Chuyển đến nội dung chính

Đức Phật - Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

 Tâm Biện

Hoàng thành Kapilavatthu ngày một xa dần, tiếng vó ngựa lẻ loi bị chìm vào bóng đêm cô tịch. Một người một ngựa, không tài sản, không quân hầu, Thái tử Siddhartha đã lặng lẽ ra đi trong đêm tối, mang theo duy nhất một hành trang là lòng nhiệt huyết tầm cầu giác ngộ, cứu khổ cho đời.

Theo những gì được sắp đặt, chỉ ngày mai thôi, khi ánh bình minh ló dạng, dưới sự chứng minh của bá quan văn võ, đức vua Suddhōdana sẽ trao quyền nhiếp chính để an hưởng tuổi già. Các thầy tiên tri đã dự đoán rằng khi thái tử chính thức bước lên ngai vàng, những điều kiện lúc này sẽ hội đủ, vị tân vương trở thành bậc chuyển luân vương làm vua trong toàn cõi đất, chứ không phải chỉ trị vì thành quốc Kapilavattu nhỏ bé. Nhưng điều đó lúc này đâu có ý nghĩa gì đối với một người đã cưu mang chí nguyện sống cho muôn loài, tìm ra con đường giải thoát, giúp người thoát khỏi trầm luân.

Sinh ra là một thái tử, Siddhartha từ bé đã sống trong cảnh vương giả. Trong những năm tháng tuổi thơ, Ngài chưa từng biết chữ “khổ” là gì. Đến một ngày kia, khi dạo chơi bốn cửa thành, Siddhartha tận mắt chứng kiến được cảnh già nua, bệnh tật, chết chóc và hình bóng người tu sĩ. Siddhartha nhận ra rằng: “Chính ta và những người thân yêu nhất rồi đây cũng không ai thoát khỏi cảnh khổ đau của già, bệnh, chết, mất mát, chia ly”. Lo lắng, bàng hoàng, sửng sốt trước sự tàn phá và hủy diệt của thời gian, thái tử như một người đang đứng trên ngọn núi thật cao bị xô ngã vào trong vực thẳm, khổ đau cùng cực.

Trở về hoàng cung, Siddhartha dành trọn thời gian để trầm tư về cuộc thế, về nỗi đau của muôn loài và sự suy tàn của kiếp nhân sinh. Ngài mong muốn tìm ra con đường diệt khổ, phương pháp giúp mọi người thoát ra khỏi những bế tắc của cuộc đời. Thế rồi, hình ảnh người tu sĩ trong lần dạo chơi ở cửa thành thứ tư như ánh sáng cuối đường hầm, mở ra một chân trời mới, một tia hy vọng lóe lên cho người đang tìm cầu con đường giải thoát.

Đức Phật của chúng ta

Đức Phật đã dùng trí tuệ và tình thương để dạy người ta sống lương thiện, biết quên mình vì người, để có được bình yên.

Đức Phật đã dùng trí tuệ và tình thương để dạy người ta sống lương thiện, biết quên mình vì người, để có được bình yên.

Thái tử Siddhartha tìm đến phụ vương để trình lên nguyện vọng xuất gia tìm đạo của mình. Vua cha khẽ nhíu mày, vậy là điều ông lo lắng bấy lâu nay cũng đã xảy ra. Từ khi thái tử được sinh ra, đức vua Suddhōdana luôn tìm cách trói chân Ngài bằng đời sống vinh hoa, phú quý. Ba tòa lâu đài được xây dựng theo lối kiến trúc khác nhau, phù hợp với từng mùa trong năm của thời tiết đất nước Ấn Độ, thái tử tùy nghi theo thời gian mà di chuyển đến đó để sống. Những cung phi, mỹ nữ, nhạc công, đầu bếp, phục dịch… được tuyển chọn kỹ càng để phục vụ cho đời sống của thái tử. Nhưng dường như những thứ đó dần trở nên vô nghĩa.

Vua nghĩ đã đến lúc ông phải dùng biện pháp cuối cùng. Một mái ấm gia đình, một đứa con nối dõi, niềm hạnh phúc bên vợ đẹp con thơ, sẽ là những sợi dây vô hình nhưng vô cùng bền chắc có thể giữ cho thái tử tài ba yên vị tại cung son. Vua cha quyết tuyển một công nương sinh đẹp cưới về làm vợ cho chàng, đức công nương yaśodharā hiền diệu, nết na, đoan chính được lọt vào mắt sanh của thái tử sau cuộc tuyển chọn mỹ nhân và trở thành chánh thất. Nhưng vua Suddhōdana đâu ngờ mọi tính toán của mình không thể trói buộc chân của bậc đại vĩ nhân, khi tình thương mà thái tử Siddhartha dành cho cuộc đời quá lớn, ngài đã quyết lòng dứt áo ra đi vào đúng ngày đứa con đầu lòng Rahula được sinh ra. Bởi thái tử hiểu rõ hơn ai hết, nếu ngài không một lần đoạn tuyệt, lý tưởng của Siddhartha rồi sẽ phai nhạt dần theo vết thời gian.

Từ bỏ tất cả sau lưng, từ vợ đẹp con ngoan đến ngai vàng quyền lực, Siddhartha đã chọn sống đời ẩn sĩ, không gia đình, không tiền bạc, không người hầu hạ, hằng ngày ôm bát xin ăn... chỉ vì mang trong mình hoài bão “vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”. Thái tử tự hứa với lòng nếu không thành đạo sẽ chẳng quay về.

Những ngày tháng gian khổ dần dần cũng quen, nếp sống xuất gia ban đầu thật sự khó khăn cho một người từng sống cuộc đời danh gia vọng tộc. Nhưng nhờ ý chí dõng mãnh, thái tử Siddhartha chưa từng chùn bước trước những khó nhọc của cuộc tu. Những ngày đầu, Ngài tìm đến học đạo với những ẩn sĩ nổi tiếng đương thời, tiếp thu những tư tưởng và cách thức thực tập của họ để thực hành theo.

Chỉ trong một thời gian ngắn, thái tử đã hiểu rõ tất cả những tử tưởng đó và có được những thành tựu đáng kể trong đời sống tinh thần. Lúc này, trình độ tâm linh của ngài ngang hàng với các bậc thầy lừng danh nhất. Những gì cần học, ngài đã học xong. Nhưng sự giải thoát thực sự, lý tưởng đoạn trừ mọi khổ đau một cách triệt để, hoàn toàn, những gì ngài ngày đêm hướng đến trên con đường tìm đạo, thái tử Siddhartha vẫn chưa đạt được. Thế rồi, thái tử Siddhartha quyết định đi theo con đường khổ hạnh ép xác, thử nghiệm theo phương pháp truyền thống mà các Ẩn sĩ thời bấy giờ luôn tôn thờ là tối thượng.

Thái tử vào tận rừng sâu để tu tập, ở những nơi không có bóng người, chỉ cần một con thú bước đi trên đất, một con công làm rơi một cành cây, hay một ngọn gió khiến rung động lá rơi, cũng khiến cho lông tóc của người ta dựng ngược, sự sợ hãi khiếp đảm nổi lên có thể làm điên loạn những ai không đủ lòng can đảm và ý chí kiên cường. Ban đầu, ngài chỉ ăn một ngày một bữa, một tuần một chén cháo, cho đến nửa tháng mới ăn một lần.

Cuộc đời và lối sống của Đức Phật là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian.

Cuộc đời và lối sống của Đức Phật là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian.

Đức Phật - Người đem ánh sáng rọi soi cuộc đời

Sau đó, lượng thực phẩm giảm dần đến mức tối thiểu, ngài ăn những hạt lúa hay vừng được gió làm rơi vãi trên thân thể, hay ăn những cỏ và rễ cây trong rừng để sống. Khi ăn quá ít, tay chân Siddhartha teo lại như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo, bàn chân của Siddhartha như móng chân con lạc đà, xương sống phô bày ra, các xương sườn gầy mòn như rui cột một nhà sàn hư nát, hai con ngươi long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như một giếng nước thâm sâu, da đầu nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng, da bụng bám chặt xương sống. Vì ăn quá ít, khi thái tử Siddhartha đứng lên rồi lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc rơi rụng khỏi thân mình. Siddhartha lượm những mãnh vải tẩm liệm người chết bỏ đi để che thân, hoặc mặc vải gai thô, áo làm bằng vỏ cây. Ngài dùng ván gỗ làm giường, nằm trên đất trần, sống và ngủ ngoài trời. Thực tập nín thở, khiến cho đầu óc Thái tử choáng váng, đau nhức, như có một người lực sĩ dùng chiếc đai quấn chặt lấy đầu, hay khí hỏa bóc lên như đốt cháy từng chi phần trong cơ thể.

Sau sáu năm khổ hạnh, một ngày nọ Thái tử nhận ra mình đã đi sai đường, thấy rằng phương pháp khổ hạnh này không thể đưa đến sự giác ngộ. Cơ thể yếu ớt thì trí óc không thể minh mẫn, Thái tử từ bỏ phương pháp cực đoan ép xác, cũng không đi theo con đường hưởng thụ lợi dưỡng. Theo đường Trung đạo, ngài thực hành phương pháp thiền dựa trên nền tảng của Bát Chánh Đạo, dựa vào kinh nghiệm bản thân để tìm ra bản chất của con người và vũ trụ.

Sau khi nhận bữa ăn của nàng Sujata, Thái tử Siddhartha đến ngồi dưới cội cây bồ đề, ngài nói lên lời nguyện lớn: “Dù cho thịt và máu trong thân ta khô cạn hết, dù sắc thân này chỉ còn da bọc xương đi nữa, nếu ta chưa trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, ta quyết không bao giờ rời khỏi nơi này”. Thế rồi, cuộc chiến giữa thái tử và các thế lực xấu ác trong nội tâm là tham lam, tức giận, ganh tỵ, ích kỷ, buồn chán, tự kiêu, ngã mạn, ngu si, lười biếng… bắt đầu. Vượt qua tất cả mọi trở ngại, diệt trừ toàn diện những ô nhiễm trong tâm. Cuối cùng, Thái tử Siddhartha cũng đã thành tựu được mục đích, trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni, vị giáo chủ của đạo Phật, một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới.

Kể từ khi thành tựu đạo lớn cho đến lúc Ngài Niết bàn viên tịch, suốt bốn mươi lăm năm còn lại trong cuộc đời, Ngài đã đi khắp mọi miền để hướng dẫn nhân loại sống bằng trí tuệ và tình thương lớn. Có lúc đối diện với những người ghét bỏ, phỉ báng, chê bai, chửi bới, đức Cồ-Đàm lúc bấy giờ vẫn mỉm cười chấp nhận, dùng trí tuệ và tình thương để dạy người ta sống lương thiện, biết quên mình vì người, để có được bình yên.

Từng là một thái tử, sau này trở thành một vị thầy lớn của hàng chục quốc vương, đệ tử của ngài có đủ mọi tầng lớp. Nhưng đức Phật Cồ-đàm vẫn sống cuộc đời giản dị, thanh cao, có khi ngủ ngoài bìa rừng, hang động, hằng ngày ôm bình bát đi hóa duyên trong từng làng mạc, thôn sớm. Cuộc đời và lối sống của ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v