Chuyển đến nội dung chính

Khiêm tốn là gốc của tích đức, là trí tuệ khi hành xử trên đời

 Khiêm tốn là gốc của tích đức, là trí tuệ khi hành xử trên đời

Trong “Dịch Thư” có nói: Trong Đạo của trời, bất luận thế nào, mọi sự kiêu ngạo tự mãn sẽ khiến cho người đó phải chịu thiệt thòi, còn người khiêm tốn sẽ được nhiều lợi ích. Do đó, khiêm tốn chính là cái gốc của tích đức, là trí tuệ hành xử trên đời.

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy”, nước tuy mềm mại nhưng “nước chảy đá mòn. “Nhu thắng cương”, “Trời không nói gì, bốn mùa hưng thịnh, vạn vật sinh sôi”,  “Đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật”… những lời này giảng hết sức đúng! 

Đại Vũ bởi vì không kiêu ngạo, không khoe khoang, thậm chí ông còn nói rằng: “Những người ngu dốt cũng còn có điểm mạnh hơn ta”, cho nên, cuối cùng ông có thể loại bỏ được muôn vàn khó khăn, khơi thông Trường Giang và Hoàng Hà, ngăn chặn được lũ lụt cứu giúp muôn dân. Công lao của ông được lưu danh đến muôn đời sau.

Thời Tây Chu, Chu Công khi phò tá Thành Vương đã cố gắng hết mình để làm cho đất nước được phồn vinh thịnh vượng. Khi ông ra sức kêu gọi hiền tài, rất nhiều người đã đáp lại tiếng gọi của ông. Ông bận rộn đến mức thậm chí không có thời gian để làm khô tóc sau khi gội đầu. Ông phải dừng bữa cơm tối mấy lần để khách không phải chờ lâu.

Ông thường khuyên con trai ông rằng: “Thành Vương muốn con trông coi Lỗ quốc, con phải khiêm tốn và biết trân trọng! Con phải biết luật Trời rằng bất cứ ai kiêu ngạo tự mãn sẽ mất hết và người khiêm nhường sẽ được lợi. Người ta ai cũng trân trọng đức tính khiêm nhường, không ai coi trọng tính kiêu căng ngạo mạn cả!”

“Kiêu ngạo thì chiêu mời tổn hại, khiêm tốn thì được lợi”, con người nên là học theo sự khiêm tốn, vô tư và kiên định của đại địa. “Ba người đi tất có người làm thầy của ta”, lấy người làm thầy, không ngại học hỏi người dưới mình, lấy tâm làm gương, luôn luôn tự xét lại mình. 

“Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng”, trời sinh thân ta, ắt có chỗ dùng, chỉ cần chúng ta biết rõ chính mình, có thể dũng cảm nhận sai, thẳng thắn thành khẩn tìm ra chỗ thiếu sót của mình, chỗ thiếu bất hòa hay chỗ còn chưa đủ cố gắng, như thế, tự nhiên không gian của chúng ta sẽ dần dần mở rộng ra đến vô hạn.

Vào Thời Minh, khi Viên Liễu Phàm cùng chín người trong huyện đi thi tiến sĩ, trong đó có một vị tên là Đinh Kính Vũ, tuy trẻ tuổi nhất nhưng là người khiêm nhường biết trọng lễ tiết. Viên Liễu Phàm liền bảo với Phí Cẩm Pha rằng: “Đinh Kính Vũ năm nay nhất định thi đỗ tiến sỹ”. Phí Cẩm Pha nói: “Làm sao mà biết được?”

Viên Liễu Phàm đáp rằng:“Khiêm nhường được phúc. Anh xem xem trong mười người chúng ta, có ai khiêm tốn bằng Đinh Kính Vũ, luôn giữ chữ tín, cung cung kính kính, trước đám đông, cậu ấy không kiên quyết giữ thành kiến của mình, có thể lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác mà không hề tỏ chút kiêu ngạo. Dù là chuyện rất nhỏ, cậu ấy cũng nghĩ cho người khác, vì thuận tiện cho người khác, điều này quả thực khó có được! Một người có thể đạt được cảnh giới cao như vậy, Thần linh cũng sẽ bảo hộ cậu ấy, sao có thể có đạo lý thi trượt được!” Quả thực đến lúc công bố bảng vàng, Đinh Kính Vũ đã thi đỗ.

Con người khi khiêm tốn, nỗ lực đề cao làm điều nhân đức, thì sự nghiệp sẽ thăng tiến. Người khiêm nhường thì cảnh giới tư tưởng không ngừng thăng hoa. Khiêm nhường là “phép tắc của trời đất”, có thể như nước bao dung và thiện hóa tất cả vạn sự vạn vật trên thế gian.

Lão Tử nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sâu sắc. Con người chúng ta hẳn là nên học theo đại địa. Bởi vì, đại địa có thể khiêm tốn và vô tư không màng lợi nên có thể nâng đỡ được vạn vật.

Có thể thấy, người khiêm tốn là người có tâm địa rộng lớn, có thể bao dung được hết thảy. Người tâm địa rộng lượng thì phúc trạch nhất định sẽ dày rộng. Người tâm địa hẹp hòi thì phúc trạch sẽ mỏng. Khiêm tốn và cao ngạo sẽ tạo ra phúc báo và tai họa. Cho nên, làm người nhất định phải tu dưỡng đức khiêm tốn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v