2 chữ ‘Trí tuệ’: Chứa đựng nội hàm rộng lớn thâm sâu
‘Trí tuệ’ trong tiếng Hán viết là ‘智慧’. ‘Từ điển Hán ngữ’ giải thích 2 từ này như sau: dùng để chỉ năng lực phân tích, phán đoán, phân biệt và phát minh sáng tạo của con người. Nhưng nội hàm ẩn sau đó không hề giản đơn, chúng ta hãy cùng phân tích:
🔻 Chữ Trí 智
Chữ Trí 智 có cấu tạo trên ‘Văn tự Giáp Cốt’ là : “” = (gồm chữ Can 干: vũ khí được chế tạo ra bằng gỗ) + (bộ Thỉ 矢: mũi tên) + (bộ Khẩu口: nói năng ). Trên ‘Kim Văn’ cũng cấu tạo “” cộng thêm ” (bộ Viết口: nói năng) vào bên dưới, nghĩa là nhấn mạnh thêm về “lời nói”. Chữ Trí trong chữ Hán dị thể là “” vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu như chữ ‘Kim Văn’.
Vào thời kỳ rất sớm thời xa xưa, chữ “Tri 知” thường vẫn có thể được dùng thay cho chữ “Trí 智”, được sử dụng khá phổ biến, nhưng dần dần về sau được sử dụng riêng biệt. Chữ Tri 知 : trong chữ Triện được viết : “” = “” (bộ Thỉ 矢: mũi tên) + (bộ Khẩu口 : lời nói).
Chữ ‘Trí’ có bộ Can 干 là vũ khí, và mũi tên cũng là vũ khí. Ở giữa là “bộ Khẩu口” tách đôi hai vũ khí ra. Nếu khi hai cái vũ khí đó kết hợp với nhau, có nghĩa là sẽ xảy ra chiến tranh, tranh chấp, xung đột. Xuất hiện tranh chấp và chiến tranh điều đó nói lên rằng không thể dùng đạo lý mà giảng được nữa rồi và không thể phân biệt rõ được thị phi, phải trái. Nếu dùng cái miệng “bộ Khẩu 口” mà có thể làm cách khai hai vũ khí ra, tức là dùng lời nói có thể giải quyết các tranh chấp, đó chính là ‘Trí’, chữ ‘Trí’ này có ý nghĩa là có năng lực phân biệt rõ và giải khai được nghi hoặc.
Chữ “Tri 知”(biết): Tức là mũi tên cộng với cái miệng. Giống như người xưa nói, một khi cung đã bắn tên thì mũi tên không bao giờ quay ngược trở lại. Đặc điểm của mũi tên là sau khi bắn xong không thể thu hồi lại, một mạch bay thẳng đến đích mà không rẽ ngang rẽ dọc. Cái miệng đại diện cho lời nói, có nghĩa là những lời nói ra đều đi thẳng vào vấn đề và sẽ không rút lại hay thay đổi.
Trong những trường hợp nào thì lời nói không thể rút lại? Đó chính là khi lời nói mang tính chính xác được chứng minh và trải qua thời gian thử nghiệm, cũng có nghĩa là khi lời nói ra là sự thật, thì lời nói đó sẽ không rút lại, đồng thời lời nói ra phải nói trúng trọng điểm.
Vì vậy, nghĩa gốc của chữ “Trí 智” là: sáng suốt tách bạch, ngôn luận nói năng là đi thẳng vào vấn đề. Ngôn luận là biểu đạt bên trong, là biểu hiện ra bên ngoài của tư tưởng và trình độ của bản thân người đó. Trình độ như thế nào thì có thể nói ra những lời như thế ấy, minh bạch đạo lý thì mới nói ra được đạo lí, hiểu rõ được thị phi mới phân biệt được thị phi.
Cho nên, nếu dùng lời nói mà có thể làm sáng tỏ đạo lý và đi đúng trọng tâm vấn đề, thì chứng tỏ một điều rằng bạn là một con người thông thạo, hiểu biết và thông minh. Vì vậy, ý nghĩa chữ “Trí 智” cũng được mở rộng là thông hiểu sự việc, hiểu biết nhiều, thông minh mẫn tiệp.
Nho gia rất coi trọng chữ “Trí 智” và định vị nó là một trong “ngũ thường”, là chuẩn tắc ứng xử của con người, “Ngũ thường” được phân thành: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Khổng Tử nói: “Trí giả bất hoặc” (bậc trí huệ sẽ không bao giờ bị mụ mị). Đây là lí giải của Nho gia về chữ “Trí 智”, chỉ có kiến thức rộng, hiểu rõ sự vật, có khả năng phân biệt thị phi, phải trái thì mới có thể đạt được bất hoặc” (không mụ mị).
🔻 Chữ Tuệ 慧
Chữ Tuệ 慧 bao gồm chữ Tuế 彗 ở trên và chữ Tâm 心 ở dưới. Chữ Tuế 彗 trong ‘chữ Triện’ cấu tạo là: “” = (chữ phong 豐 có nghĩa: cỏ cây, cành lá tươi tốt sum suê) + (chữ phong 豐) + (tay cầm). Nghĩa gốc của từ là: dùng cỏ cây, cành lá khô đan thành cây chổi. Vì thế mà sao chổi cũng được gọi là “Tuế tinh 彗星”.
Chữ Tâm 心 (trái tim) viết theo kiểu chữ Triện là: ““. Chữ Xà 蛇 (con rắn) viết theo kiểu chữ Triện là: “” tượng trưng cho lòng tham và dục vọng. Nhìn qua có thể thấy rằng ký tự “” của chữ Tâm rất giống với ký tự của chữ Xà, trên đỉnh đầu ký chữ (Tâm) có một cái cửa, cái cửa này là “cửa của quả tim”. Nếu mất lý trí, mê mất bản tính hoặc bị dục vọng che lấp, thì cái cửa trên đỉnh quả tim sẽ bị bịt lại và lúc này nó sẽ giống với chữ (Xà – con rắn)
Chữ Tuệ 慧 viết theo kiểu chữ Triện là “” = “” (chữ Tuế 彗, cũng có nghĩa là cây chổi) + “” (trái tim). Nghĩa gốc là: chổi được dùng để quét dọn và lau chùi những thứ bẩn thỉu. Cái Chổi đặt trên bộ “Tâm 心” có nghĩa là làm sạch tâm cang, làm sạch tâm hồn, quét sạch lòng ham muốn, chấp trước, ích kỷ và ý nghĩ xấu xa, để giữ cho trái tim thuần chân và trong sạch.
Người xưa nói: “Tĩnh năng sinh tuệ” ( tĩnh lặng có thể sinh ra trí tuệ). Tĩnh lặng có nghĩa là trong lòng không còn những suy nghĩ lung tung, lòng trong như nước tĩnh tĩnh không động niệm. Làm thế nào để có thể giữ cho tâm trí như nước mà không có bất kỳ sự tạp niệm nào? Trước hết, đem tất cả những ích kỷ và ham muốn đã hình thành tẩy sạch nó đi, để đạt được tĩnh thực sự. Khi đạt đến cái đích này thì “trí tuệ” được sinh ra, cũng tức là đã “khai huệ”, “khai ngộ” rồi.
Quá trình trừ bỏ mọi ích kỷ, tư tâm và ham muốn trong lòng này chính là quá trình sinh mệnh đang “phản bổn quy chân” (quay về bản nguyên), cũng chính là quá trình tu luyện. Để đạt đến mục đích “khai huệ” này, thì hãy quay về với bản tính thuần chân vốn có của sinh mệnh, trở về với “tự nhiên”. Dùng lời của Đạo gia mà giảng, thì có nghĩa là trở thành “Chân nhân”. Dùng lời của Phật gia mà giảng thì có nghĩa là tu luyện trở thành “Phật” (chữ Phật có nghĩa là người đã giác ngộ, là Giác Giả).
Mà “Chân nhân” và “Giác giả” đối với con người mà nói là có thần thông quảng đại, năng lực vô biên. Họ biết hết quá khứ, hiện tại và tương lai của tất cả các sinh mệnh trên thế gian, không gì là không biết, Thần nhãn như điện.
Vì vậy, Chữ Tuệ 慧 còn được mở rộng nghĩa là tâm sáng như một tấm gương, thông suốt thật giả, có thể biết và nhìn thấu tất cả mọi thứ trên thế gian, không bị vẻ ngoài của sự vật làm cho mê hoặc, nhìn thấy tận gốc rễ của sự vật. Ví như nói: tuệ nhãn, tuệ căn.
🔻 Trí tuệ 智慧
Chữ “Trí tuệ” là Kết hợp hai chữ lại, lúc này nghĩa gốc của chữ ‘Trí tuệ’ được rõ ràng hơn. Ý chỉ là học rộng biết nhiều, tâm sáng như gương, có trí tuệ, có thể nhìn thấu diện mạo của sự vật, nhìn thấu thật giả của vạn vật trên đời, và miệng nói ra chân ngôn.
Mặc dù chữ “Trí 智” và Chữ “Tuệ 慧” đều hàm chứa ý nghĩa phân biệt thị phi, trắng đen, thật giả, nhưng sự phân biệt của chữ “Trí 智” là từ bên ngoài hướng đến bên trong, còn sự phân biệt của chữ “Tuệ 慧” là từ trong ra ngoài.
“Trí 智” là thông qua sự hiểu biết về kiến thức, học rộng biết nhiều ở bên ngoài, thông qua không ngừng học hỏi và nghe Đạo, thông qua liễu giải toàn diện, tư duy và phân biệt, để hiểu được vấn đề sự việc, từ đó mà đạt được sự hiểu biết và thức tỉnh bên trong.
Chữ “Tuệ 慧” là thông qua thanh lọc, tịnh hóa, đề cao, hoàn thiện bên trong, khiến cho cái tâm ngày càng sáng suốt và thức tỉnh, cuối cùng “phản bổn quy chân” trở về bản nguyên. Sau khi đạt tới “khai ngộ”, và nhảy ra khỏi nhân thế vô minh, thấu suốt mọi thứ trên đời, tâm sáng giống như một cái gương.
Nội hàm của chữ “Trí 智” và chữ “Tuệ 慧” có những bộ phận trùng khớp nhau và những bộ phận khác nhau, nặng nhẹ không giống nhau và phương hướng cũng khác nhau. Nếu bỏ đi nội hàm của chữ “Tuệ 慧” bên trong chữ “Trí 智” thì có thể thấy rằng người đó giống một người thông minh nơi thế gian, hoặc thành một người gian trá, giảo hoạt, có tài nhưng không trọng đức, loại người này không thể thành được việc lớn.
Nếu bỏ đi nội hàm của chữ “Trí 智” bên trong chữ “Tuệ 慧” thì có thể thấy rằng người đó giống y như một đứa trẻ, vô cùng chất phác, thuần chân mà không có tri, như thế không thành được chính quả. Chỉ có đủ cả “Trí 智” và “Tuệ 慧”, mới có thể nghe Đạo, ngộ Đạo và tu tâm, hiểu được chân lý và quý trọng đức hạnh, người như thế mới có thể đạt được đại trí tuệ.
Nội hàm của “Trí tuệ 智慧” đã khai thị cho chúng ta: Đối với sự việc phải liễu giải một cách toàn diện từ bên ngoài, không nghe một chiều, không nghe, không tin một cách phiến diện; đối với nội tâm hãy bỏ đi những thiên kiến và quan niệm trong tâm, suy xét vấn đề một cách công chính vô tư, biết phân biệt, mới có thể định rõ đúng sai, thật giả, không bị dối gạt. Sống một cách thanh bạch, thì mới có thể làm chủ được sinh mệnh chân chính của bản thân và có được tương lai tốt đẹp hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét