Chuyển đến nội dung chính

3 nguyên tắc nói chuyện tạo lập một gia đình êm ấm

 3 nguyên tắc nói chuyện tạo lập một gia đình êm ấm

Người ta thông thường đều có thói quen càng xa lạ càng lễ độ khách sáo, càng thân thiết lại càng không kiêng dè. Bởi vì biết rõ cha mẹ, vợ chồng sẽ không trách mình, nên chúng ta hay tùy tiện dùng những ngôn ngữ sắc nhọn với người nhà. Nhưng gia đình không phải không bao giờ tan vỡ, hạnh phúc gia đình luôn cần phải bồi đắp, một gia đình hạnh phúc bắt đầu từ nói chuyện hòa thuận với nhau. Nhìn vào cách nói chuyện giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái trong một gia đình có thể phần nào biết được gia đình ấy có hòa thuận, êm ấm hay không.


🔻 Đối với con cái, khích lệ quan trọng hơn đả kích
Ngôn ngữ có mang theo cảm xúc. Nó có thể đem đến cho con người sự ấm áp nhưng cũng có thể mang đến sự tổn thương. Tổn thương do lời nói gây ra nghiêm trọng hơn tổn thương bên ngoài, vết thương bên ngoài nhìn thấy được, nhưng tổn thương do lời nói là vô hình.
Tiến sĩ tâm lý học người Mỹ, Susan Forward từng viết trong sách: “Trẻ con không phân biệt được sự thật và lời nói đùa. Chúng tin tưởng những gì bố mẹ nói với chúng, và biến những lời nói đó thành quan niệm của chính mình”.
Có không ít cha mẹ thường dùng cách đả kích để dạy bảo con cái. Nhưng loại giáo dục này sẽ mang đến ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của con trẻ. Đứa trẻ thường xuyên nghe những lời đả kích thường sẽ rất tự ti, hay rơi vào cảm xúc phủ định bản thân và hoài nghi cảm xúc của chính mình.
Sự đả kích từ cha mẹ không tạo thành tổn thương ngay lập tức, mà nó giống một cây kim, trong thời gian dài, lúc nào cũng ghim trong lòng con cái. Nhan Nguyên, nhà giáo dục triều Thanh từng nói: “Đếm mười lỗi của con, không bằng khen con một lời”. Thường xuyên khích lệ con cái, dành con con lời khen ngợi và cổ vũ, con cái biểu hiện sẽ ngày càng xuất sắc.
Trong tâm lý học, có một cụm từ gọi là “Hiệu ứng Pygmalion”. Hiệu ứng này nói rằng: Khen ngợi, tin tưởng và mong đợi có chứa một năng lượng có thể làm thay đổi hành vi con người. Khi một người được người khác khen ngợi, họ sẽ có cảm giác có được sự ủng hộ của xã hội, nhờ đó tăng cường giá trị của bản thân, trở nên tự tin tự tôn, có được động lực tích cực để hướng về phía trước, cũng cố hết sức để đạt được mong đợi của đối phương.
Cha mẹ và con cái nói chuyện hòa thuận sẽ giúp gia đình êm ấm, hạnh phúc mỹ mãn. Làm cha mẹ tuy không cần phải thi cử nhưng nhất định cần phải học tập.
🔻 Giữa vợ chồng, tôn trọng quan trọng hơn trách cứ
Bất kỳ một vấn đề nhỏ nào giữa vợ chồng cũng đều có thể biến thành những phiền toái phá vỡ hạnh phúc gia đình. Đôi khi nó chỉ là một câu nói rất ngắn nhưng mang tính sát thương rất mạnh.
Vợ chồng cho dù hiểu nhau như thế nào đi nữa cũng là hai cá thể độc lập, có những cảm thụ của riêng mình. Hơn nữa, vợ chồng ở cùng nhau một thời gian, lòng kiên nhẫn bị hao mòn, cho dù là xuất phát là ý tốt, nhưng đôi khi nói chuyện cũng không còn nghĩ đến cảm nhận của đối phương nữa. Thay vào đó chỉ toàn là những lời phàn nàn trách cứ, tùy tiện, thiếu tôn trọng. Không ít gia đình vì điều này mà xuất hiện nguy cơ và rạn nứt.
Gia đình nào mà vợ chồng có thể nói chuyện với nhau một cách hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau thì thông thường càng có nhiều hạnh phúc hơn, càng êm ấm hơn. Nhiều năm sau hôn nhân, không ít vợ chồng thường cho rằng không cần phải kiêng dè về thái độ và ngữ khí khi nói chuyện với đối phương nữa. Điều này thực sự là sai lầm.
Rất nhiều khi, thay đổi cách thức nói chuyện, tâm trạng của hai người cũng sẽ thay đổi. Giữa vợ chồng nên giữ cách nói chuyện tôn trọng, hòa thuận, thể hiện nhiều sự quan tâm, bớt đi sự chỉ trích. Vợ chồng đừng dễ dàng trút giận, gặp phải mâu thuẫn là cãi lộn với nhau, cần phải cố gắng thông cảm cho đối phương. Đừng bởi vì vợ chồng là người thân mật nhất mà nói chuyện không đúng mực, tùy tiện.
Trong gia đình, cách cha mẹ nói chuyện với nhau sẽ vô thức trở thành tấm gương, ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của con cái sau này.
🔻 Đối với cha mẹ, biết ơn quan trọng hơn phàn nàn
Cha mẹ tuy không thể cho con cái tất cả, nhưng những gì họ đem đến đều là điều tốt đẹp nhất mà họ có được. Dù là nghèo hay giàu, cha mẹ đều dốc hết những gì họ có cho con cái.
Do thời đại khác nhau, tư tưởng, giáo dục, và kinh nghiệm sống khác nhau, cho nên con cái thường có quan điểm và cách nghĩ khác với cha mẹ. Không ít người thường cho rằng cha mẹ lạc hậu, thậm chí thể hiện thái độ không hài lòng khi trò chuyện với cha mẹ. Một số người lại không chịu được cha mẹ nói nhiều, thậm chí còn vì vậy mà oán trách cha mẹ. Thực ra, đó là bởi vì họ không hiểu được rằng cha mẹ nói nhiều chính là một cách quan tâm con cái. Dặn dò con ăn cơm, nhắc nhở con mặc ấm, đó là cách thể hiện tình yêu thương và quan tâm của cha mẹ với con cái.
Triết gia người Anh, Russell từng nói: “Gia đình sở dĩ quan trọng, chủ yếu là vì có thể khiến cho cha mẹ có được tình cảm”. Trong “Kinh Thi” cũng nói: “Thương xót cha mẹ sinh ta mệt nhọc”. Để tạo lập một gia đình ấm áp, cần phải nuôi dưỡng một trái tim tràn đầy yêu thương và biết ơn. Hiếu thuận chính là nói chuyện một cách lễ độ và hòa thuận với cha mẹ.
Con cái cần phải đứng ở góc độ của cha mẹ để suy xét, hiểu những bất an trong lòng cha mẹ, từ đó trấn an cha mẹ. Nói chuyện với cha mẹ tuyệt đối không dùng những lời oán trách, không khiến cha mẹ cảm thấy họ có lỗi, phải giữ tâm bình khí hòa, trong lời nói nên thể hiện ngữ khí quan tâm và cảm ơn. Con cái có thể làm được điều này thì chính là những người con có hiếu, cha mẹ an lòng, gia phong được duy trì, gia đình được êm ấm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v