Chuyển đến nội dung chính

Trí tuệ cổ nhân: Làm người trước, làm việc sau

Trí tuệ cổ nhân: Làm người trước, làm việc sau
Chữ “nhân” viết ra thì đơn giản nhưng làm được lại vô cùng khó. Mà giữ gìn “nhân phẩm” lại là quy tắc làm người căn bản nhất. “Làm người trước khi làm việc”, đây được xem là đạo lý mãi mãi không thay đổi. Một người làm người như thế nào, không chỉ thể hiện ra trí tuệ mà còn thể hiện ra cảnh giới tu dưỡng của người ấy.


Một người cho dù là thông minh ra sao, có năng lực lớn đến đâu, điều kiện hoàn cảnh tốt đến cỡ nào, nhưng nếu không hiểu được đạo lý làm người thì nhân phẩm, phẩm giá sẽ rất kém. Như vậy, sự nghiệp của người ấy sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Chỉ có làm người trước thì mới có thể làm thành được việc đại sự, đây vừa là đạo lý, vừa là lời giáo huấn của người xưa.
Ưu khuyết điểm của phẩm tính mỗi người là khác nhau, cho nên kết quả làm việc cũng khác nhau, đôi khi là “một trời một vực”. Bất luận một sự thất bại nào trong cuộc đời đều không phải là ngẫu nhiên. Tương tự, bất kể một sự thành công nào của một người đều có tính tất yếu. Trong đó, nhân tố “làm người” lại là quan trọng nhất. Nhân phẩm, phẩm giá của con người là cơ sở nền tảng để con người thi triển năng lực. Bởi vậy từ nhỏ đến lớn, chắc hẳn chúng ta đã nghe nhiều đến cụm từ “đạo lý làm người”.
“Nhân phẩm” và “năng lực” giống như tay trái và tay phải của một người. Năng lực được ví như một con dao hai lưỡi. Nếu như “năng lực” được một người có phẩm đức cao nắm giữ thì họ sẽ sáng tạo cho xã hội vô số những điều có giá trị. Trái lại, nếu “năng lực” được một người có phẩm đức kém nắm giữ thì không biết bản thân người ấy và xã hội sẽ đi đến nguy hiểm gì.
Từ ngàn xưa đến nay, không có ai nguyện ý trọng dụng một người khuyết thiếu phẩm đức. Một người mà nhân phẩm không tốt thì cho dù có tài năng lớn đến đâu thì cũng sẽ mang đến tổn hại cho người khác, cho tổ chức và cho xã hội ở những thời điểm mấu chốt. Hơn nữa, người có năng lực càng lớn thì tổn thất tạo thành cũng sẽ càng lớn.
Cổ nhân giảng: “Hậu đức tái vật”, lấy đức dày nâng đỡ vạn vật. Làm người phải có đức hạnh tốt thì mới có thể chịu tải được vạn sự, mới có thể làm thành việc lớn. Cho nên, một người ôm chí lớn thì phải có đức dày, người mà không có đức lớn thì không thể thành tựu được đại sự. Do đó làm người phải thường mang trong mình lòng biết ơn, không quá tính toán chi li, có nhiều tình thương, làm nhiều việc thiện, thường xuyên đứng ở góc độ người khác mà suy xét mới có thể có nhiều nhân duyên tốt đẹp và tín danh cho bản thân mình.
Cổ nhân cũng giảng: “Chịu thiệt là phúc”, cho nên, chúng ta không cần lúc nào cũng phải tranh giành lợi ích, cần suy nghĩ nhiều hơn cho người khác thì mới có thể thành tựu được sự nghiệp.
Một trong những doanh nhân “huyền thoại” của Nhật Bản là Kazuo Inamori, người sáng lập tập đoàn Kyocera. Ông Inamori khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, là một kỹ sư không học qua trường lớp quản trị, vậy mà đã thành lập được hai công ty khổng lồ: tập đoàn Kyocera và KDDI. Trong đó KDDI là công ty viễn thông lớn thứ hai tại Nhật Bản, còn tập đoàn Kyocera chuyên sản xuất gốm công nghệ cao và các sản phẩm điện tử. Cả 2 đều từng nằm trong số 500 công ty lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn. Trong 47 năm từ khi thành lập, tập đoàn Kyocera dưới sự dẫn dắt của Kazuo Inamori chưa bao giờ bị lỗ, đây là một thành quả vượt bậc.
Khi được hỏi về bí quyết của thành công, ông Inomori có một câu trả lời vô cùng đơn giản. Ông tin rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời là phải đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta có mặt tại đây?” Câu trả lời của ông là: “Chúng ta có mặt ở đây để nâng cao đức tính của chúng ta. Chúng ta muốn trở thành một người có đạo đức tốt hơn khi chúng ta mới sinh ra, và không còn một mục đích nào khác. Để hiểu tại sao chúng ta có mặt tại đây, chúng ta cần phải tìm một con đường chân chính”. Ông tin rằng không có sự khác biệt nào giữa việc ứng xử trong cuộc sống hằng ngày và cư xử trong kinh doanh.
Quan điểm của ông Inamori xuất phát từ văn hoá truyền thống phương Đông, đặc biệt là Phật giáo. Những quan niệm triết lý của Khổng Tử và Đức Phật là căn bản cho đạo đức kinh doanh của ông. Inamori tin rằng bản thân doanh nghiệp cũng giống như con người đã tạo ra nó, do đó đức tính và những tiêu chuẩn đạo đức của con người rất quan trọng. Nếu một người không có những tiêu chuẩn đạo đức cao, người đó không thể tạo dựng một doanh nghiệp tốt. Người đó phải nâng cao đức tính của mình để phát triển công việc kinh doanh. Vì thế, bí mật để thành công chính là phải nâng cao đạo đức.
Inamori chỉ mới 27 tuổi khi ông thành lập Tập đoàn Kyocera. Khi ấy, ông không có kinh nghiệm nào và không biết phải tiến hành ra sao. Ông quyết định làm theo lời khuyên của cha mẹ và thầy giáo về tầm quan trọng của sự trung thực, vui vẻ, thành tín, biết ơn, thật thà, nhẫn nhục, kiên nhẫn, tin cậy, công lý, kính trọng, vị tha, siêng năng, tiết kiệm, chịu khổ, không oán hận hay ganh tị, đồng thời ghi nhớ ‘một điều bất lợi có thể trở thành một lợi điểm’, v.v..
Những quan niệm này, tất cả đều là những tiêu chuẩn đạo đức căn bản trong văn hóa nhân loại suốt hàng ngàn năm. Khi gặp khó khăn, ông tìm thấy câu trả lời bằng việc suy xét xem việc mình làm đúng hay sai, thiện hay ác. Hay nói cách khác, để đánh giá các vấn đề và đưa ra quyết định kinh doanh, ông Inamori đã hoàn toàn dựa trên lương tâm. Ông đã lãnh đạo công ty của mình đến thành công bằng cách đi trên con đường chân chính.
Xã hội hiện đại ngày nay, người ta chú ý nhiều hơn đến “năng lực”, có lẽ đàm luận về “nhân phẩm” đã trở nên “lỗi thời” với một số người. Thậm chí có người còn cho rằng “nhân phẩm” kém một chút thì có sao? Nhưng kỳ thực, chặng đường mà một người đi đến thành tựu là lâu dài, hơn nữa còn phải cần sự khẳng định của những người xung quanh. Người năng lực lớn mà không có nhân tính thì người ấy cũng chỉ là một “kẻ hủy diệt” mà thôi.
Cho nên làm người nhất định phải tu dưỡng phẩm đức, có như vậy mới được người đời tôn trọng và mới đứng vững được bằng đôi chân của mình ở trong bất kỳ xã hội nào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v