Chuyển đến nội dung chính

Võ Hồng - một người hiền phương Đông

 Như một người hiền của phương Đông, văn chương của Võ Hồng đã vượt lên những thiên kiến chính trị hẹp hòi để bày tỏ chữ hiếu đối với quê hương, đất nước của mình. Vì thế mà văn chương của ông đã tồn tại bền bỉ với thời gian.

"Hoài cố nhân - Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng" là chủ đề hội thảo khoa học quốc gia diễn ra vào hôm nay (24/4) tại Khu du lịch Sao Việt, TP. Tuy Hòa, Phú Yên.

Hội thảo do Trường Đại học Phú Yên phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông, Viện Khoa học Giáo dục Văn hóa Thể thao Du lịch Đà Lạt, Trường Đại học Thái Bình Dương tổ chức. 

ADVERTISING

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam (thứ 2 từ phải sang) cùng các thành viên chủ trì Hội thảo "Hoài cố nhân - Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng". Ảnh: Hùng Phiên

Nhà thơ, TS Trần Lăng - Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên phát biểu đề dẫn: Với cuộc đời cầm bút liên tục hơn nửa thế kỷ, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, Võ Hồng là mẫu nhà giáo - nhà văn lương thiện, trong sáng và bền bỉ với nghề. Suốt những năm dài vừa một mình nuôi ba con nhỏ, vừa dạy học, viết văn, Võ Hồng đã để lại một di sản văn chương đồ sộ gồm 6 tiểu thuyết - truyện dài, hàng trăm truyện ngắn và rất nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Học trò của ông từ Phú Yên đến Khánh Hòa, nhiều người nay tuổi cao, đầu bạc vẫn ghi nhớ và kể lại nhiều kỷ niệm về thời được học thầy.

"Hoài cố nhân" là tác phẩm được xuất bản đầu tiên của Võ Hồng, khai sinh ra sự nghiệp văn chương của nhà văn và từ đó cảm hứng và tinh thần hoài niệm như một đặc trưng xuyên suốt các trang viết. Những đóng góp của nhà văn Võ Hồng cho quê hương, cho văn học, văn hóa dân tộc, cho lĩnh vực giáo dục là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa không chỉ trong thực tại mà còn hướng đến tương lai.

Võ Hồng - một người hiền phương Đông - Ảnh 2.

Nhà thơ, TS Trần Lăng - Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên phát biểu đề dẫn Hội thảo "Hoài cố nhân - Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng". Ảnh: Hùng Phiên

Theo PGS. TS Võ Văn Nhơn, có ý kiến cho rằng Võ Hồng là người đứng ngoài vòng thời đại. Nhưng có đọc tác phẩm của Võ Hồng, mới thấy ông luôn đồng hành với đất nước, dân tộc. Như một người hiền của phương Đông, văn chương của ông đã vượt lên những thiên kiến chính trị hẹp hòi để bày tỏ chữ hiếu đối với quê hương, đất nước của mình. Vì thế mà văn chương của ông đã tồn tại bền bỉ với thời gian.

Nhà phê bình Phạm Phú Phong cho rằng, qua trang viết, Võ Hồng thường biểu lộ mọi điều tốt lành cho mọi người, mọi nhà. Thế giới nhân vật của ông là thế giới của những con người yêu thương, độ lượng. Dưới ngòi bút của ông, nhân vật nào cuối cùng cũng có thể trở thành con người tốt. Ông đánh thức thiên lương ở mỗi người, bằng cách kéo tất cả những gì tốt đẹp về phía mình, những người tốt bụng về đứng chật tâm hồn nhân ái, ấm áp tình người của mình.

Võ Hồng - một người hiền phương Đông - Ảnh 3.

Các đại biểu dự Hội thảo "Hoài cố nhân - Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng". Ảnh: Hùng Phiên

Đọc Võ Hồng, chúng ta khó tìm thấy những tư tưởng lộ liễu, tính gay cấn và những lời lẽ mạnh mẽ. Như một cao thủ có nội công thâm hậu, ông chỉ nói về những việc bình thường, những chuyện có thật trong đời sống quanh mình, chuyện của chính bản thân và gia đình, những chuyện không có chuyện chi để viết. Tư tưởng sâu sắc lại được biểu hiện qua những chi tiết hết sức bình thường, người đọc không phải truy tìm ở nhiều tầng, nhiều lớp xa xôi cũng có thể nhận thức được vấn đề.

Biệt tài dựng truyện, tạo không khí cho truyện và "xương thịt" cho tính cách qua từng nét phác thảo cô đọng, làm cho Võ Hồng gần với Nam Cao. Ở ông có cái hóm hỉnh sinh động của Nguyễn Công Hoan, tình cảm nhẹ nhàng chân chất và thiết tha của Thạch Lam, lại có cả sự sắc sảo của Nam Cao. Không phải là sự cộng lại pha tạp, ảnh hưởng mà là sự nhất quán của một văn cách tài hoa theo kiểu Võ Hồng.

Võ Hồng - một người hiền phương Đông - Ảnh 4.

PGS. TS Nguyễn Thị Thu Trang, tác giả cuốn sách chuyên khảo "Võ Hồng - Nhà văn và Tác phẩm" đang điều hành Hội thảo "Hoài cố nhân - Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng". Ảnh: Hùng Phiên

Nhà biên khảo Nguyễn Vy Khanh nhận định: "Tác phẩm của Võ Hồng lúc nào cũng được trân quý, chứng tỏ chúng thật có giá trị tinh thần và lịch sử và đã trải qua được sàng lọc của thời gian. Ông đã là nhà văn lớn của nửa hậu bán thế kỷ XX, bề thế văn nghiệp của ông lớn không phải ở những triết lý, học thuyết có thể đề xướng trong các tác phẩm mà là ở sự già dặn, phong phú và chân thật của tác giả".

Nhà văn Võ Hồng sinh tại làng Ngân Sơn (xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) - một ngôi làng trước đây chuyên làm đồ gốm, nằm bên bờ sông Phường Lụa, gần nhà thờ Mằng Lăng, núi A Man và đường ra gành Đá Dĩa. Giấy khai sinh Võ Hồng ghi là 5/5/1921 nhưng theo lời ông đã kể, ông sinh vào ngày Năm, tháng Chạp năm Nhâm Tuất (tức ngày 21/1/1923 tính theo Dương lịch). Ông mất ngày 31/3/2013.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v