Chuyển đến nội dung chính

Bàn về chữ Lễ: Quy củ lớn không thể vượt, lễ tiết nhỏ có thể thay

 Bàn về chữ Lễ: Quy củ lớn không thể vượt, lễ tiết nhỏ có thể thay

Một chữ Lễ có thể dùng để đánh giá phẩm hạnh của một người, thậm chí của một quốc gia dân tộc. Nhưng nếu chỉ nhìn vào những điều lý thuyết bề mặt thì liệu đã đủ chưa?

Sách “Yến Tử Xuân Thu” kể rằng, một lần nọ, Yến Tử đi sứ nước Lỗ. Sau khi Khổng Tử hay tin bèn gọi đệ tử tới căn dặn rằng: “Các trò nhất định phải chú ý đến lễ nghi của Yến Tử.”

Rất nhanh, Tử Cống trở về và nói với Khổng Tử rằng:

Ai nói rằng Yến Tử tinh thông lễ nghi? Trò thấy ông ta chẳng hiểu biết chút nào. Trong Lễ có quy định rằng: “Lên bậc thềm không được nhảy bậc, trước đại điện không được đi nhanh, trao ngọc thì không được quỳ.” Hiện nay Yến tử đều vi phạm hết thảy, sao có thể nói Yến Tử hiểu lễ nghi được?

Sau khi Yến Tử bái kiến vua nước Lỗ xong thì dành riêng một buổi tới gặp Khổng Tử. Khổng Tử nhân cơ hội ấy mới mở lời với ông trước các học trò rằng:

Trong Lễ có quy định rằng: “Lên bậc thềm không được nhảy bậc, trước đại điện không được đi nhanh, khi trao ngọc thì không được quỳ.” Nhưng khi ngài bái kiến quân vương nước Lỗ, đều không làm theo lễ, như vậy chẳng phải tiên sinh đã vi phạm lễ nghi rồi sao?

Yến Tử đáp rằng:

Ta nghe nói, giữa cột phía Đông và phía Tây trong đại điện, thì quân vương và các thần tử ai nấy đều có vị trí của mình, quân vương sải một bước thì thần tử cũng phải bước hai bước. Vua Lỗ đi rất nhanh, nên ta bước lên bậc thềm vô cùng nhanh là vì để kịp đến vị trí. Khi vua nước Lỗ tiếp nhận ngọc quý, người hơi cúi xuống, nên ta quỳ xuống trao ngọc cho ngài. Nếu không, vua nước Lỗ sẽ sẽ cúi thấp hơn là ta đứng, đó là quân ti thần tôn, há chẳng phải là thất lễ quân thần hay sao? Ta cảm thấy, quy củ lớn thì không thể vượt qua, lễ tiết nhỏ có đôi chút xê dịch cũng được. Ngài nói xem phải vậy không?

Khổng Tử im lặng không trả lời. Yến Tử đứng dậy cáo từ, Khổng Tử dùng lễ nghi của quan khách tiễn Yến Tử ra cửa. Sau khi quay về, Khổng Tử cho gọi các đệ tử tới, cảm thán nói với họ rằng:

Yến Tử quả là người tinh thông lễ nghi! Ông ấy không chỉ hiểu những lễ nghi viết rõ ràng trên văn tự, mà còn hiểu cả những lễ nghi không được viết rõ trong văn tự. Hơn nữa còn có thể thực hành chúng tuỳ theo tình huống thực tế, đây gọi là lý luận liên hệ với thực tế. Yến Tử quả thực là người rất hiểu lễ nghi!

Thời hiện đại ngày nay, chữ Lễ thoạt xem có phần giản đơn, đối với con cháu thì gọi dạ bảo vâng, đối với đồng nghiệp thì tôn trọng, đối với cha mẹ thì hiếu kính, vậy đã được xem là Lễ chưa? Những hành xử bề ngoài ấy có thể xem là Lễ, nhưng chỉ là hình thức của Lễ mà thôi. Chạy theo những thứ ấy thì quả thật là chưa thực sự hiểu thấu đáo về chữ Lễ.

Người xưa nói: “Lễ có thể quản lý quốc gia, an định xã hội, quản thúc nhân dân, và làm lợi cho con cháu đời sau” (Tả Truyện – Ẩn Công). Nếu một quốc gia không có Lễ, thì sẽ dẫn tới những chuyện kẻ trên ức hiếp người dưới, kẻ dưới xảo trá với người trên, làm loạn luân thường. Như vậy quốc gia này tất nhiên sẽ ô yên chướng khí, chẳng thể lớn mạnh.

Tuân Tử từng nói: “Con người không có lễ chẳng thể sinh tồn, hành sự không dùng lễ chẳng thể thành, quốc gia không có lễ chẳng thể yên ổn.” Chữ Lễ nhỏ thì có thể đánh giá phẩm hạnh một người, lớn thì có thể đại diện cho quốc thể của cả một dân tộc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v