Chuyển đến nội dung chính

LÃO TỬ NÓI: THIÊN HẠ ĐỀU BIẾT ĐẸP LÀ ĐẸP, THẾ LÀ XẤU VẬY

 LÃO TỬ NÓI: THIÊN HẠ ĐỀU BIẾT ĐẸP LÀ ĐẸP, THẾ LÀ XẤU VẬY

Người ta nói rằng Lão Tử là một nhà tư tưởng vĩ đại, tư tưởng của ông chứa đầy huyền cơ. Cảnh giới tư tưởng của Lão Tử dường như nhìn thấu mọi sự việc ở thế gian một cách huyền diệu khó giải thích, soi sáng cho con người thế gian. Trong sự hỗn loạn và rối ren, Lão Tử dùng phản đổi thành chính và làm nổi bật tính chân thực của tự nhiên. Người đời sau có cảnh giới khác nhau cũng sẽ có lĩnh hội khác nhau.

Lão Tử nói : “Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, thế là xấu vậy; thiên hạ đều biết thiện là thiện, thế là không thiện vậy”. Câu này vỏn vẹn 23 chữ nhưng lại nhìn thấu từ nhiều phương diện và cấp độ, biểu lộ rõ đạo của tự nhiên. Từ xưa đến nay, người đời sau nói không ít lần về điều này, e rằng vẫn chưa nói đến tận cùng của đạo lý, chưa xuyên thấu được sự huyền ảo trong đạo của tự nhiên.

“Thuyết văn” giải thích rằng: “Đồng ý với đẹp và thiện”, nhìn từ bề mặt chữ nghĩa mà lý giải, “Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, thế là xấu vậy; thiên hạ đều biết thiện là thiện, thế là không thiện vậy” có các cấp độ đạo lý như sau:

Người đương thời trong thiên hạ nương theo vạn vật mà làm nổi bật ra cái “đẹp”, nhưng sau khi sinh ra các quan niệm khác nhau lại đưa tới kết quả không còn đẹp nữa. Người đương thời trong thiên hạ dựa theo trạng thái tự nhiên biểu hiện ra cái “thiện”, nhưng chấp trước vào cái thiện mà nhận thức thì sẽ đem đến kết quả không còn “thiện” nữa.

Bản thân tác giả bài viết nhận thức như sau:

Tính đối lập phá hủy tự nhiên

“Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, thế là xấu vậy; thiên hạ đều biết thiện là thiện, thế là không thiện vậy”. Những lời này đã thể hiện một “thuyết tương đối”, do đó diễn thành “tính đối lập”. Các tiêu chuẩn tương đối của đẹp và không đẹp, tốt và xấu là kết quả nhận thức của mọi người. Con người sản sinh ra thước đo này đã bóp méo trạng thái tồn tại tự nhiên của vạn sự vạn vật, phá hủy các quy luật tự nhiên.

Ví dụ, người ta đều nói rằng ngọc bích là đẹp, tử sa hồ là tốt, kết quả là mọi người đua nhau tìm kiếm và khai thác, cuối cùng khiến chúng bị cạn kiệt, có người còn vì nó mà làm hàng giả để gạt người. Lấy một ví dụ khác, vây cá mập là một món ăn ngon trên thế giới, vì ăn vây cá mập mà con người hiện nay đã giết hàng trăm triệu con cá mập mỗi năm. Trong những năm gần đây, lượng cá mập giảm nhanh chóng, gây hại cho chuỗi sinh vật biển, một số loài cá mập đang có nguy cơ tuyệt chủng, cuối cùng thì vây cá mập giả đã xuất hiện tràn lan. Những tiêu chuẩn được cả thế giới công nhận, “Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, thiên hạ đều biết thiện là thiện”, ngược lại đã trái với tự nhiên và tạo ra những hậu quả xấu.

Hơn nữa, tính tương đối giữa tốt và xấu lại diễn biến sinh ra tính đối lập, điều này có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến sự cân bằng và hài hòa giữa trời, đất, con người và vạn sự vạn vật. Ví dụ như, nếu một người trong nhóm được khen ngợi, sẽ khiến người khác sinh ra tâm bất bình, thậm chí là đố kỵ, làm tổn thương lẫn nhau. Nếu người này có tâm địa xấu, cố tình dán nhãn phân biệt, thì sẽ khơi mào cho cuộc xung đột, gây xích mích tranh đấu. Khi đã hình thành hai phe đối lập, như vậy sẽ đe dọa đến nhân quyền, bóp méo mối quan hệ hài hòa giữa người với người, hủy hoại nền tảng và trụ cột của xã hội hòa bình.

Do vậy, những gì chúng ta có thể thấy chính là các quan niệm tương đối và mâu thuẫn hình thành do quan niệm về tốt và xấu khác nhau cùng căn nguyên tạo nên xung đột. Vạn vật sinh ra một cách tự nhiên, tương sinh hòa hợp. Cánh nhìn tốt xấu mà con người tự cho là đúng lại thành trở ngại và phá hủy đạo của tự nhiên, cuối cùng trở thành kẻ phá hoại.

“Tên đẹp” và “danh tiếng tốt” tại nhân gian có thể gây tổn hại cho chính mình

Trong “Lão Tử hà thượng công chương cú”, Lão Tử có viết về cảnh giới “tu thân”, đó cũng gọi là đạo để tu thân. Vậy thì, cảnh giới tu thân mà Lão Tử đề cập đến là như thế nào?

“Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, thế là xấu vậy; thiên hạ đều biết thiện là thiện, thế là không thiện vậy”. Hầu hết mọi người đều yêu thích cái đẹp và sẽ khởi tâm theo đuổi cái đẹp; mọi người đều trân trọng danh tiếng của “thiện”, dần dần họ sẽ sinh ra tâm danh và hiển thị. Trong khi cạnh tranh để đoạt lấy thứ đẹp nhất và danh tiếng số 1, nó sẽ khiến người với người phát sinh mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn này sẽ khiến con người luôn cảm thấy lo lắng không yên và dẫn đến mâu thuẫn xã hội. Kết quả là, nó gây ra sự xáo trộn, tranh chấp, phá hủy sự hài hòa hòa hợp, sinh ra những lời ác ý khiến bản thân chịu tổn thương. Đây không chỉ không tu thân, cuối cùng thì cái đẹp và thiện trở nên không còn đẹp và cũng bất thiện rồi.

Và con người trong xã hội càng đòi hỏi “thứ tốt đẹp” thì sự thù địch, cạnh tranh càng gay gắt. Các phương tiện cạnh tranh khác nhau lần lượt xuất hiện, đủ loại tâm tư lợi lần lượt nổi lên sẽ khiến tâm hồn con người chịu ô nhiễm, đạo đức càng ngày càng sa đọa, thế đạo ngày càng suy đồi, người muốn đi trở về thì càng trở nên khó khăn hơn.

Khái niệm về vẻ đẹp cuộc sống thường khiến con người có cảm giác lạc lõng, giống như bài thơ mở đầu trong sách Tam Quốc Diễn Nghĩa có viêt: “Thị phi thành bại đều như mây khói, núi xanh kia còn đó, hoàng hôn đã mấy lần”.

Nhà thơ Vương Chi Hoán thời Đường có viết một câu thơ: “Muốn nhìn xa nghìn dặm/ Phải lên thêm tầng lầu” (Dục cùng thiên lý mục/ Cánh thướng nhất tằng lâu). Ý của thi nhân muốn nói rằng, cảnh giới mỗi người có khác nhau nên cách nhìn xét sự vật hiện tượng cũng không giống nhau. Hơn nữa, cảnh giới của con người là có hạn, do đó nhìn không thấy được an bài của Đấng tạo hóa, không nhìn thấu được sự huyền diệu của đạo tự nhiên, người bình thường sẽ không thể nhìn thấy được cảnh tượng phát triển ở tương lai. Những thứ vốn được cho là đẹp, nhưng tại thời không khác nhau mà nhìn thì nó lại không nhất định là đẹp, ngược lại cũng như thế, ví như “Tái ông mất ngựa”, gặp họa lại được phúc.

Vạn sự vạn vật trên thế gian đều có tính tương hỗ, có chính có phản, những điều này đều hình thành một cách tự nhiên. Trong thế giới tự nhiên, đặc tính chính phản có được ghép thành đôi hay không, cũng có tác dụng phối hợp tự nhiên. Vạn vật sinh ra và hình thành đều do năng lực an bài của Thiên Đạo tự nhiên khởi tác dụng, nó vượt xa nhận thức của con người thế gian.

st

Chốt lại: Nếu nhìn cái gì cũng thấy đẹp (thiện) thì mới thực là đẹp. Cái đẹp ấy từ tâm hồn đẹp ra. Tâm đẹp thì vạn cảnh đều là thiên đường hết. Không còn phân biệt, thoát khỏi nhị nguyên.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v