Chuyển đến nội dung chính

Trí tuệ cổ nhân: Thà “cùng mệnh” chứ không chịu “cùng tướng”

 Trí tuệ cổ nhân: Thà “cùng mệnh” chứ không chịu “cùng tướng”

Người xưa có câu: “Ninh sinh cùng mệnh, bất sinh cùng tướng”, ý nói thà rằng sinh với mệnh nghèo khổ chứ không sống với tướng nghèo khổ. Xuất thân nghèo khổ là điều người ta không thể lựa chọn được, nhưng bản thân làm người như thế nào, đối nhân xử thế ra sao, thì lại là do chính chúng ta quyết định.

Có câu “tướng do tâm sinh”, một số người có thể dựa vào đặc điểm tướng mặt, tướng tay, lời nói, hành vi của một người mà phán đoán ra được tương lai của người ấy. Thời cổ đại có một nghề gọi là “tướng sĩ”, chuyên môn xem cát hung họa phúc tương lai cho mọi người, thậm chí là những sự biến đổi quan trọng trong cuộc đời của một người.

Tâm cảnh và tính cách bên trong của một người như thế nào sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống tương lai của người đó. Mặc dù người ngoài khó có thể nắm bắt được rõ ràng suy nghĩ của họ, nhưng nó ít nhiều sẽ được biểu hiện ở hành vi và tướng mạo bên ngoài, đây là điều mà người ta gọi là “khí trường”, “khí chất”, “tướng do tâm sinh”.

“Ninh sinh cùng mệnh, bất sinh cùng tướng”, ý nói thà rằng mang mệnh nghèo khổ chứ không sống với tướng nghèo khổ. “Mệnh” ở đây cũng không phải chỉ là vận mệnh của một người mà bao gồm cả xuất thân tiên thiên và hoàn cảnh hậu thiên của người đó. “Tướng” cũng không phải chỉ là tướng mạo bên ngoài của một người mà nó còn là khí chất và ngôn hành cử chỉ bên ngoài của người đó.

“Cùng mệnh” tức là chỉ một người sinh ra trong một gia đình bần cùng nghèo khổ, hoặc là vào thời điểm nào trong cuộc đời trong nhà đột nhiên gặp phải biến cố lớn làm cho cảnh nhà bị khốn đốn. Người ta sau khi ra đời thì vạch xuất phát là không giống hệt nhau. Có người vừa đến thế giới này đã có tất cả, cơm ăn áo mặc không phải lo, mấy chục năm sống ít âu lo vẫn có thể dễ dàng đạt được mọi thứ mình mong muốn. Có những người ngay khi sinh ra đã không có gì cả, và dù có làm việc chăm chỉ cả đời cũng không có gì, trải qua nhiều năm cố gắng vẫn mãi lận đận. Dù thế nào đi chăng nữa, tất cả những điều này đều chỉ có thể được cải thiện ở một mức độ nhất định bằng sự nỗ lực rất lớn. Bởi vậy cổ nhân nói “định mệnh”, một người giàu hay nghèo, lúc nào giàu lúc nào nghèo thì cơ bản đều có định số, khó lòng xê xích.

“Cùng tướng” thì khác với “cùng mệnh”. Nó chính là không có chí tiến thủ, phủ định bản thân mình, không muốn cố gắng trong cuộc sống. Người “cùng tướng” gặp lúc khó khăn sẽ cho rằng bản thân mình sinh ra đã có số phận khổ nên bản thân không có khả năng thành công. Cũng chính vì ý nghĩ đó, họ oán trách trời đất. Người “cùng tướng” mà không thể thoát khỏi trạng thái tinh thần này thì nhất định cả đời cũng không thể đạt được thành tựu gì. Cho dù có người trợ giúp họ đi nữa mà không tự thay đổi bản thân thì cũng không thể khá hơn.

“Tâm sinh tướng”, tâm tính và hành vi cải biến thì hoàn cảnh sống xung quanh cũng sẽ cải biến. Người đối mặt với thế giới với thái độ “nghèo nàn” thì sẽ thấy bản thân nghèo nàn. Người đối mặt với thế giới bằng sự lạc quan thì sẽ thấy “sau cơn mưa trời lại sáng”. Một người có thể sống nghèo nhưng ý chí hoài bão thì không thể nghèo. 

Lão Tử giảng trong Đạo Đức Kinh: “Hữu vô tương sinh, nan dịch tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy”, nghĩa là “có” và “không” sinh lẫn nhau, “dễ” và “khó” tạo nên lẫn nhau, “ngắn” và “dài” làm rõ lẫn nhau, “cao” và “thấp” dựa vào nhau, “âm” và “thanh” hòa lẫn nhau, “trước” và “sau” nối theo nhau. Họa và phúc dựa vào nhau mà tồn tại. Trong cuộc sống, dù gặp phải khốn cảnh cũng đừng quá buồn đau, gặp phải thuận cảnh cũng đừng quá vui mừng. Người ta có đắng cay mới biết trân quý ngọt bùi, đó chính là dư vị của cuộc sống.

Khi hai bàn tay trắng, chúng ta không nên từ bỏ hy vọng vào cuộc sống và không nên mang theo “cùng tướng” mà sống, còn khi chúng ta đã thoát khỏi “cùng mệnh”, cũng không nên mải hưởng thụ mà quên tâm nguyện lúc ban đầu của mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v

6 “Quý tướng” của một người có tu dưỡng khí chất thanh cao

  Khí chất cao quý ngấm sâu vào hồn cốt của người ta dù có tiền bạc trăm vạn lượng cũng không sao mua được. Bởi nó liên quan chặt chẽ với sự giáo dục, hun đúc truyền thống của gia tộc và sự tu dưỡng của cá nhân. 6 “Quý tướng” của một người có tu dưỡng khí chất thanh cao ➤ 5 lời khuyên của Cổ nhân giúp bạn lấy lại May mắn xoay chuyển cục diện khi Vận khí đi xuống https://bit.ly/3cEjxVE ➤ 10 Câu Danh Ngôn TINH HOA KINH ĐIỂN trong KINH DỊCH Ẩn Chứa Đạo Lý vô Cùng Thâm Sâu của Cổ Nhân: https://tinyurl.com/ebmftsxt ➤ Từng Xem Vận Mệnh Tỉ Phú Lý Gia Thành, Bậc Thầy Phong Thủy Để Lại 8 LỜI DI NGÔN Chấn Động Cộng Đồng: https://bit.ly/2WgT34p ➤ Phương Pháp Cải Biến Vận Mệnh Theo Liễu Phàm Tứ Huấn | Đạo Lý Của Sinh Mệnh: https://bit.ly/3zJzyA6 ➤ Cô Đơn Là Điều Tuyệt Diệu, Biết Ở Một Mình Sẽ Thăng Hoa Bản Thân và Trở Nên Xuất Chúng https://bit.ly/2UukMyc ➤ ĐỨC NHẪN có 3 Cảnh Giới: Tiểu Nhẫn - Đại Nhẫn - Nhẫn Của TRÍ HUỆ https://bit.ly/3P1gqFI