LÀM NGƯỜI, ĐỪNG VÌ CHÚT LỢI NHỎ NHOI MÀ ĐÁNH MẤT ĐI NHÂN CÁCH
Sống ở đời, dù đánh mất tất cả cũng đừng để mất nhân cách. Câu chuyện dưới đây chính là bài học sâu sắc cho những ai muốn đánh đổi bản thân mình…
Tại một thị trấn ở phía nam, có một quầy bán cá ở khu chợ, người mua thường xếp thành hàng dài, chuyện kinh doanh phát đạt dị thường, bởi vì quầy bán cá này nổi tiếng tươi ngon, chủ tiệm còn dự tính mở thêm dây chuyền.
Chủ tiệm là một người đàn ông trên 50 tuổi, trong một lần tình cờ nói chuyện phiếm, chủ tiệm cho biết chuyện kinh doanh của ông ngày trước chỉ đủ nuôi sống gia đình, có được sự chuyển biến như vậy là nhờ một vị khách đặc biệt.
Sau khi châm điếu thuốc, ông ấy đã kể lại với chúng tôi một câu chuyện:
Khoảng 5 năm trước, một bé trai khoảng chừng 7, 8 tuổi đến chợ mua rau, tâm trạng nặng nề dừng lại trước tiệm cá của ông.
“Ông chủ, bán cho cháu hai con cá chim!”
Chủ sạp nhìn cậu bé một cái, vớt ra hai con cá bắt đầu cân.
Cậu bé loay hoay trong túi một hồi lâu, cuối cùng mới rút ra một tờ tiền 100 đồng.
“Có phải đây là tiền lì xì nên không nỡ xài đúng không!” Ông chủ tiệm trêu đùa. Cậu bé trai hai má đỏ ửng.
“36 đồng!”. Chủ sạp đưa tay nhận tiền, thối cho cậu bé 64 đồng tiền dư, sau khi nhận tiền, cậu bé cầm lấy con cá và tiền dư vội vàng rời đi.
Không ngờ ngày hôm sau, cậu bé đó lại đến: “Mẹ cháu hôm nay đã vào bệnh viện …”
Chủ tiệm giật mình.
“Mẹ cháu bị bệnh, hôm nay đi làm phẫu thuật, hôm qua cháu đã mua cho mẹ loại cá chim mà mẹ cháu thích ăn nhất, cháu sợ rằng mẹ sau này sẽ không bao giờ còn có cơ hội được ăn nữa…
Nhưng sau khi ăn xong, mẹ đã nói với cháu một câu như thế này: ‘Chỉ vì tham lam một chút lợi nhỏ mà đánh mất nhân cách thì thật sự không đáng'”.
Cậu bé xấu hổ móc từ trong túi ra một tờ tiền 100 đồng mới tinh, hai đưa lễ phép đưa cho chủ tiệm: “Ông chủ, cháu xin lỗi! Tiền mà cháu dùng hôm qua là tờ tiền giả, tờ này mới là thật”.
Ông chủ quầy cá rất đỗi ngạc nhiên, không ngờ kết quả lại như vậy! Ông nhớ lại ngày hôm qua, lúc đó ông cũng không ngờ rằng một cậu bé vẻ ngoài thật thà lại có thể cầm tờ 100 đồng tiền giả đi mua đồ.
Cậu bé hổ thẹn cúi gầm mặt xuống: “Cháu cảm ơn bác, tờ tiền giả này là mẹ cháu trước đây nhận được, vẫn luôn để trong ngăn kéo, mẹ bị bệnh nên đã dùng hết số tiền dành dụm được, vì muốn giúp mẹ tiết kiệm 100 đồng, cháu đã giấu mẹ lén lấy 100 đồng giả này đi mua cá, cảm ơn bác đã không trách cháu!”
Trong lòng chủ sạp cảm thấy giống như vừa rơi vỡ một cái gì đó, loại cảm giác đó rất khó hình dung, ông từ trong ngăn kéo lấy ra tờ tiền giả và trả lại cho cậu bé. Cậu bé cúi chào một cái rồi rời khỏi.
Nhìn theo bóng dáng của cậu bé càng đi càng khuất dần, chủ sạp rất lâu cũng không thể lấy lại tinh thần. Cuối cùng khi đến lúc dọn sạp, nhân lúc mọi người không chú ý, ông đã đem mười mấy con cá biển có tẩm formalin (loại thuốc hóa học, có chức năng tác dụng chống phân hủy, trừ độc và tẩy trắng) được hơn 1 tuần ở bên dưới sạp toàn bộ đều bỏ vào trong thùng rác…
Về sau, người mẹ của cậu bé vì bệnh nặng cuối cùng đã qua đời, cậu bé cũng trở về quê học hành, ông chủ quầy bán cá không còn gặp lại cậu bé đó nữa, nhưng cậu bé và người mẹ cậu bé mà ông chưa từng gặp mặt này, mỗi lần nghĩ đến đều khiến hai má ông ửng đỏ.
Trí tuệ tuyệt vời của người mẹ ấy không chỉ giúp điều chỉnh cậu con trai trở về với quy phạm đạo đức đúng đắn, giáo dục cậu bé trở thành một người tốt mà còn có thể cảm hóa người khác. Đây thực sự là một người mẹ vĩ đại!
Nhận xét
Đăng nhận xét