Chuyển đến nội dung chính

Mạnh tử: Không biết xấu hổ thì không thể được xem là người

 Mạnh tử: Không biết xấu hổ thì không thể được xem là người

Một người biết xấu hổ, thì mới có thể gặp tiền tài mà không tham lam, gặp khó khăn không bị khuất phục; mới có thể khiêm tốn, làm việc có chừng mực. Lúc đương thời Mạnh Tử từng nói: một người nếu không biết xấu hổ thì không thể được xem là người…

🔻 Làm người thì phải biết xấu hổ

Khổng Tử có câu: “Hành kỷ hữu sỉ”, nghĩa là phải biết dùng tâm xấu hổ để ước thúc hành vi của chính mình. Ngoài ra ông còn nói, “tri sỉ cận hồ dũng”, tức là người biết xấu hổ cũng gần với dũng cảm. Trên thực tế một người biết xấu hổ thì mới có thể tự cảnh tỉnh chính mình, mới có thể dũng cảm đối diện với sai lầm của bản thân, chiến thắng tự ngã. Đây là biểu hiện vượt qua cả sự dũng cảm.

Mạnh Tử từng nói: “Vô tu ác chi tâm, phi nhân dã”, ý là một người nếu không biết xấu hổ thì cũng không thể được coi là người.

Khi bàn về thiện, Mạnh Tử cho rằng con người sinh ra vốn đã có lòng trắc ẩn, biết hạ mình khiêm tốn, biết xấu hổ, biết phân biệt phải trái đúng sai; đây là gốc rễ của Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Chỉ có loài cầm thú mới không có những tính thiện này. Vậy nên con người phải biết xấu hổ thì khi đối diện với danh lợi mới có thể thể hiện ra phong thái cao.    

Mạnh Tử nói rằng: “Nhân bất khả dĩ vô sỉ, vô sỉ chi sỉ, vô sỉ dã”, nghĩa là làm người không thể không biết xấu hổ, loại người không biết xấu hổ đúng thực là vô liêm sỉ.

🔻 Người không biết xấu hổ thì điều gì cũng dám làm

Nhan Chi Suy – nhà văn có tiếng thời Nam Bắc Triều, đã thuật lại một câu chuyện trong cuốn sách ‘Gia huấn’ của mình rằng:

Một viên quan nói với ông: “Tôi có đứa con 17 tuổi học hành đã thông tuệ. Tôi cho nó học tiếng nước Tiên Tri (tên một nước cũ thuộc Nội Mông Cổ ngày nay), tập gảy đàn tì bà, lớn lên cho nó theo hầu đám công khanh, thì thế nào cũng được sung sướng.”

Nhan Chi Suy nghe xong chỉ im lặng không trả lời. Sau về nhà, ông bảo với con cháu rằng: “Người này dạy con lạ thay. Nếu là ta thì dù có được phú quý đến đâu thì cũng không mong các con của mình làm như vậy.”

Thông thường những người mất hết liêm sỉ, họ chỉ lo xu nịnh để kiếm chác lợi lộc, tùy thời mà biến, nhìn đâu cũng chỉ thấy lợi ích, tiền tài, như thế không việc gì là họ không dám làm.

Nhà triết học Chu Hi từng nói: “Nhân hữu sỉ, tắc năng hữu sở bất vi”, tức là người biết xấu hổ thì mới có thể không làm những việc không nên làm. 

🔻 Biết hổ thẹn thì mới không dễ làm điều sai trái

Dũng cảm để thừa nhận khuyết điểm của bản thân không phải là một việc dễ dàng. Một người khi nhìn thấy khuyết điểm của bản thân thì sẽ cảm thấy xấu hổ, từ đó mới có đủ dũng khí để thay đổi, như vậy thì cũng chưa phải là muộn. Ngược lại nếu không cảm thấy xấu hổ thì sẽ coi đó là vinh diệu, như vậy thì thật hết thuốc chữa. 

Người biết xấu hổ thì mới có ý chí kiên định, dù giàu hay nghèo, được hay mất, đứng trước nhân nghĩa và lợi lộc mới có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn; mới có thể ước thúc bản thân, không tùy ý buông thả dục vọng. Còn người vô liêm sỉ thì điều gì cũng dám làm, việc gì cũng dám phạm.

Trong cuốn ‘Thân ngâm ngữ – trị đạo’, học giả Lữ Khôn vào triều Minh nói rằng: “Ngũ hình bất như nhất sỉ”, nghĩa là hình phạt nghiêm khắc không bằng cho người dân hiểu được một chữ ‘sỉ’ (xấu hổ). Nếu đạo đức con người đề cao, biết được thế nào là hổ thẹn, biết chuyện gì nên làm, chuyện gì không nên làm, như vậy mới có thể phân biệt đúng sai, thiện ác; cái này so với hình phạt nghiêm khắc thì còn hiệu quả hơn. Do đó người xưa chủ trương giáo hóa trước tiên, sau đó mới trừng phạt.

Xã hội ngày này nhìn đâu cũng thấy tham ô, tham nhũng, chẳng phải cũng vì không biết xấu hổ mà ra hay sao?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v

Chuyển động Cổ nhân dạy “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”: Nhớ thật kỹ để tránh làm ơn mắc oán

    Chuyển động Cổ nhân dạy “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”: Nhớ thật kỹ để tránh làm ơn mắc oán 13:54 01/08/2022 Trong cuộc sống, lòng tốt của con người cũng cần phải có mức độ. Khi đối mặt với một người không có chí tiến thủ, suốt ngày chỉ chờ đợi người khác đến giúp đỡ thì hãy kịp thời thu lại sự lương thiện của bạn càng sớm càng tốt.   Cổ nhân dạy "Hạ đẳng dùng mồm, thượng đẳng dùng tâm": Nhìn phát biết ngay ai sang ai hèn   Cổ nhân dạy “Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa”: Tại sao lại nói như vậy?   Cổ nhân dạy phụ nữ có “3 cái càng dày, 3 cái càng nhỏ”: Cả đời hưởng phúc, cuộc sống giàu sang Những người có thể làm nên nghiệp lớn không nhất thiết phải có trí tuệ hơn người, thế nhưng nhất định phải là người nỗ lực và chăm chỉ không ngừng. Cổ nhân nói “Siêng năng có thể bù đắp cho thiếu sót, một phân khổ một phân tài”. Không ai có thể dựa vào thiên phú để thành công, chỉ có chăm chỉ mới có thể biến thiên phú thành thiên tài. Ở đời, chẳng ai lười biếng m