Chuyển đến nội dung chính

2 chữ ‘Trí tuệ’: Chứa đựng nội hàm rộng lớn thâm sâu

 2 chữ ‘Trí tuệ’: Chứa đựng nội hàm rộng lớn thâm sâu

Chữ Trí 智

Chữ Trí 智 có cấu tạo trên ‘Văn tự Giáp Cốt’ là :  “” = (gồm chữ Can 干: vũ khí được chế tạo ra bằng gỗ) + (bộ Thỉ 矢: mũi tên) + (bộ Khẩu口: nói năng ). Trên  ‘Kim Văn’ cũng cấu tạo “” cộng thêm ” (bộ Viết口: nói năng) vào bên dưới, nghĩa là nhấn mạnh thêm về “lời nói”. Chữ Trí trong chữ Hán dị thể là  “” vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu như chữ ‘Kim Văn’.

Vào thời kỳ rất sớm thời xa xưa, chữ “Tri 知” thường vẫn có thể được dùng thay cho chữ  “Trí 智”, được sử dụng khá phổ biến, nhưng dần dần về sau được sử dụng riêng biệt. Chữ Tri 知 : trong chữ Triện được viết : “” = “” (bộ Thỉ 矢: mũi tên) + (bộ Khẩu口 : lời nói).

Chữ ‘Trí’ có bộ Can 干 là vũ khí, và mũi tên cũng là vũ khí. Ở giữa là  “bộ Khẩu口” tách đôi hai vũ khí ra. Nếu khi hai cái vũ khí đó kết hợp với nhau, có nghĩa là sẽ xảy ra chiến tranh, tranh chấp, xung đột. Xuất hiện tranh chấp và chiến tranh điều đó nói lên rằng không thể dùng đạo lý mà giảng được nữa rồi và không thể phân biệt rõ được thị phi, phải trái. Nếu dùng cái miệng “bộ Khẩu 口” mà có thể làm cách khai hai vũ khí ra, tức là dùng lời nói có thể giải quyết các tranh chấp, đó chính là ‘Trí’, chữ ‘Trí’ này có ý nghĩa là có năng lực phân biệt rõ và giải khai được nghi hoặc.

Chữ “Tri 知”(biết): Tức là mũi tên cộng với cái miệng. Giống như người xưa nói, một khi cung đã bắn tên thì mũi tên không bao giờ quay ngược trở lại. Đặc điểm của mũi tên là sau khi bắn xong không thể thu hồi lại, một mạch bay thẳng đến đích mà không rẽ ngang rẽ dọc. Cái miệng đại diện cho lời nói, có nghĩa là những lời nói ra đều đi thẳng vào vấn đề và sẽ không rút lại hay thay đổi. 

Trong những trường hợp nào thì lời nói không thể rút lại? Đó chính là khi lời nói mang tính chính xác được chứng minh và trải qua thời gian thử nghiệm, cũng có nghĩa là khi lời nói ra là sự thật, thì lời nói đó sẽ không rút lại, đồng thời lời nói ra phải nói trúng trọng điểm.

Vì vậy, nghĩa gốc của chữ “Trí 智” là: sáng suốt tách bạch, ngôn luận nói năng là đi thẳng vào vấn đề. Ngôn luận là biểu đạt bên trong, là biểu hiện ra bên ngoài của tư tưởng và trình độ của bản thân người đó. Trình độ như thế nào thì có thể nói ra những lời như thế ấy, minh bạch đạo lý thì mới nói ra được đạo lí, hiểu rõ được thị phi mới phân biệt được thị phi. 

Cho nên, nếu dùng lời nói mà có thể làm sáng tỏ đạo lý và đi đúng trọng tâm vấn đề, thì chứng tỏ một điều rằng bạn là một con người thông thạo, hiểu biết và thông minh. Vì vậy, ý nghĩa chữ “Trí 智” cũng được mở rộng là thông hiểu sự việc, hiểu biết nhiều, thông minh mẫn tiệp.

Nho gia rất coi trọng chữ “Trí 智” và định vị nó là một trong “ngũ thường”, là chuẩn tắc ứng xử của con người, “Ngũ thường” được phân thành: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Khổng Tử nói: “Trí giả bất hoặc” (bậc trí huệ sẽ không bao giờ bị mụ mị). Đây là lí giải của Nho gia về chữ “Trí 智”, chỉ có kiến ​​thức rộng, hiểu rõ sự vật, có khả năng phân biệt thị phi, phải trái thì mới có thể đạt được  bất hoặc” (không mụ mị).

Chữ Tuệ 慧

Chữ Tuệ 慧 bao gồm chữ Tuế  彗 ở trên và chữ  Tâm 心 ở dưới. Chữ Tuế 彗 trong ‘chữ Triện’ cấu tạo là: “” = (chữ phong 豐 có nghĩa: cỏ cây, cành lá tươi tốt sum suê) + (chữ phong 豐) + (tay cầm). Nghĩa gốc của từ là: dùng cỏ cây, cành lá khô đan thành cây chổi. Vì thế mà sao chổi cũng được gọi là “Tuế tinh 彗星”.

Chữ Tâm 心 (trái tim) viết theo kiểu chữ Triện là: ““. Chữ Xà 蛇 (con rắn) viết theo kiểu chữ Triện là: “” tượng trưng cho lòng tham và dục vọng. Nhìn qua có thể thấy rằng ký tự “” của chữ Tâm rất giống với ký tự  của chữ Xà, trên đỉnh đầu ký chữ  (Tâm) có một cái cửa, cái cửa này là “cửa của quả tim”. Nếu mất lý trí, mê mất bản tính hoặc bị dục vọng che lấp, thì cái cửa trên đỉnh quả tim sẽ bị bịt lại và lúc này nó sẽ giống với chữ (Xà – con rắn)

Chữ Tuệ 慧 viết theo kiểu chữ Triện là “” = “” (chữ Tuế 彗, cũng có nghĩa là cây chổi) + “” (trái tim). Nghĩa gốc là: chổi được dùng để quét dọn và lau chùi những thứ bẩn thỉu. Cái Chổi đặt trên bộ “Tâm 心” có nghĩa là làm sạch tâm cang, làm sạch tâm hồn, quét sạch lòng ham muốn, chấp trước, ích kỷ và ý nghĩ xấu xa, để giữ cho trái tim thuần chân và trong sạch

Người xưa nói: “Tĩnh năng sinh tuệ” ( tĩnh lặng có thể sinh ra trí tuệ). Tĩnh lặng có nghĩa là trong lòng không còn những suy nghĩ lung tung, lòng trong như nước tĩnh tĩnh không động niệm. Làm thế nào để có thể giữ cho tâm trí như nước mà không có bất kỳ sự tạp niệm nào? Trước hết, đem tất cả những ích kỷ và ham muốn đã hình thành tẩy sạch nó đi, để đạt được tĩnh thực sự. Khi đạt đến cái đích này thì “trí tuệ” được sinh ra, cũng tức là đã “khai huệ”, “khai ngộ” rồi.

Quá trình trừ bỏ mọi ích kỷ, tư tâm và ham muốn trong lòng này chính là quá trình sinh mệnh đang “phản bổn quy chân” (quay về bản nguyên), cũng chính là quá trình tu luyện. Để đạt đến mục đích “khai huệ” này, thì hãy quay về với bản tính thuần chân vốn có của sinh mệnh, trở về với “tự nhiên”. Dùng lời của Đạo gia mà giảng, thì có nghĩa là trở thành “Chân nhân”. Dùng lời của Phật gia mà giảng thì có nghĩa là tu luyện trở thành “Phật” (chữ Phật có nghĩa là người đã giác ngộ, là Giác Giả).

Mà “Chân nhân” và “Giác giả” đối với con người mà nói là có thần thông quảng đại, năng lực vô biên. Họ biết hết quá khứ, hiện tại và tương lai của tất cả các sinh mệnh trên thế gian, không gì là không biết, Thần nhãn như điện.

Vì vậy, Chữ Tuệ 慧 còn được mở rộng nghĩa là tâm sáng như một tấm gương, thông suốt thật giả, có thể biết và nhìn thấu tất cả mọi thứ trên thế gian, không bị vẻ ngoài của sự vật làm cho mê hoặc, nhìn thấy tận gốc rễ của sự vật. Ví như nói: tuệ nhãn, tuệ căn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v

Chuyển động Cổ nhân dạy “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”: Nhớ thật kỹ để tránh làm ơn mắc oán

    Chuyển động Cổ nhân dạy “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”: Nhớ thật kỹ để tránh làm ơn mắc oán 13:54 01/08/2022 Trong cuộc sống, lòng tốt của con người cũng cần phải có mức độ. Khi đối mặt với một người không có chí tiến thủ, suốt ngày chỉ chờ đợi người khác đến giúp đỡ thì hãy kịp thời thu lại sự lương thiện của bạn càng sớm càng tốt.   Cổ nhân dạy "Hạ đẳng dùng mồm, thượng đẳng dùng tâm": Nhìn phát biết ngay ai sang ai hèn   Cổ nhân dạy “Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa”: Tại sao lại nói như vậy?   Cổ nhân dạy phụ nữ có “3 cái càng dày, 3 cái càng nhỏ”: Cả đời hưởng phúc, cuộc sống giàu sang Những người có thể làm nên nghiệp lớn không nhất thiết phải có trí tuệ hơn người, thế nhưng nhất định phải là người nỗ lực và chăm chỉ không ngừng. Cổ nhân nói “Siêng năng có thể bù đắp cho thiếu sót, một phân khổ một phân tài”. Không ai có thể dựa vào thiên phú để thành công, chỉ có chăm chỉ mới có thể biến thiên phú thành thiên tài. Ở đời, chẳng ai lười biếng m