Chuyển đến nội dung chính

Người có văn hóa và có tri thức khác nhau như thế nào?

 Người có văn hóa và có tri thức khác nhau như thế nào?

Ngày nay nhiều người cho rằng người có học vấn cao, biết nhiều thì chính là người có văn hóa, nhưng thật ra không phải vậy.

Có văn hóa, không phải chỉ là hiểu biết về thiên văn địa lý, nắm rõ những tri thức về y học, toán quái, tử vi… mà là từ những trải nghiệm cuộc sống, cách nhìn đời, cùng phương thức tư duy mà cấu thành nên khí chất.

Con người vốn là một sinh mệnh sống rất yếu đuối, nhưng chính văn hóa đã bổ sung cho con người một sức mạnh vô cùng dẻo dai và kiên cường. Văn hóa trong nội tâm chúng ta giống như đất ở dưới chân, đất quan trọng như thế nào, thì văn hóa cũng quan trọng như thế ấy.

🔻1. Có văn hóa, cuộc sống sẽ càng thêm thú vị

Một người có văn hóa, trong cuộc sống hàng ngày sẽ biết tích lũy những điều hay, rồi sử dụng chúng làm cho cuộc sống thêm thú vị, biến những tầm thường vụn vặt hàng ngày trở thành những bông hoa tươi vui, thi vị.

Người có văn hóa đọc qua một ít sách, đi qua một vài chỗ, hiểu biết được một ít lí lẽ, đối với những tri thức trong sách vở đều có thể tự mình lý giải, rồi biến nó thành văn hóa tu dưỡng của chính mình. Thường xuyên học hỏi, truy cầu điều tốt đẹp hơn sẽ càng làm thế giới nội tâm của mình thêm phong phú.

🔻 2. Người có văn hóa thì tâm thái điềm nhiên, không sợ cô độc

Văn hóa khiến nội tâm con người ta trở nên mạnh mẽ phi thường. Người có văn hóa, từ nội tâm có thể an ủi chính mình, khích lệ, truyền cảm hứng cho mình, cho dù đi một mình ngắm nhìn phong cảnh cũng không thấy cô đơn.

Ví dụ như, trong bộ phim kinh điển từng nhận 7 đề cử Oscar “The Shawshank Redemption”, nhân vật chính Andy – một người đã phải nhận phải án oan chung thân tại Nhà tù Shawshank. Trong suốt thời gian bị giam cầm, Andy luôn sống bình thản nhưng đầy hy vọng. Anh không để cho cuộc sống của mình trong trại giam trôi qua một cách vô nghĩa.

Có một lần, Andy đã bị bắt biệt giam 2 tuần. Những người khác đều cho rằng 2 tuần đó có thể sẽ khiến Andy bức bối phát điên. Thế nhưng, sau khi hết thời hạn biệt giam, lúc ngồi ăn cơm cùng mọi người, ai nấy đều hỏi han, anh chỉ mỉm cười nói: “Người có thể giúp tôi ở trong đầu tôi, ở trong lòng tôi.”

Có thể thấy được, người có văn hóa có thể thản nhiên tiếp nhận, thậm chí ‘hưởng thụ’ những nỗi cô đơn, bởi vì họ biết rằng, hết thảy đều có ý nghĩa của nó. Thậm chí, có đôi khi cô đơn đối với họ mà nói là một phương thức để đối mặt với chính mình và những ước nguyện từ ban đầu. Dù ở một mình, cũng có thể để cuộc sống trôi qua có dư âm dư vị, không cảm thấy nhàm chán.

Đối với người không có văn hóa, bọn họ sẽ trốn tránh cô đơn, sợ hãi khi ở một mình, bởi họ không thể hiểu được thế nào là chính mình, họ chỉ có thể thông qua người khác để phán đoán sự hiện hữu và ý nghĩa của mình.

🔻 3. Người có văn hóa tất có giáo dưỡng, hiểu được tôn trọng người khác

Người có kiến thức, trải nghiệm phong phú thì đối với bản thân mới có những xác định và phán đoán rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn. Vì vậy, trong lúc giao tiếp với người, mới có thể khiêm tốn lễ độ, tôn trọng người khác.

Ví như câu chuyện của Tiểu Đỗ: Tiểu Đỗ đọc qua không ít kinh điển danh tiếng, thực tế đối với tri thức rất có kiến giải của mình, đạo Khổng, Mạnh xác thực đều nằm lòng cả, là một phần tử tri thức có tiếng, mọi người thường ngày đối với cô ấy âm thầm bội phục và tôn trọng.

Một lần, có một người bạn mang tập ngữ văn của đứa con mình đến nhờ chỉ giáo, Tiểu Đỗ liếc nhìn đề mục rồi xì mũi coi thường: “Đề ngữ văn cấp hai à! Đơn giản như vậy mà cũng đến hỏi em sao? Chị đang coi thường em đấy, em tốt xấu thế nào cũng là tốt nghiệp 985 điểm, em nói thật, hiện tại sách giáo khoa ngữ văn trung học đều là vô ích, loại đề này không cần làm cũng được”.

Giọng của Tiểu Đỗ khá lớn, trong văn phòng không khí đột nhiên im lặng, mọi người từ đó về sau đối với Tiểu Đỗ đều cố ý tránh xa.

Trình độ bằng cấp cao, hiểu biết nhiều tri thức, nhưng một người có khẩu khí kiêu căng ngạo mạn như vậy, đâu phải là tâm thái của một người có học thức? Coi mình ở vị trí cao mà không biết tôn trọng người khác, như vậy chỉ có thể miễn cưỡng được gọi là phần tử tri thức, nhưng lại không xứng là một người có hàm dưỡng, có tố chất.

Văn hóa không cần cố tình biểu hiện ra, nó thẩm thấu trong mỗi một chi tiết nhỏ của cuộc sống. Từ những hành xử thường ngày, có thể dễ dàng nhận ra tố chất của một người có văn hóa.

Hơn nữa, giáo dưỡng không quan hệ với giàu nghèo, người cao cấp trong xã hội cũng chưa chắc đã có văn hóa, người nghèo khổ tại thôn dã lại không nhất định là không biết lễ nghĩa liêm sỉ. Vậy nên bất kể xuất thân hay hoàn cảnh của bạn thế nào thì làm người tốt, có văn hóa là lựa chọn của bản thân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được ...

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người,...

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, l...