Cổ nhân dạy “Cuộc sống là trường đời, khóa học làm người là khóa không bao giờ tốt nghiệp”: Tại sao khẳng định như thế?
Cổ nhân dạy “Cuộc sống là trường đời, khóa học làm người là khóa không bao giờ tốt nghiệp”: Tại sao khẳng định như thế?
Con người sống ở đời nếu như muốn phát triển bản thân cần phải học hỏi mỗi ngày. Chúng ta không chỉ học hỏi được kiến thức, kỹ năng mà còn cần phải học văn hóa, đạo đức. Muốn học tốt văn hóa thì trước tiên cần phải học cách làm người.
🔻 Thứ nhất, luôn nhẫn nhịn
Mỗi khi đứng trước mâu thuẫn, nhẫn được một chút sẽ sóng yên bể lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Khi chúng ta biết nhẫn nhịn, vạn sự tất an. Nhẫn chính là biết cách xử sự và biết cách hóa giải, dùng trí tuệ cùng với năng lực giúp cho chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Người có thể nhẫn nhịn sẽ nhận biết được rõ tốt xấu thiện ác, đúng sai trên thế gian, từ đó bình thản mà tiếp nhận.
Cần phải nhấn mạnh rằng “Lùi một bước, tiến hai bước”, nếu như bạn cứ mạnh mẽ xông thẳng về phía trước thì đương nhiên sẽ gặp phải bóng tối và muôn trùng trở ngại. Nhưng nếu nhẫn nhịn, vượt qua được giai đoạn này, bạn sẽ đón nhận được những tia sáng tươi đẹp, rực rỡ nhất.
🔻 Thứ hai, biết nhận lỗi
Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác trong mọi hoàn cảnh thay vì nhận lỗi lầm về phía mình. Chúng ta khẳng định bản thân mình luôn đúng, bản thân mình cao minh hơn người khác, điều này chẳng khác nào đã kìm hãm sự phát triển của chính mình. Chỉ khi biết nhận lỗi và nhìn lại cái sai của bản thân, chúng ta mới có thể sửa chữa và thay đổi để tiến bộ từng ngày.
Dũng khí lớn nhất của một người là tự mình nhận sai. Một con người có dũng khí là người có thể hướng nội, tìm được sai sót của bản thân, từ đó nhận ra được những thiếu sót của mình và tiến hành sửa chữa. Những người như thế sẽ luôn đề cao đạo đức và phẩm chất của bản thân, trở thành một người hoàn thiện trong nhân cách. Có thể nói, sống trên đời biết nhận lỗi cũng là một phẩm chất tốt đẹp và là một phương pháp tu hành hữu hiệu.
🔻 Thứ ba, sống hài hòa
Mỗi người trên đời này nên học cách sống mềm mỏng và hài hòa, chỉ có như thế, họ mới có thể tồn tại lâu dài trong xã hội. Nếu quá bảo thủ, cứng nhắc, sở hữu cái tôi quá cao, điều này không khác gì rước họa vào thân, đánh mất đi nhiều cơ hội và các mối quan hệ tốt đẹp. Người xưa từng ví von rằng: Hàm răng của con người là cứng rắn nhưng đầu lưỡi lại mềm mại. Khi đến cuối cuộc đời, răng sẽ rụng hết, chỉ lưỡi là vẫn còn. Cuộc sống cũng thế, phải mềm mại, nhu hòa thì cuộc đời mới có thể lâu dài.
Những người trong lòng ôn nhu, hòa nhã có thể vui vẻ mà sống mỗi ngày. Một người càng trưởng thành, tâm tính sẽ càng tĩnh lặng. Do đó, ôn nhu và hòa nhã là đức tính quan trọng mà mỗi người nên học tập.
🔻 Thứ tư, biết thấu hiểu
Một người nếu sống không có sự thấu hiểu, cảm thông với người khác sẽ thường sinh ra tranh chấp, thị phi và dễ gây hiểu lầm. Thực tế, có nhiều việc dù tận mắt nhìn thấy nhưng chưa hẳn đã đúng như thế. Do đó, bạn cần phải giữ cho mình một khoảng hòa hoãn, sử dụng trái tim mình để lắng nghe và cảm nhận, từ đó thấu hiểu và cảm thông được với mọi người. Chỉ khi hiểu được người khác, con người ta sẽ sống vị tha, yêu đời hơn và yêu cuộc đời hơn.
Bên cạnh đó, chỉ khi thay đổi một góc độ nào đó, chúng ta sẽ phát hiện rằng không chỉ bản thân mình là nhân vật chính trong thế giới này. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình và họ là nhân vật chính bên trong câu chuyện đó.
🔻 Thứ năm, biết yêu thương và cảm động
Con người có tấm lòng trắc ẩn, biết yêu thương và bao dung sẽ cảm động được trước những sự việc trong cuộc sống. Nhờ biết cảm động trước những khó khăn của người khác, chúng ta mới có được những hành động và việc làm tốt đẹp để giúp đỡ họ.
Những khi nhìn thấy điểm tốt của người khác, cần phải biết vui mừng; nhìn thấy được việc tốt mà người khác làm thì cần phải cảm động. Có thể nói, cảm động chính là một loại tình cảm đặc biệt và có sức mạnh phi thường. Sự cảm động có thể giúp người ta cải biến, có thể khiến người ta từ bỏ được những ác tâm, khơi gợi thiện tâm trong lòng mỗi người. Con người không những cần biết cảm động, họ sống trên đời cũng nên làm nhiều sự tỉnh để người khác cảm động.
🔻 Cuối cùng, một thân thể khỏe mạnh
Người xưa vẫn quan niệm “Sức khỏe là vàng, có sức khỏe là có tất cả”. Nếu muốn có một cuộc sống tươi đẹp, trước hết chúng ta cần phải có một thân thể khỏe mạnh. Thân thể khỏe mạnh không chỉ có lợi với chính bản thân mà còn giúp bạn bè và người thân an tâm. Một cơ thể khỏe mạnh là sự hiếu thảo lớn nhất mà con người có thể dành cho cha mẹ của mình. Có một thân thể khỏe mạnh, tâm thường an lạc chính là món quà vô giá của kiếp nhân sinh.
Theo cổ nhân, đời người chính là một quá trình để học làm người, đây cũng là quá trình để con người tìm về với bản tính lương thiện của mình. Mục đích cuối cùng khi làm người không chỉ để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Những người luôn nỗ lực học tập, không ngừng nâng cao đạo đức và tâm tính của mình, cuối cùng nhất định sẽ có được tương lai tốt đẹp.
Nhận xét
Đăng nhận xét