Chuyển đến nội dung chính

Phúc đức sinh ra bởi biết đủ, tai họa sinh ra bởi lòng tham

 Phúc đức sinh ra bởi biết đủ, tai họa sinh ra bởi lòng tham

Cổ nhân cho rằng, người biết đủ luôn là người giàu có và hạnh phúc. Không những thế, người biết đủ còn biết điểm dừng và họ không cố gắng làm mọi cách để thỏa mãn dục vọng, lòng tham của bản thân. Vì vậy người biết đủ cũng sẽ không bị tủi nhục và tránh được tai họa về sau. Đây cũng là điều Lão Tử đề cập tới trong Đạo đức kinh.

Đạo Đức Kinh là quyển sách do Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN, trong đó có rất nhiều chương Lão Tử đề cập đến đạo lý “biết đủ”. Trong chương thứ 30 của Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết: “Người biết đủ là người giàu có”.

Trong chương thứ 44, Lão Tử cũng viết: “Yêu nhiều ắt sẽ tổn nhiều, chứa nhiều ắt sẽ mất nhiều, phải biết thế nào là đủ, đừng quá tham lam để tránh tủi nhục về sau, biết dừng lại thì sẽ không gặp nguy và có thể trường cửu”.

Trong chương 46 của Đạo Đức Kinh tiếp tục viết: “Không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào lớn bằng ham muốn có được, cho nên biết cho rằng mình đủ thì sẽ luôn luôn đủ”.

Đạo lý “biết đủ” của Lão Tử bao hàm rất nhiều ý nghĩa khác nhau. “Biết đủ” là cầu bên trong mà không cầu bên ngoài, là theo đuổi bản tính chất phác và sự dồi dào về tinh thần.

Vương Bật thời Tam Quốc là người chú giải Đạo Đức Kinh, ông viết: “Người biết đủ do không mất mà luôn giàu có”. Người biết đủ sẽ không bị lòng tham vật chất quấy nhiễu, khống chế, bởi vậy dẫu có thiệt hại một chút về vật chất nhưng họ vẫn không động phàm tâm.

Trong một đoạn chú giải khác, Vương Bật còn viết: “Người biết đủ sẽ biết dừng lại. Họ không cầu ở bên ngoài mà chỉ hướng vào bên trong mà tu thôi.” Câu này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi sự giàu có về mặt tinh thần.

Danh lợi và tiền tài là vật ngoài thân, là thứ không thể nắm giữ được mãi, truy cầu và chiếm giữ quá nhiều thì nhất định cũng sẽ mất đi nhiều. Con người ta chỉ nên có một phần danh lợi trong mức độ của nó, không nên chiếm giữ quá nhiều, phải biết đủ thì mới được dài lâu.

Có thể nói, nhược điểm lớn nhất của nhân tính là lòng tham không đáy, vĩnh viễn không thấy đủ. Một người chỉ có thể “thời thời luôn thấy đủ” khi người ấy giảm bớt ham muốn, biết hài lòng và thỏa mãn. Bởi vậy, Vương Bật đã nói: “Không có dục vọng mà biết đủ” và “Thuận theo tự nhiên mà biết đủ”.

Lão Tử vô cùng coi trọng đạo lý “biết đủ”. Ông cho rằng, biết đủ có thể quyết định vinh nhục, sống chết, họa phúc… của mọi người. Một người nếu biết đủ thì những yếu tố khách quan như tiền tài, của cải… cho dù là không nhiều lắm nhưng họ vẫn có thể tự nhận mình là người giàu có. Bởi vì người biết đủ luôn không thấy thiếu thốn gì, không thiếu thốn gì thì được xem là giàu có. Trái lại, người không biết đủ thì cho dù có nhiều những yếu tố bên ngoài như tài phú nhưng vì lòng tham không đáy mà có thể gây ra tai họa lớn. Từ điểm này có thể thấy, Lão Tử cho rằng một người giàu hay nghèo là được quyết định bởi “biết đủ” hay “không biết đủ”.

Đối với những người cai quản đất nước mà nói, dục vọng rất nhiều khi tạo thành tai họa lớn. Cho nên, những người này phải tu dưỡng tâm “biết đủ” để khống chế ham muốn của bản thân. Như vậy thì vạn vật và thiên hạ mới có thể tự nhiên an ổn.

Trong cuốn “Hàn thi ngoại truyện” viết: “Phúc sinh ra bởi vô dục mà tai họa sinh ra bởi ham muốn. Biết đủ thì sẽ giàu có, người tham lam của cải mà không biết dừng thì tuy có thiên hạ cũng không gọi là giàu.”

Con người ta phải biết đủ khi đứng trước tài vật và quyền lực. Nếu một người không thể làm được điều ấy thì khi tham dục vượt quá hạn độ nhất định rồi thì tất nhiên sẽ tự rước lấy nhục. Người ấy sẽ gặp phải tổn thất to lớn và nghiêm trọng về phương diện vật chất, địa vị xã hội và tinh thần.

Vào triều đại nhà Minh, có một vị tiên sinh dạy học, gia cảnh bần hàn nhưng mỗi ngày đều dâng hương bái lễ, cảm tạ trời xanh ban phúc. Vợ của ông nghĩ mãi mà không hiểu, liền hỏi: “Một ngày ba bữa đều là húp cháo loãng, sao có thể tính là hưởng phúc?”

Vị tiên sinh này trả lời: “Sống ở nơi thái bình, không có chiến sự thảm họa, đó là cái hạnh phúc lớn nhất. Hàng ngày có quần áo mặc, có cái ăn, không đến mức đông chịu lạnh, đói không có gì ăn là hạnh phúc lớn thứ hai. Trong người không có bệnh tật, không có tai họa, trong lao ngục không có tù nhân là cái hạnh phúc lớn thứ ba. Chúng ta có cả ba thứ ấy rồi chẳng phải là phúc sao?”

Nhiều người nhìn vị tiên sinh này thường cho rằng ông không thành công, nhưng ông lại tự thấy mình hạnh phúc. Bởi vì trong lòng ông biết đủ, niềm hạnh phúc của ông đến từ góc độ tương đối. Một người biết đủ ở phương diện công danh lợi lộc có thể không thành công như người khác nhìn vào nhưng họ sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc mà không để tâm đến việc đó. “Biết đủ” chính là cách nắm giữ hạnh phúc trong tay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v