Chuyển đến nội dung chính

Bậc trí giả nói chuyện như thế nào?

 Bậc trí giả nói chuyện như thế nào?

Cổ nhân có câu: “Nước sâu chảy chậm, người tôn quý ăn nói từ tốn”. Mỗi người thông thường chỉ mất 2 năm để học nói nhưng phải mất hàng chục năm, thậm chí cả đời để học cách im lặng. Cho nên, nói là một loại năng lực, nhưng nói ít, im lặng lại là một loại trí tuệ.

🔻 Người trí tuệ nói chuyện như thế nào?

Mặc Tử là nhà tư tưởng nhà chính trị gia thời Xuân Thu Chiến Quốc. Một lần, học sinh của ông là Tử Cầm hỏi ông: “Thưa thầy, nói nhiều tốt hơn hay là nói ít tốt hơn?”

Mặc Tử trầm ngâm một lát rồi trả lời: “Lời nói quá nhiều thì có gì là tốt đâu? Ví như ếch xanh ở trong hồ nước, cả ngày lẫn đêm đều kêu gọi không ngừng khiến cho chính lưỡi và miệng của nó đều bị khô mà lại còn không có ai để ý đến và yêu thích nó. Nhưng con gà trống thì khác, trời hửng sáng gáy gọi hai, ba tiếng thì mọi người liền thức dậy, còn cảm ơn nó. Bởi vì tiếng gọi của nó là thích hợp hữu ích. Cho nên, nói chuyện thì nên học theo gà trống, đừng nên học theo ếch xanh.”

Có thể thấy rằng, tác dụng của ngôn ngữ không phải phụ thuộc ở “số lượng” lời nói mà là ở “chất lượng” nội dung lời nói. Ở phưng Tây có câu ngạn ngữ: “Thượng đế sở dĩ cho con người một cái miệng, hai cái lỗ tai, chính là muốn con người nghe nhiều hơn và nói ít đi.”

🔻 Nói nhiều, nói gấp là một cách gieo tai họa

Trong “Giới đa ngôn”(giới nói nhiều), Tăng Quốc Phiên – một nhà Nho lỗi lạc từng viết một câu chuyện kể rằng: Khi ông vừa vào làm việc ở Viện hàn lâm chưa lâu thì con đường thăng quan tiến chức đã rộng mở. Một lần, ông tổ chức sinh nhật cho cha mình nên đã mời một số bạn bè thân thiết đến dự. Trong số những người bạn thân thiết đến mừng thọ có một người là Trịnh Tiểu San. Trong lúc nói chuyện với Trịnh Tiểu San, Tăng Quốc Phiên đã nói lời khoa trương, khoác lác, thái độ có chút đắc ý khiến cho Trịnh Tiểu San phản cảm, bất mãn mà phẩy tay áo ra về. Mối quan hệ của hai người cũng bị rạn nứt, không còn được tốt đẹp như xưa nữa.

Sau sự tình ấy, Tăng Quốc Phiên vô cùng hối hận, ông nhận ra mình có ba cái sai lớn bèn ghi chép lại trong nhật ký. Cái sai thứ nhất là thường ngày đều luôn cho mình là đúng. Cái sai thứ hai là nói chuyện không có chừng mực, cân nhắc, nghĩ gì liền nói đấy. Cái sai thứ ba là rõ ràng nói lời mạo phạm người khác nhưng lại còn “cãi chày cãi cối”, thậm chí đến mức không có chút hợp tình hợp lý.

Sau khi tổng kết ra ba lỗi này, Tăng Quốc Phiên tự nói với bản thân: “Một người mà ngay cả tiêu chuẩn của một tri thức Nho gia, đạo lý ‘Ác ngôn bất xuất vu khẩu, phẫn ngôn bất phản vu thân’ của ‘Lễ ký’ còn chưa làm được, thì sao có thể làm được việc lớn đây?” (Ghi chú: “Ác ngôn bất xuất vu khẩu, phẫn ngôn bất phản vu thân” là một câu trong “Lễ ký”, ý nói, lời ác không từ trong miệng mình nói ra, thì lời nói phẫn hận của người khác cũng sẽ không phản hồi trở về thân mình.)

Tăng Quốc Phiên không chỉ thường xuyên phê bình chính mình, ông tự nhủ rằng, mỗi một ngày mà nói lời sai lầm thì thực sự đó là tình trạng của ma quỷ. Ông còn thường xuyên hỏi lại, xét lại bản thân mình rằng, thói quen nói nhiều, nói khoa trương là một loại khuyết điểm, bao giờ mới có thể trừ bỏ được tận gốc? Ông không chỉ yêu cầu chính mình mà còn đưa vào làm nội dung quan trọng trong gia huấn của gia đình để chỉ dạy con cháu nhiều đời sau.

Tăng Quốc Phiên cho rằng, nếu như dùng lời nói nhiều hơn để áp chế người khác thì cho dù có thắng, người khác cũng sẽ không phục. Trong đối nhân xử thế, vẫn phải là “khiêm tốn” thì mới là phù hợp nhất, đúng đắn nhất. Cãi vã thông thường sẽ không đưa ra được đúng sai mà còn khiến người ta hành động theo cảm tính. Một người mà phàn nàn quá nhiều tất sẽ không tránh khỏi bị ức chế trong lòng. Một người vô cớ mà oán trách Trời Đất, Trời Đất tất sẽ không hài lòng. Một người vô cớ trách cứ người khác thì người tất sẽ không phục. Người mà uất ức bất bình thì tất sẽ đả thương người khác và làm hại chính mình.

Theo Tăng Quốc Phiên, bản chất của việc tránh nói nhiều, nói gấp là ở thời điểm đối mặt với người và sự việc phải kiểm soát được bản thân mình, tránh cho họa từ miệng mà ra, loạn từ miệng mà ra. Nói vừa đủ, không nói quá nhiều vừa là một loại cảnh giới, cũng là một loại trí tuệ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v