Tuân Tử: Ngựa dù kém cũng lập được công nhờ đi mãi không dừng
Sách “Tuân Tử. Khuyến học” viết rằng: “Nô mã thập giá, công tại bất xá”, tức là ngựa kém kéo xe đi trong mười ngày cũng lập công được nhờ vào chỗ đi mãi không từ bỏ. Câu nói này khuyên con người rằng cần cù có thể bù đắp được một số điểm yếu về năng lực. Cho dù một người có kém một chút về năng lực nhưng mỗi ngày đều chăm chỉ cố gắng không ngừng thì vẫn có thể đạt được mục tiêu của mình.
Thời xưa, cổ nhân thường dùng “lương mã”, “tuấn mã” đến ví với những người có tài hoa xuất chúng. Trong “Trang Tử. Thu thủy” viết rằng: “Kỳ kí hoa lưu, nhất nhật nhi trì thiên lý“, tức là lương mã, tuấn mã một ngày chạy ngàn dặm. Còn “nô mã” (ngựa kém) là con ngựa không thể chạy nhanh, thường gọi là “liệt mã” (ngựa tồi), được ví với những người kém cỏi về năng lực.
Ngựa kéo xe một ngày gọi là nhất giá, thập giá tức là lộ trình kéo xe trong mười ngày. Ngựa tốt một ngày có thể chạy ngàn dặm, ngựa kém tuy rằng chạy chậm, nhưng cố gắng tích lũy trong mười ngày thì cũng có thể chạy được một ngàn dặm giống như ngựa tốt. Ngựa dẫu tốt thế nào đi nữa, chỉ chạy một bước, thì cũng không bằng ngựa kém nỗ lực chạy.
Trong câu nói của Tuân Tử, ông không chú trọng vào tốc độ, và cũng không xem trọng sự cạnh tranh, mà Tuân Tử muốn nhấn mạnh học tập cần phải kiên trì lâu dài, cố gắng không bỏ cuộc, kiên định tiến đến mục tiêu. Trong học tập cũng như trong hành trình cuộc đời, nếu như đã lựa chọn mục tiêu của mình rồi thì cho dù chúng ta chỉ là một con ngựa bình thường đi nữa, chỉ cần chúng ta cố gắng tích lũy công sức kéo xe trong mười ngày, trăm ngày, trăm ngàn ngày… thì chúng ta vẫn có cơ hội đạt được mục tiêu.
Âu Dương Tu được xem là người đứng đầu trong giới văn học thời Bắc Tống. Ông vô cùng hiếu học và thận trọng, lại có lòng kiên trì quyết tâm cao, không dễ dàng bỏ cuộc.
Cha của Âu Dương Tu mất sớm, lúc nhỏ gia đình ông rất nghèo, mẹ ông phải rải vôi xuống dưới đất, lấy ngọn cỏ lau để làm bút viết dạy u Dương Tu học chữ. Cùng với sự kiên trì nhẫn nại dạy bảo của mẹ, u Dương Tu cũng siêng năng chăm chỉ học tập. Đến năm 20 tuổi, danh tiếng của u Dương Tu đã được truyền đi khắp nơi, văn chương của ông nổi tiếng khắp thiên hạ.
Mặc dù có tư chất thông minh, nhưng u Dương Tu không vì thế mà bê trễ học tập. Trong quá trình học sáng tác văn chương, u Dương Tu đã thể hiện ra sự chăm chỉ rất lớn. Sự tiến bộ thần tốc của ông khiến mọi người đều kinh ngạc. Trong cuốn “Tương Sơn Dã Ký” có ghi chép về chuyện này như sau:
Lúc u Dương Tu còn trẻ từng ở tại Lạc Dương. Lúc đó tại địa phương, vì các quán trọ không đủ dùng nên vị quan đứng đầu ở Lạc Dương là Tiền Duy Diễn đã cho xây thêm một quán trọ mới, đặt tên là Lâm Viên. Khi Lâm Viên hoàn thành, ông tìm ba nhân tài xuất chúng của thời bấy giờ là Tạ Hi Thâm, Doãn Sư Lỗ và u Dương Tu viết một bài văn để chúc mừng quán trọ khai trương.
Ba người đều viết bài văn của mình trong đêm. Bài văn của Tạ Hi Thâm chỉ có 500 chữ, u Dương Tu viết hơn 500 chữ, còn Doãn Sư Lỗ chỉ dùng có 380 chữ viết thành bài Lâm Viên Ký. Bài văn của Doãn Sư Lỗ sử dụng ngôn từ súc tích mà lại đủ ý, tường thuật đầy đủ, trích dẫn điển cố, kết cấu văn chương có phép tắc.
Sau khi Tạ Hi Thâm và u Dương Tu xem xong bài văn của Doãn Sư Lỗ thì chỉ muốn đem bài văn của mình giấu đi mà thôi, trong lòng cảm thấy rất xấu hổ, cũng thấy mình kém cỏi. Nhưng u Dương Tu không vì vậy mà nản lòng, cũng không từ bỏ việc nâng cao khả năng sáng tác của bản thân mình. Vậy là một mình ông mang rượu đi thỉnh giáo Doãn Sư Lỗ, cả đêm đều hỏi Doãn Sư Lỗ về việc phải làm sao để viết ra một bài văn hay.
Doãn Sư Lỗ không chút che giấu mà rất nhiệt tình, thẳng thắn nói với u Dương Tu: “Văn chương của ông có cách điệu cao, tuy nhiên, về bố cục phát triển thì có hơi yếu một chút, câu từ chưa đủ súc tích và tinh tế”.
u Dương Tu nghe xong lời chỉ bảo của Doãn Sư Lỗ, tâm trạng phấn chấn trở lại. Ông nhớ kỹ những điểm quan trọng, rồi ngay lập tức kiên trì viết ra một bài văn mới. Trong bài văn lần này, ông sử dụng số chữ ít hơn bài văn của Doãn Sư Lỗ 20 chữ, từng từ từng chữ giống như châu ngọc, muốn tăng hoặc giảm bất cứ một chữ nào cũng khó, thể hiện được màu sắc tinh tế mà lại súc tích trong văn chương.
Sau lần đó, Doãn Sư Lỗ nói với mọi người: “Âu Dương Tu tiến bộ rất nhanh, thực sự là một ngày đi ngàn dặm!”.
Nhận xét
Đăng nhận xét