Biết đủ là người giàu, đôn hậu là người tốt, khiêm nhường là cao nhân
🔻 1. Biết đủ mới thực sự là người giàu
Một điều rất hiển nhiên rằng dục vọng, ham muốn của con người là vô hạn. Bởi lòng tham là vô đáy, người xưa có câu: “Người không biết đủ giống như con rắn muốn nuốt cả con voi” dù nuốt không được nhưng vẫn không muốn nhả ra. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng bắt gặp những con người bị tham vọng quyền lực chi phối. Họ sống chỉ để chạy theo danh vọng tiền tài, có được cái này lại muốn cái khác nhiều hơn.
Chúng ta mưu cầu danh lợi vốn là để hạnh phúc, nhưng một khi đã bị cuốn vào vòng xoáy của lòng tham, ta sẽ cảm thấy không bao giờ là đủ. Cưỡng cầu những thứ không thuộc về mình, nhất định sẽ sinh ra phiền muộn.
“Hãy sống đơn giản một chút, đừng quá để tâm, biết đủ một chút, đừng quá lao lực, hạnh phúc một chút, đừng quá truy cầu!”. Quá nhiều điều muốn làm, quá nhiều thứ muốn đạt được khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vì phải ôm đồm quá nhiều. Thay vì để quá nhiều điều dàn trải lấy tâm trí của bạn, học cách sống đủ và cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có.
🔻 2. Đôn hậu chính là người tốt
Đức Phật có câu: “Đức năng thắng số”. Đức dày chính là phúc khí lớn nhất của con người. Người có đức làm gì cũng suôn sẻ, nhận nhiều phúc báo, người không có đức, mọi chuyện đều gian nan, khó thành.
Chỉ có bồi dưỡng nhân cách đạo đức, sự thiện lương, luôn mang trong mình lòng biết ơn thì mới có thể được bao bọc và che chở bởi nguồn năng lượng chân chính. Khi đó, ta sẽ thu hút được nhiều điều tích cực đến với mình.
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng vì sao có người lại có cuộc sống đáng mơ ước đến vậy, còn bản thân thì chờ mãi chẳng thấy phước lành đâu. Đằng sau mỗi thành công đều là những gian khổ không ai biết, sau cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy là những nỗ lực tích phước báu cho đời mấy ai hay.
Kiếp trước phải tích được nhiều phúc thì kiếp này mới có thể có cuộc sống tốt đẹp.
Dù tất cả các việc thiện ta làm không ai chứng, nhưng có trời đất chứng giám. Người siêng làm việc thiện dù phúc chưa đến, hoạ đã rời xa, hoạ dù chưa đến, phúc đã rời bỏ.
🔻 3. Khiêm nhường là cao nhân
Muốn thành công trong cuộc sống, hãy học cách khiêm nhường.
Khiêm tốn là đức tính cao đẹp của con người. Nó giúp ta tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân để không ngừng hoàn thiện, phát triển từ những thiếu sót, sai lầm. Người khiêm tốn là người biết cách kiềm chế cảm xúc, không kiêu căng, tự mãn trước những vinh quang của bản thân.
Những người sống không khoa trương về bản thân sẽ luôn nhận được thiện cảm và sự yêu mến từ những người xung quanh, họ cũng chính là tấm gương giúp người khác nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện và ngày càng tiến bộ.
Khi ta khiêm tốn, tức là ta biết học cách cúi đầu, từ đó ta có thể học hỏi được rất nhiều điều mới, làm giàu thêm vốn hiểu biết và rèn luyện bản thân tốt hơn. Với đức tính khiêm tốn, con người có tinh thần dám nghĩ dám làm, không ngừng học hỏi và không ngừng tiến bộ. Khiêm tốn chỉ đơn giản là ta nhận ra những khuyết điểm của bản thân để sửa chữa, không tỏ ra kiêu căng, tự mãn và luôn bình tĩnh tiếp thu ý kiến của những người xung quanh.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, vẫn còn nhiều người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang, đắm chìm trong thành tích để rồi dần lùi xa dòng văn minh nhân loại.
“Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn.” (Louisa May Alcott)
Những người này cần tự soi xét, thay đổi bản thân và rèn luyện. khiêm tốn Để họ học hỏi được nhiều điều hơn và tốt hơn. Mỗi chúng ta đều hiểu rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của đức tính khiêm tốn. Vì vậy chúng ta hãy hạ mình xuống, học hỏi và hoàn thiện bản thân để trở thành những công dân tốt của xã hội.
Nhận xét
Đăng nhận xét