Chuyển đến nội dung chính

Ngẫm chuyện “cái không” và “cái có”

 Ngẫm chuyện “cái không” và “cái có”

“Ba mươi nan hoa cùng quy vào một cái bánh xe, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Vậy ta tưởng cái ‘có’ có lợi cho ta mà thực ra cái ‘không’ mới làm cho cái ‘có’ hữu ích.” Đây là một đoạn trong chương 11 Đạo Đức Kinh của Lão Tử.

Ngẫm lại về cuộc đời con người, từ khi sinh ra đến lúc chết đi đều cố gắng để đạt được những gì mình muốn – “cái có” – cũng chính là cái vị tư. Con người sống trên đời chỉ vì ba chữ danh – lợi – tình, mà đau khổ phiền não, cuối cùng sinh ra bệnh tật đầy mình, lúc chết đi vẫn còn tiếc nuối. Con người những tưởng “cái có” này sẽ mang đến hạnh phúc cho mình, nhưng thực ra không phải.

Trong tâm mà toàn tham – mong – cầu thì không có hạnh phúc. Điều mang đến hạnh phúc thực sự cho con người chính là sự an nhiên tự tại trong tâm hồn. Tâm vô vi, không mong cầu – chính “cái không” này mới là hạnh phúc lớn nhất của đời người.

Lão Tử viết: “Vạn vật trong trời đất sanh từ có (hữu), (hữu) có sanh từ không (vô). Hữu vô đều từ thiên đạo”. Câu này có thể hiểu là vạn sự vạn vật, đều do Thiên Đạo tạo ra, có hay không đều do Thiên Đạo quyết định. Con người mong cầu điều gì, được mất, thành bại là do Trời định. “Nhân định” sẽ không bao giờ vượt qua được “Thiên định”. Người xưa nhận thức điều này rất rõ, dẫu ở địa vị cao như Hoàng đế thì vẫn là Trời định. Hoàng đế được gọi là chân mệnh Thiên tử, khi ban chiếu chỉ lúc mở đầu đều viết “Thuận Thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết…”

Vận mệnh của con người do trời định, thế nên con người phải hành xử thuận theo thiên ý. Hiểu được quy luật này thì có thể thảng đãng sống những ngày tháng an nhiên tự tại.

Trong Hán tự, chữ “nhân” – 人(người) nếu thêm một chữ “nhất” (一) với hàm nghĩa là Đạo (“Đạo sinh nhất”), sẽ thành chữ “đại” – 大 (to lớn). Người mà có đạo thì sẽ trở nên to lớn vĩ đại. Chữ “đại” – 大 mà thêm một chữ “nhất” nữa thì sẽ thành chữ “Thiên” – 天 (trời). Như vậy “đệ nhất đại” (cái to lớn nhất) chính là “Thiên” . Đạo chính là pháp tắc và quy luật của vũ trụ, nội hàm và ý chỉ của Đạo chính là Thiên ý. Con người phải thuận theo Đạo mà hành xử, thuận theo Thiên ý. Đối với con người mà nói, Thiên ý là điều không thể làm trái.

Lão Tử cũng nói “Hành vô vi chi Đạo” – câu này không phải là không làm gì hết, mà thực ra nghĩa là làm mọi việc một cách vô vi, làm mà không truy cầu mới chính là Đạo. Điều này cũng không phải là làm một cách hờ hững, vô tâm. Vô vi ở đây là không chấp nhất, làm việc gì cũng phải toàn tâm toàn ý, nhưng với một tâm thái thảng đãng, không chấp vào kết quả. Bởi vì người tính không bằng Trời tính nên con người cần hiểu rằng những gì mình có được trong đời đều là do Đức và Nghiệp của mỗi cá nhân tạo thành. Có cái muốn có nhưng không thuộc về ta thì cố gắng đến mấy cũng không có được – là do nghiệp tạo thành, cái thì không cần làm mà lại có một cách dễ dàng – là do đức tạo thành.

Phật gia dạy “Đời người là bể khổ”, làm người là phải chịu khổ. Vậy những khó khăn, khổ nạn trong đời là cái tất nhiên phải “có”. Con người không thể mong cầu khổ nạn không tồn tại, mà cần học cách đối mặt với nó. Nếu dùng tâm thái an nhiên, tĩnh tại để đối mặt với mọi sự thì việc gì cũng sẽ vượt qua một cách dễ dàng. Đây chính là cái tâm vô vi – chính là cái “không”. Dùng cái “không” (tâm vô vi) này để đối mặt với cái “có” (khổ nạn) thì sẽ thực sự thấy được hạnh phúc chân chính của đời người – mới là cái “có” đích thực. Phật gia cũng giảng, mọi việc trên đời đều là huyễn tượng, con người đều không thoát khỏi sinh lão bệnh tử, khi chết đi thì ngay những gì “có” được cũng không thể mang theo. Vậy những mong cầu đó chẳng phải là huyễn tượng còn gì? Đa số người ta vì để đạt được cái huyễn tượng đó mà bất chấp tất cả đạo lý, hại người hại mình, chính là đang tạo nghiệp, đánh mất đi đức đã tích bao đời.

Xã hội ngày càng phát triển thì càng phức tạp, đạo đức trượt dốc hàng ngày. Con người sinh ra là “Nhân chi sơ tính bản thiện”, nhưng lớn lên thì bản tính ban đầu dần bị thay đổi. Nó thuận theo dòng chảy của xã hội mà trở nên ngày càng vị tư, ích kỷ. Dục vọng, ham muốn, ngày càng nhiều hơn. Thậm chí có lúc dục vọng che mờ lý trí, từ thiện thành ác trong phút chốc. Để giữ được cái tâm nguyên sơ trong sáng ban đầu của mình không bị biến đổi thực sự là điều không dễ dàng. Con người vì muốn “có” nhiều hơn mà dần đánh mất cái “không” ban sơ.

Trong chương 1 của Đạo Đức Kinh, Lão Tử nói: “Ai thường không có ham muốn (dục) thì thấy được cái huyền diệu của Đạo, ai ham muốn thì chỉ thấy những cái nhỏ nhặt”.

Cách tốt nhất vẫn là trở về “không”, giữ một tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, dù cuộc đời có nghiệt ngã với mình thế nào tâm vẫn không thay đổi. Đó mới chính là mục đích làm người, cũng chính là hạnh phúc thực sự của đời người. Đại đạo là giản dị nhất. Phật gia cũng giảng về chữ không: vô ngã, vô vi, vô minh, vô thường – không truy cầu, không dục vọng thì mới đạt được “vô”. Một người bình thường nếu hiểu được điều này thì chính là không tu đạo mà đã ở trong đạo rồi.

Vũ trụ vận động không ngừng. Vạn sự vạn vật được sinh ra và phát triển theo quy luật tự nhiên. Trong mọi thứ đều tồn tại cái có và cái không, thái cực có âm và dương, ngũ hành cũng có tương sinh tương khắc, trong con người thì có Phật tính và ma tính, thiện và ác. Có mà không, không mà có, mọi việc đều đang vận động, hoán đổi qua lại, bù trừ cho nhau. Dùng cái không để đối diện với cái có, dùng Thiện để diệt trừ ác – một người thường nếu làm được điều này chính là đã đạt tới cảnh giới của người tu luyện.

Có một câu chuyện kể rằng.

Sư phụ hỏi: “Nếu muốn đun ấm nước nhưng nửa chừng phát hiện củi không đủ, con sẽ làm thế nào?”

Một đệ tử nói: “Con sẽ đi tìm”. Một đệ tử đáp: “Con đi mượn tạm cho nhanh”. Một đệ tử khác nói: “Là con, con sẽ đi mua”.

Sư phụ mỉm cười hỏi: “Thế sao các con không đổ bớt nước đi?”.

Làm người thì sống phải biết đủ, biết trân quý những gì có được. Bằng lòng với cái mình “có”, “không” truy cầu nhiều hơn, thì mới “có” được hạnh phúc thực sự. Đơn giản đây chính là Đạo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v