còn nhiều loại thức ăn từ thô đến tế cho thân và tâm mà hàng ngày chúng ta đang ăn và bị ăn, có sức tác động rất lớn đối với đời sống an lạc hạnh phúc hay buồn phiền khổ đau mà chúng ta ít để ý đến.

Làm chủ tâm để có cuộc sống an lạc hạnh phúc

Người tu tập thiền lâu ngày, công phu thâm hậu, ý được chuyên nhất, đi sâu vào định, trạng thái vui sướng, thư thái, khinh an, thanh tịnh sung mãn tràn ngập toàn thân tâm đến tận từng lỗ chân lông.

Người tu tập thiền lâu ngày, công phu thâm hậu, ý được chuyên nhất, đi sâu vào định, trạng thái vui sướng, thư thái, khinh an, thanh tịnh sung mãn tràn ngập toàn thân tâm đến tận từng lỗ chân lông.

Chúng tôi nói vậy, có lẽ không ít người sẽ thắc mắc, làm gì có chuyện có những loại thức ăn, chúng ta ăn mà không biết ?

Đức Phật dạy rõ về bốn loại thức ăn của con người:

- Một là loại thực phẩm ăn bằng miệng (Đoàn thực).Thường chúng ta chỉ biết loại thức ăn này. Chúng ta nên có một ít hiểu biết về thực dưỡng, phân phối bữa ăn vừa đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không nên nhiều quá hoặc ít quá bất kì loại dưỡng chất nào cũng dễ phát sinh bịnh tật. Nhất là chúng ta ăn uống những thứ thực phẩm bẩn, có nhiều độc tố càng dễ phát sinh những bịnh tật hiểm nghèo.

Khi ăn ta nên để tư tưởng thoải mái, tập trung, chú tâm chính niệm khi ăn, nhai nhẹ và kỹ các thức ăn, như thế mới thực sự là một bữa ăn có lợi ích cho sức khỏe, tinh thần.

- Hai là Xúc thực. Xúc ở đây nghĩa là tiếp xúc, tức là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của chúng ta thường xuyên và liên tục tiếp xúc với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sự tiếp xúc này sẽ đưa vào tâm não của chúng ta cả những thứ có lợi và có hại. Đây là thực phẩm, thức ăn của tâm não.

Như lỗ tai của ta nghe được một lời nói xấu về ta của một người bạn thân, ta sẽ vừa buồn vừa giận

Mắt ta xem một bộ phim ma kinh dị lúc khuya, ta sẽ sợ hãi bất an, khó ngủ.

Ngược lại, ta nghe một bản nhạc thiền hay, một bài pháp ý nghĩa, một lời quan tâm chân thành ta sẽ cảm thấy thư thả thích thú nhẹ nhàng vui vẻ an ổn.

Mắt ta chiêm ngưỡng một tượng Phật Di Lặc hiền hòa vui vẻ lòng ta cảm thấy hân hoan; nhìn nước biển dịu êm trong xanh, lòng ta khoan khoái dễ chịu, những cảm xúc tích cực phát sinh, người như tràn đầy năng lượng.

- Ba là Tư niệm thực. Sở dĩ gọi nó là một loại thức ăn, thực phẩm là vì con người thực sự sống được là nhờ họ có những ước ao, những khát khao thâm sâu thầm kín trong lòng khó nói ra bằng lời. Có thể là những ước ao, khát khao cho bản thân, cho đất nước, cho cuộc đời.

Những lúc ta gặp nghịch cảnh đau buồn chán nản tuyệt vọng, lúc ấy vai trò của tư niệm thực này là rất quan trọng, năng lượng tích cực của tư niệm thực này giúp ta vượt qua chướng ngại, lúc ta muốn buông xuôi bỏ cuộc, chính năng lượng ước muốn khát khao biến thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy ta kiên trì đi tiếp.

Bốn loại thức ăn

Hàng ngày, hãy ăn uống một cách lành mạnh, vừa phải, có tiết độ, thanh đạm.

Hàng ngày, hãy ăn uống một cách lành mạnh, vừa phải, có tiết độ, thanh đạm.

- Bốn là Thức thực. Nói cho dễ hiểu, đây là loại thức ăn của thức, tức là thức ăn của tám thức, của tâm thức. Loại này rất vi tế, khó nhận biết, nhưng có sức tác động rất lớn đến đời sống của chúng ta. Phạm vi thức ăn của tâm thức là vô cùng rộng lớn.

Nhà Phật nói đến thiền duyệt thực cũng chính là nói đến loại này. Người tu tập thiền lâu ngày, công phu thâm hậu, ý được chuyên nhất, đi sâu vào định, trạng thái vui sướng, thư thái, khinh an, thanh tịnh sung mãn tràn ngập toàn thân tâm đến tận từng lỗ chân lông. Nói dễ hiểu là niềm vui sướng vô cùng của hành giả đắc thiền định như là một loại thức ăn thượng phẩm, lấy niềm vui thiền làm thức ăn (thiền duyệt vi thực)

Thực tế, người tu thiền nhập định, đạt đến nhất tâm, niềm hỷ lạc sung mãn thân tâm, không cảm thấy đói và không cần đến Đoàn thực.

Để đơn giản hơn, ta có thể tạm phân ra làm hai loại thức ăn, thực phẩm: thức ăn cho thân và thức ăn cho tâm. Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực là thức ăn cho tâm; Đoàn thực là thức ăn cho thân.

Dân gian thường nói, khổ thân không bằng khổ tâm

Thân bịnh đã khó trị lành, tâm bịnh càng khó trị hơn gấp nhiều lần.

Như vậy, cụ thể ta nên ăn như thế nào để thân khỏe tâm an, tinh thần thư thái góp phần làm cho cuộc sống an lạc hạnh phúc ?

Hãy tỉnh giác sáng suốt và chính niệm để đưa những thức ăn thật sự cần thiết và bổ ích vào thân và tâm.

Hàng ngày, hãy ăn uống một cách lành mạnh, vừa phải, có tiết độ, thanh đạm.

Hãy chủ động đọc sách, xem ti vi phim ảnh nghe nhạc, nghe pháp, nhìn, tiếp xúc, giao lưu trong sự tỉnh giác sáng suốt, chọn những thứ thật bổ ích vào tâm não. Quyết không theo thói quen, bị động đưa vào tâm não những thứ rác rưỡi độc hại. Chỉ cần lui tới qua lại chơi bời với những người rượu chè bài bạc hút sách, ta sẽ đưa vào tâm.não những thức ăn độc hại, trước sau gì ta cũng sẽ bắt chước theo họ

Qua lại, giao tiếp với người đàng hoàng, tích cực, lương thiện, ta sẽ đưa vào tâm não những thực phẩm bổ dưỡng tinh sạch có lợi góp phần làm cho đời sống ta được an lạc hạnh phúc.

Tụng kinh, ngồi thiền, nghe nhạc thiền, đi thiền, nghe giảng Phật pháp, niệm Phật, trì chú, làm phước là những thức ăn vô cùng quý báu bổ dưỡng cho tâm não.

Ta đưa vào tâm não càng nhiều thức ăn tinh thần bổ dưỡng đời sống của ta càng thêm vui tươi hạnh phúc và ý nghĩa.

Các thức ăn

Như Đoàn thực

Xúc thực, Thức thực

Cả Tư niệm thực

Thiện là phúc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v