23 chân lý “khắc cốt ghi tâm” Khổng Tử dạy người quân tử cách sống ở đời
1. Nếu ai đó nói xấu sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang đi trước mặt họ.
2. Nếu ghét một người, tức là bạn đang thất bại trước người đó.
3. Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người.
4. Có ba hạng bạn bè ích lợi và có ba dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực và bạn nghe nhiều học rộng là bạn lợi ích. Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưu chiều chuộng và gian sảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm.
5. Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa.
6. Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người.
7. Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới.
8. Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích.
9. Trước khi bạn bắt tay vào một cuộc hành trình trả thù, hãy đào hai cái mộ.
10. Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người.
11. Làm ơn chớ mong đền đáp, mong cầu đền đáp ấy là có mưu tính.
12. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay hắc ám tâm trí.
13. Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
14. Mất niềm tin vào bạn bè còn xấu hổ hơn bị chính họ lừa dối.
15. Người tài đức làm rồi mới nói và nói theo những việc đã làm.
16. Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả.
17. Mọi thứ đều có vẻ đẹp nhưng không ai thấy điều đó.
18. Ai chinh phục được chính mình là chiến binh hùng mạnh nhất
19. Dở nhất trong cái đạo xử thế là không thấy lỗi của mình.
20. Sự im lặng là người bạn thật sự không bao giờ phản bội.
21. Biết có lỗi mà không sửa đó là lỗi của mình.
22. Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy đi với cả trái tim.
23. Khi rõ ràng đó là những mục tiêu không thể đạt được, đừng điều chỉnh mục tiêu mà hãy điều chỉnh từng bước hành động.
Nhận xét
Đăng nhận xét