Chuyển đến nội dung chính

Cổ nhân dạy “Đối mặt với sự sỉ nhục, đối xử bất công mà vẫn nhẫn”: Đây mới là người làm nên đại sự

 Cổ nhân dạy “Đối mặt với sự sỉ nhục, đối xử bất công mà vẫn nhẫn”: Đây mới là người làm nên đại sự

Cổ nhân dạy “Đối mặt với sự sỉ nhục, đối xử bất công mà vẫn nhẫn”. Lão Tử thường giảng rằng “Đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, đại xảo nhược chuyết”. Câu này có nghĩa rằng, kẻ đại trí trông như ngu đần, kẻ đại dũng nhìn như khiếp sợ trong khi kẻ không khéo trông lại như vụng về.

Những người có tài thực sự thường sẽ không để lộ tài năng ra bên ngoài. Năng lực của họ giống như châu ngọc, không hiển thị để làm người khác lóa mắt. Vẻ ngoài nhu nhược, nhìn có vẻ là ngốc nghếch nhưng lại ẩn chứa tâm rộng như biển cả, nội lực thâm hậu và vô cùng phi thường.

Phải là những người có đức Nhẫn cao, trí huệ lớn mới có thể ẩn giấu được tài năng của mình. Người xưa cho rằng “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”. Tuy nhiên, con người hiện đại thường làm điều ngược lại. Họ cho rằng bản thân cần phải thể hiện được cái tôi mạnh mẽ, khoe khoang năng lực để mưu cầu tiến thân. Kỳ thực là họ đang chạy theo lợi ích, tham lam hư vinh nhưng không nghĩ đến lập Đức. Chính vì thế, mỗi khi gặp mâu thuẫn hay đứng trước cám dỗ, họ thường không thể nhẫn được.

Câu chuyện về hòa thượng Đại Hưng đức cao, nhẫn nhịn được trước tủi nhục

Hòa thượng Đại Hưng vốn là một người lương thiện, có tấm lòng khoan dung rộng lớn và sống nhân từ, cả đời chịu đựng gian khổ để tu hành. Dưới chân núi Cửu Hoa, có một thiên kim tiểu thư của một gia đình đông con, cha mẹ cũng đã đính ước gả cho một gia đình vô cùng giàu có.

Tuy nhiên, 3 năm trước khi diễn ra hôn lễ, cô đột nhiên hạ sinh hạ sinh một đứa trẻ. Không chồng mà có con, cha mẹ cô vô cùng tức giận. Khi hỏi han câu chuyện, cô gái trẻ tức tưởi trong nước mắt: “Khi con lên tư viện núi Cửu Hoa dâng hương đã bị hòa thượng Đại Hưng làm ô nhục, cuối cùng sinh ra đứa bé này”.

Người cha nghe xong liền hỏa khí bốc lên. Ông vô cùng phẫn nộ và đưa người lên núi Cửu Hoa, sau đó đánh cho hòa thượng Đại Hưng một trận. Trước khi trở về, ông còn để đứa trẻ ở lại chùa. Dù thế, hòa thượng Đại Hưng vẫn vô cùng bình tĩnh, không giải thích nửa lời. Ông nhận đứa trẻ trong tay rồi nói “Thiện tai! A Di Đà Phật!”

Từ đó trở đi, hòa thượng Đại Hưng vốn đức cao vọng trọng đã thanh danh lụi bại chỉ trong phút chốc. Đi đến đâu, vị hòa thượng này cũng bị mọi người chế giễu và sỉ nhục. Tuy nhiên, hòa thượng vẫn không hề để tâm, ngày ngày đều xuống núi để xin sữa cho đứa bé. Mặc những lời chế giễu và lăng mạ của mọi người, ông không hề động tâm và chỉ chuyên tâm nuôi dạy đứa trẻ sao cho tốt, trở thành một người tử tế.

Cứ như vậy, chẳng mấy chốc 3 năm đã trôi qua, cô gái kết hôn với người đàn ông từng đính ước trước đó. Đêm đại hôn, người đàn ông hỏi tung tích đứa trẻ, cô gái mới khóc lóc kể lại đầu đuôi sự việc. Ngay hôm sau, hai vợ chồng đã bái kiến cha mẹ chồng và kể cho họ nghe về đứa trẻ, cũng chính là cháu ruột của họ. Lúc về nhà ngoại, hai vợ chồng cũng kể lại mọi chuyện, cha cô gái nghe xong vô cùng sửng sốt và hối hận.

Sau đó, cha mẹ hai bên cùng hai vợ chồng đến núi Cửu Hoa để tạ tội với hòa thượng Đại Hưng. Hòa thượng chỉ mỉm cường, sau đó dẫn đứa trẻ đến trước mặt họ và nói “Thiện tai! A Di Đà Phật!”.

Có thể thấy, nhẫn là cảnh giới trí huệ tinh thần cao nhất giúp con người làm nên đại sự. Nhẫn nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Nếu muốn nhẫn một cách vững vàng sẽ cần phải có quá trình tu dưỡng và nỗ lực tu hành.

Đại tướng quân Hàn Tín chịu nhục để chui háng

Điển cố “Hàn Tín chịu nhục chui háng” là minh chứng lịch sử rõ ràng nhất cho bậc đại trí nhược ngu. Vào thời đó gia cảnh bần cùng, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, thế nhưng Hàn Tín luôn đặt chí hướng ở nơi cao xa. Vốn là một người luyện võ, ông còn thường xuyên mang bên người một thanh bảo kiếm.

Khi ấy, trong thành Hoài  m có một kẻ vô lại, đó là con trai của một người đồ tể. Điều đáng nói, kẻ vô lại này vô cùng ngang ngược, thường xuyên bắt nạt người khác. Một lần, kẻ này vì muốn hạ nhục Hàn Tín mà chặn ông ở nơi đông người. Kẻ vô lại này nói: “Ngươi mang kiếm làm gì? Có dám giết người hay không? Nếu dám thì chặt đầu ta xem, còn nếu không dám thì phải chui háng ta mà đi”.

Đối mặt với sự khiêu khích đột nhiên xuất hiện này, Hàn Tín đã không hề sợ hãi nhìn thẳng vào mắt của kẻ vô lại thật lâu. Cuối cùng, thần sắc của ông không hề thay đổi, ông thật sự đã chui qua háng của kẻ vô lại này mà đi qua. Nếu như khi đó, Hàn Tín lấy đầu kẻ vô lại bằng thanh bảo kiếm của mình, ông sẽ không phải chịu nỗi ô nhục khi chui dưới háng của hắn. Tuy nhiên, ông đã nhẫn chịu nỗi nhục này để có thể tránh lấy đi một mạng người.

Nếu như so sánh với chí hướng cao xa, trong lòng ôm hoài bão lớn, những việc vô duyên vô cớ sẽ trở thành không đáng kể. Những người mong muốn làm nên đại sự ắt hẳn phải có tâm đại nhẫn, có tĩnh khí. Hàn Tín là người đã làm được điều này.

Từ cổ chí kim, bậc Đế vương luôn bởi đại nhẫn mà có được thiên hạ, tướng lĩnh vì đại nhẫn mà phát triển được lâu dài, thương nhân vì đại nhẫn mới có thể giàu sang phú quý, người thường vì đại nhẫn mà nhận về tri kỷ. Sau này, Hàn Tín đã trở thành đại tướng quân của Hán Cao Tổ Lưu Bang, là cánh tay đắc lực giúp ông sáng lập triều Hán. Công lao vĩ đại của Hàn Tín đối với triều Hán đã chứng minh một điều quan trọng rằng: ông là một bậc đại trí.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ý nghĩa “Nhất mệnh – Nhì Vận – Tam Phong Thuỷ – Tứ Âm Phúc – Ngũ Tri thức”

  Theo quan niệm của những sách cổ học thuật số Phương Đông xưa có câu: “Nhất mệnh, nhì vận, tam Phong Thuỷ, tứ âm phúc, ngũ tri thức”. Câu này ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là số mệnh là yếu tố quyết định toàn cục cuộc đời của một con người, tiếp đến là ảnh hưởng của thời vận, thứ ba là ảnh hưởng của phong thủy. Nói cách khác, số mệnh và sinh ra gặp thời là yếu tố tiền định thuộc tiên thiên; phong thủy là hậu thiên, được quyết định bởi hành vi của đương số và sự điều chỉnh môi trường sinh sống. Ngay từ lúc con người sinh ra đã được trời ban cho một “Số mệnh”, từ trong “mệnh” đó sẽ diễn sinh ra “vận” để chi phối cuộc sống sau này. Mệnh là sinh ra đã có sẵn, không thuộc phạm vi khống chế của bản thân, ví dụ như xuất thân, tướng mạo, cá tính, số lượng anh chị em,…, đó chính là “số mệnh” tiên thiên không thể thay đổi được, nên người xưa bình thản tiếp nhận và chấp nhận sống chung với nó. Căn cứ vào lý luận của Tử Vi Đẩu số, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc,… cuộc đời thực tế của con người là được hình

Cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên

  Có những thứ ở trên đời nếu thuộc về bạn, thì cuối cùng sẽ là của bạn; ngược lại, thứ không phải của bạn, thì dù có cố tranh giành nó cũng sẽ tự rời xa… Trong tình yêu cũng thế, bạn phải hiểu, thứ bạn yêu không phải đoạn thời gian kia, không phải người ấy khiến bạn nhớ mãi không quên, cũng không phải yêu cái khoảng thời gian đã từng trải qua, bạn yêu chỉ là cái phần non trẻ nhưng vẫn chấp mê bất ngộ của chính mình. Hãy học cách bình thản với đời, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc. Mặc kệ mọi người trên thế giới nói gì, ta đều nhận thức việc làm của bản thân mình mới là đúng đắn Cuộc sống của chúng ta, không phải vì lấy sự ưa thích của người khác mà tồn tại, chúng ta là tự do tự tại, không cần phải đòi hỏi ai yêu thích mình, có thể vui vẻ mà lưng đeo đại địa, mặt hướng trời xanh. Chỉ cần bạn hiểu được điều này, gông xiềng đã bị phá bỏ, bạn có thể tự do mà hít thở. Nếu như đứng trước người mà bạn yêu mến, điều bạn cần làm là bày tỏ lòng mình; nếu bạn kết hôn với một người, bạn

Ai rồi cũng sẽ đổi thay, chỉ là nhanh đến mức choáng váng, hoặc là chậm đến mức không nhận ra

  Nếu một ngày nào đó, người mà bạn cho là rất rất quan trọng, chỉ nhìn bạn với ánh mắt vô hồn và im lặng kể cả khi bạn có rất nhiều điều muốn nói. Nếu như trong khoảnh khắc chông chênh đó, bạn cũng chọn lấy cách im lặng. Vậy thì dấu hiệu đầu tiên của sự đổi thay đã xuất hiện. Khi mới bắt đầu, ai cũng đều kinh ngạc cho những điều không dễ dàng thay đổi. Đến khi trưởng thành, có chăng cũng chỉ là quen với việc giấu đi cảm xúc, giấu nhẹm đi những hụt hẫng khi niềm tin lại rơi mất. Và rồi sẽ có một ngày nào đó, ngày của hôm qua gần tựa như cơn mơ, nhạt nhòa. Rồi ai cũng sẽ thay đổi. Cuộc sống đó là một vòng luân chuyển. Ánh sáng bóng tối thay phiên nhau. 4 mùa xuân hạ thu đông cũng lần lượt sẽ thay đổi cho nhau. Vốn dĩ không có cái gì sẽ đứng yên tại một chỗ. Và ngay bản thân ta lớn lên cũng phải chấp nhận rằng trái đất cũng di chuyển vậy thì làm gì có khái niệm mãi mãi. Thứ có thể mãi mãi tồn tại đó chính là kỷ niệm, bởi nó là một phần ký ức của ta chẳng thể xóa nhòa. Một đôi giày, lúc v