Chuyển đến nội dung chính

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, đâu là yếu tố quyết định thành bại ở đời?

 “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, đâu là yếu tố quyết định thành bại ở đời?


🔻 Sức mạnh của “nhân hòa”

Trong văn hóa truyền thống, nội hàm của “hòa” vô cùng phong phú và thâm sâu. Người xưa rất coi trọng “hòa”. Họ giảng rằng, giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia đều phải giữ được “hòa”.

“Hòa” chính là sự tôn trọng, hòa thuận, điềm đạm, hữu nghị và thân thiện trong đối nhân xử thế và kết giao của con người. Hơn nữa giữa con người với trời đất, thiên nhiên cũng phải “hòa” (hòa hợp, thuận theo). Bản ý của “hòa” chính là sự hòa thuận, hài hòa, sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai bên.

Về sức mạnh của “hòa”, trong “Chu dịch” viết: “Nhị nhân đồng tâm, kì lợi đoạn kim”, ý nghĩa chính là hai người đồng lòng thì sức mạnh sẽ giống như lưỡi dao sắc bén cắt đứt được cả kim loại. “Chu dịch” cũng viết: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, ý nói rằng những người có cùng tiếng nói thì thường ứng hiệp nhau, những người có cùng chí hướng thì sẽ tìm đến kết hợp với nhau. “Luận ngữ” cũng có câu: “Lễ chi dụng, hòa vi quý”, ý nói tác dụng của lễ nghĩa thì hòa là quý.

Để làm thành được việc lớn, Mạnh Tử lại đề cao “nhân hòa” nhất trong ba yếu tố “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”. Ông giảng rằng: “Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa”, ý nói thuận cơ trời không bằng được địa lợi, được địa lợi lại không bằng được lòng người. Nhân hòa có thể làm nên nghiệp lớn, nhưng để có nhân hòa thật không phải là việc dễ dàng. “Nhân hòa” chính là lòng người, là sự đoàn kết ở bên trong, không có “nhân hòa” thì không có sức mạnh to lớn.

Những bậc quân chủ thánh minh thời xưa luôn “đồng cam cộng khổ” cùng dân chúng, vui với niềm vui của dân chúng, cảm thông với nỗi khổ của họ, trong lòng có thiên hạ. Như vậy, họ mới được lòng người, được dân chúng ủng hộ.

Xưa nay, trong gia đình, người chồng muốn tạo dựng được sự nghiệp thì không thể thiếu sự đồng lòng của người vợ. Những người làm được việc lớn trong thiên hạ thì thường không thể thiếu vắng “nhân hòa”.

🔻 “Hòa” tạo nên một xã hội thái bình

Có thể thấy, cổ nhân rất coi trọng và đề cao tác dụng của “hòa”. Đối với một cá nhân, “hòa” chính là khiến tấm lòng rộng mở, khoáng đạt, cương nhu phù hợp. Đối với một đoàn thể mà nói, “hòa” chính là nguyên tắc sống, phải chung sống thuận hòa, hài hòa với nhau. “Quý hòa” luôn luôn là đạo đức truyền thống mà người xưa sùng bái.

Trong sách “Thượng Thư”, tác phẩm kinh điển của Nho gia miêu tả thời đế Nghiêu, đế Thuấn chính là cảnh tượng thiên hạ thái bình. Khi đó, trên dưới hòa thuận, dân chúng an cư lạc nghiệp, đúng như câu: “Mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì dừng”. Đây cũng chính là xã hội lý tưởng của Nho gia. Mà điều hình thành nên một xã hội như vậy chính là “hòa”.

Gia tộc hòa thuận, quan lại hòa thuận, quốc gia láng giềng hòa thuận thì thiên hạ ắt sẽ thái bình. Nhưng để mọi người hòa thuận thì phải yêu cầu mỗi người đều tự giác tuân thủ chuẩn tắc xã hội cộng đồng, đạo đức xã hội. Về vai trò của người thống trị trong việc xây dựng sự hòa thuận trong xã hội, cổ nhân nhấn mạnh rằng, phải dùng tài trí và đạo đức phục vụ dân chúng.

Thời xưa, khi Quốc vương Hung Nô thấy các Vương tử bất hòa liền nghĩ cách tập hợp họ lại. Ông đưa cho mỗi Vương tử một mũi tên và bảo họ tự mình bẻ gãy. Các Vương tử rất dễ dàng bẻ gãy những mũi tên đó. Quốc vương Hung Nô lại đưa cho mỗi Vương tử một bó tên và bảo họ bẻ gãy, nhưng kết quả là không Vương tử nào làm được.

Lúc ấy, Quốc vương Hung Nô mới nói: “Hiện giờ huynh đệ các con bất hòa, mỗi người giống như một mũi tên, thật dễ dàng để kẻ địch tiêu diệt. Nhưng nếu huynh đệ các con hòa thuận thì sẽ giống như một bó tên, không ai có thể chiến thắng được các con. Đây là sức mạnh của ‘hòa’”.

🔻 “Dĩ hòa vi quý” không phải vô nguyên tắc

Ngày nay, một số người khi không đưa ra chính kiến của bản thân, đứng trước phải trái đúng sai, thiện ác thì không phân biệt rạch ròi, thậm chí cho rằng đó là “dĩ hòa vi quý”. Kỳ thực, đây là tư tưởng biến dị, khác biệt hoàn toàn với “dĩ hòa vi quý” mà cổ nhân giảng.

Khổng Tử giảng: “Lễ chi dụng, hòa vi quý”, trong tác dụng của lễ thì hòa là cảnh giới cao nhất. Các loại quy phạm xã hội đặt định ra đều nên để thúc đẩy sự hài hòa giữa người với người và con người với thiên nhiên.

Nhưng Khổng Tử cũng cho rằng, “hòa” không phải vô nguyên tắc, ai nói gì cũng đồng ý. Ông nói, người quân tử và kẻ tiểu nhân khi kết giao là có sự bất đồng. Trong đó, người quân tử có chủ trương, chủ kiến của bản thân mình, đồng thời lại có thể rộng lượng với người khác. Vì thế, họ không sống “nước chảy bèo trôi” nhưng lại có thể hòa thuận cùng người khác. Đây chính là “hòa mà không đồng”.

Còn kẻ tiểu nhân thì dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, bảo sao hay vậy, a dua nịnh hót, nhưng một khi có xung đột về lợi ích thì sẽ không thể hòa thuận được nữa, đây chính là “đồng mà không hòa”.

Khổng Tử còn nói: “Quân tử hòa nhi bất lưu”, tức là quân tử hòa thuận, khoan dung đối đãi người khác nhưng không mù quáng tuân theo. Người xưa xưng những người có tu dưỡng, có phẩm chất đạo đức cao thượng là người quân tử và rất tôn kính họ, nhưng cũng có yêu cầu tương ứng. Cổ nhân còn giảng: “Quân tử thành nhân chi mĩ, bất thành nhân chi ác”, người quân tử giúp người khác làm việc tốt, không giúp người làm việc ác.

Đối với việc kết giao, làm sao xây dựng được mối quan hệ hòa thuận, cổ nhân cũng lưu lại rất nhiều ngạn ngữ sâu sắc. Trong “Trang Tử” có viết: “Quân tử chi giao đạm nhược thủy, tiểu nhân chi giao cam nhược lễ. Quân tử đạm dĩ thân, tiểu nhân cam dĩ tuyệt”, tức là tình cảm giao hảo của người quân tử nhạt nhẽo như nước lã, tình cảm giao hảo của kẻ tiểu nhân lại ngọt ngào như rượu ngọt. Tình cảm của người quân tử tuy nhạt nhẽo nhưng lâu dài thân thiết, tình cảm của kẻ tiểu nhân tuy ngọt ngào, vồ vập nhưng lại dễ dàng dẫn đến tuyệt giao.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v