Chuyển đến nội dung chính

“4 điều thận trọng” trong tu tâm dưỡng đức của người xưa

 “4 điều thận trọng” trong tu tâm dưỡng đức của người xưa

Trong kiếp nhân sinh, một người hiểu thận trọng không nhất định có thể trở thành người hoàn mỹ, nhưng một người không hiểu thận trọng thì nhất định sẽ trở thành người có nhiều thiếu sót. Vì vậy, học tập cổ nhân thận trọng trong việc tu tâm dưỡng đức là điều nên làm đối với bất kỳ ai.

🔻 Thận độc: Thận trọng khi ở một mình

“Thận độc” có nghĩa là chỉ việc một người lúc chỉ có một mình cũng phải thận trọng, dè dặt, tự hạn chế bản thân mình, thủ giữ đức hạnh, không vì ở nơi phòng tối không có người biết mà tùy tiện phóng túng bản thân.

Các văn nhân, học sĩ các đời trong lịch sử đều chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng “thận độc” này, đều lấy đó làm yêu cầu cũng như mục tiêu của việc tu tâm dưỡng đức. Như danh thần triều Thanh, Tăng Quốc Phiên từng đặt ra “nhật khóa tứ điều” (4 điều làm hàng ngày) cho mình, bao gồm: Thận độc, chủ kính (chỉnh tề, nghiêm túc), cầu nhân (nhân từ, nhân ái), tập lao (siêng năng luyện tập). Trong bốn điều này, “thận độc” là điều căn bản nhất.

Tăng Quốc Phiên viết rằng: “Nhất viết thận độc tắc tâm an”, hàm ý là ngay cả khi chỉ có một mình, không ai hay biết, thì hành vi của bản thân cũng luôn phải thận trọng chiểu theo tiêu chuẩn đạo đức mà hành xử, không thể tùy tiện khinh suất, trước sau không thể phóng túng bản thân, mỗi ngày đều làm được như vậy thì tất sẽ an tâm.

“Thận độc”, thực chất chính là một hình thức cao hơn của tự kỷ luật. Người mà có thể “thận độc” chính là có thể khống chế tinh thần, kiểm soát được ham muốn của bản thân, tự nhiên sẽ cảm thấy trong lòng yên ổn. Tự nhiên cũng có được sức mạnh và tinh lực để có thể làm những sự việc mình muốn thực hiện.

🔻 Thận nhiễm: Thận trọng khi ở cùng người

“Thận nhiễm” chính là thận trọng khi học hỏi từ người khác, gặp bậc thánh hiền thì phải dụng tâm học hỏi, gặp người không có đức hạnh thì phải hướng vào bản thân mà suy xét lại mình. Người “thận nhiễm” có thể chủ động tiếp nhận những ảnh hưởng của hoàn cảnh tốt, của con người tốt, từ đó hàm dưỡng được chính khí của mình.

Trong sách cổ “Mặc Tử. Sở nhiễm” có ghi một câu chuyện: Một lần, Mặc Tử nhìn thấy một người đang nhuộm sợi tơ liền cảm thán rằng: Dùng thuốc xanh nhuộm tơ, tơ thành màu xanh. Dùng thuốc vàng nhuộm tơ, tơ thành màu vàng. Sử dụng thuốc có màu khác nhau thì tơ sẽ có màu khác nhau. Dùng năm loại thuốc màu khác nhau nhuộm tơ thì có thể nhuộm ra năm loại tơ có màu sắc khác nhau. Bởi vậy tiếp xúc với điều gì là không thể không thận trọng.

Mặc Tử cho rằng sợi tơ không thể tự bản thân nó biến sắc mà bởi vì bị ngâm vào những thùng thuốc nhuộm có màu sắc khác nhau mà trở thành như thế. Ông cho rằng con người cũng là như vậy. Nếu hoàn cảnh sống của một người là tốt thì người ấy cũng chịu ảnh hưởng mà có phần tốt lên. Trái lại, nếu hoàn cảnh sống của một người không tốt thì người ấy cũng chịu ảnh hưởng mà trở nên bất lương. Cho nên, khi tiếp xúc với ai, hoàn cảnh nào cũng phải thận trọng.

🔻 Thận vi: Thận trọng những điều nhỏ

Triết học gia triều Hán, Vương Phù từng nói: “Thận vi phòng manh, dĩ đoạn kì tà”, ý tứ chính là thận trọng những điều nhỏ thì có thể phòng ngừa được tai họa từ lúc manh nha. Nếu ở những việc nhỏ, tiểu tiết mà không thận trọng thì sẽ khó tránh khỏi xảy ra bất ổn ở những việc lớn, việc quốc gia đại sự.

Cổ nhân khái quát lại một câu nói: “Chớ thấy điều ác nhỏ mà làm, chớ thấy điều thiện nhỏ mà không làm”. Cổ ngữ cũng có câu: “Con đê ngàn dặm bị sụp đổ bởi một lỗ kiến hổng”. Bởi vậy, trong cuộc đời, mỗi một ý niệm, hành vi đều vô cùng quan trọng, việc thiện có thể thành tựu đời người nhưng việc ác cũng có thể hủy hoại cuộc đời trong chớp mắt.

Khi Bạch Cư Dị nhậm chức Thứ sử ở Hàng Châu đã không nhận bất kể một vật phẩm nào của người dân ban tặng. Nhưng khi rời chức vị hồi hương, ông phát hiện ra mình đã lấy hai viên đá trên núi Thiên Trúc nên đã làm bài thơ “Kiểm thảo” để kiểm điểm lại chính mình. Đây chính là “thận vi”.

🔻 Thận chung: Thận trọng lúc cuối như lúc đầu

Trong việc tu thân dưỡng đức, cổ nhân cho rằng cần phải thận trọng, cảnh giác ngay khi sự tình mới xảy ra, luôn ghi nhớ ranh giới để dừng lại đúng lúc, tránh đi lạc đường. Ví như, khi vừa nảy sinh tâm niệm xấu thì cần phải chấn chỉnh lại ngay thì sẽ không dẫn đến hành động xấu, để lại hậu quả về sau. Đó là điều cổ nhân gọi là “thận sơ”.

“Thận sơ” thường là điều mọi người đều làm được, nhưng trọng lúc đầu không nhất định là sẽ có thể làm tốt được bước cuối. Người ta thường lơ là, buông lơi khi đã bước vào giai đoạn sắp kết thúc, khi sắp đạt được thành công. Bởi vậy mà không ít người bị thất bại. Ví như, nhiều người cả đời thanh liêm, được người người kính trọng nhưng khi sắp rời trốn quan trường lại vì danh lợi tình dẫn dụ mà để tiếng xấu muôn đời, thậm chí con cháu bị cười chê. Cho nên, thận trọng lúc cuối như lúc đầu là mấu chốt phòng ngừa “sắp thành lại bại”.

Trong sách “Đạo Đức Kinh” viết rằng: “Thận chung như thủy, tắc vô bại sự”, tức là thận trọng lúc cuối như lúc đầu thì việc sẽ không bị hư. Lão Tử cho rằng đối với bất kể sự tình gì, trước sau đều phải thận trọng, phải thủy chung bảo trì sự nhiệt tâm đối với làm việc, làm được đến nơi đến chốn. Đặc biệt, trong giới tu hành, nếu một người luôn thận trọng lúc đầu nhưng lại lơ là lúc cuối thì cũng khó đạt được kết quả viên mãn tốt đẹp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v